Biển Java – nghĩa địa của những trận chiến hải quân khốc liệt thời Thế chiến II
Biển Java, nơi chiến dịch tìm kiếm quy mô lớn đang được tiến hành đối với chiếc máy bay QZ8501 của hãng hàng không AirAsia, cũng là nghĩa địa của những trận chiến hải quân lớn nhất thời Thế chiến II.
Chiếc máy bay QZ8501 đã mất liên lạc khi bay qua biển Java ngày 28/12.
Các xác tàu cũ, từ các trận chiến hay các thảm họa thời bình, đôi khi đã gây ra những thông tin sai lệch cho các cuộc tìm kiếm hiện đại.
Quan chức S.B. Supriyadi từ Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn quốc gia của Indonesia ngày 2/1 cho biết cuộc tìm kiếm chiếc máy bay của AirAsia đã phát hiện một cấu trúc bằng kim loại nhưng thông tin này sau đó được chứng minh là không liên quan tới QZ8501, “có thể là một con tàu bị chìm”.
Mặc dù không có khả năng đó là một tàu chiến cũ nhưng biển Java từng là nơi chứng kiến thất bại thảm khốc của hải quân đồng minh trước các lực lượng đế quốc Nhật thời Thế chiến II.
Trong trận chiến trên biển Java ngày 27/2/1942, một lực lượng phối hợp của các tàu Hà Lan, Mỹ, Anh và Úc đã hứng chịu thất bại nặng nề, để mất 5 tàu và 2.300 thủy thủ trong khi phía Nhật chỉ bị hư hại một tàu khu trục và mất 36 người.
Một trận chiến thứ 2 của các lực lượng Mỹ và Anh vào ngày 1/3/1942 đã khiến 3 tàu chiến của quân đồng minh bị đánh đắm, với một tàu khu trục của Nhật bị hư hại.
Các xác tàu từ các trận chiến thời Thế chiến II này vẫn nằm dưới đáy biển Java và không còn xa lạ với các thợ lặn.
Hồi tháng 8 năm ngoái, các nhà khảo cổ học của hải quân Mỹ, hợp tác với các thợ lặn của hải quân Indonesia, đã nhận dạng được một tàu là tàu tuần dương USS Houston, vốn bị chìm trong trận chiến trên Eo biển Sunda vào năm 1942.
Hải quân Mỹ cho biết, con tàu, có biệt danh là “Bóng ma của bờ biển Java”, là nơi yên nghỉ cuối cùng của 650 thủy thủ và các lính thủy quân lục chiến.
Trong trận chiến tại eo biển Sunda vào ngày 1/1/1942, Houston và tàu tuần dương Úc HMAS Perth đã bị đánh chìm trong khi chiến đấu với một lực lượng vượt trội của Nhật.
Các mảnh vỡ và thi thể nạn nhân được tìm thấy trên biển Java, gần nơi máy bay QZ8501 mất liên lạc.
Video đang HOT
Sau khi tử trận, thuyền trưởng của tàu Houston đã nhận được Huân chương danh dự vì sự hi sinh to lớn.
Vào tháng 11/2013, các nhà nghiên cứu Indonesia cũng đã có một phát hiện bất ngờ về điều được tin là một tàu ngầm của Đức bị ngư lôi đánh chìm ngoài khơi Java trong Thế chiến iI.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, xác tàu – vốn chứa ít nhất 17 bộ hài cốt – là chiếc U-168, vốn đã thành công trong việc đánh chìm vài tàu của quân đồng minh trước khi bị một tàu ngầm Đức đánh đắm năm 1944.
“Đây là một phát hiện chưa từng có, vốn sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về những gì từng xảy ra tại biển Java trong Thế chiến II”, Bambang Budi Utomo, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Trung tâm khảo cổ quốc gia vốn tìm thấy con tàu, cho biết khi đó.
Ngoài các bộ hài cốt, các đĩa ăn có hình chữ thập ngoặc, ắc-quy, ống nhòm và một chai dầu tóc cũng được tìm thấy trong xác con tàu đắm.
Nhật Bản đã chiếm đóng Indonesia trong Thế chiến II, vốn khi đó vẫn được biết tới tên gọi thời là Đông Ấn thuộc Hà Lan. Tokyo và Berlin và các đồng minh trong Thế chiến II.
Theo Dantri/AFP
Trục vớt 22 thi thể, thời tiết xấu cản trở tìm kiếm máy bay AirAsia
Tính đến chiều tối 2/1, có 22 thi thể nạn nhân trên chuyến bay xấu số QZ8501 đã được trục vớt. Hiện công tác tìm kiếm vẫn đang được tiến hành bất chấp điều kiện thời tiết mỗi lúc một xấu đi.
Các thi thế được trực thăng Seahawk của Mỹ chở từ địa điểm tìm kiếm trở về Pangkalan Bun
Trang tin Detik dẫn lời Giám đốc điều phối hoạt động của Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn quốc gia Indonesia (Basarnas) Marsma Supriyadi cho hay tính đến 16h20 chiều nay 2/1, lực lượng cứu nạn đã tìm thấy 22 thi thể nạn nhân trên chuyến bay xấu số QZ8501.
"Hiện chúng tôi đã trục vớt 22 thi thể và con số này đang tiếp tục tăng. Trong số đó, 2 nạn nhân đã được đưa về Surabaya, 10 thi thể đang được bảo quản ở Pangkalan Bun, còn 4 thi thể khác đang nằm trên chiến hạm USS Sampson của Mỹ", ông Supriyadi thông báo trong buổi họp báo chiều nay 2/1 tại Pangkalan Bun, Trung Kalimantan.
Theo Detik, trong số 22 thi thể nêu trên, có 4 người đã được xác định danh tính, đó là bà Hayati Lutfiah Hami đã được chôn cất hôm qua, tiếp viên hàng không Khairunisa Haidar Fauzi và 2 người khác là Grayson Linaksita Herbert và Kevin Alexander Sutjipto.
Trang CNA cho hay lực lượng cứu hộ đang di dời thi thể 10 nạn nhân đang từ Pangkalan Bun về Surabaya.
Thi thể của 10 nạn nhân xấu số trên chuyến bay QZ8501 được dời từ Pangkalan Bun về Surabaya
Trang CNA cho hay công tác nhận dạng các nạn nhân đang gặp nhiều khó khăn bởi dấu vân tay không thể giúp đưa ra kết luận chắc chắn khi các thi thể này đã bị ngâm trong nước biển quá lâu. Hiện các gia đình nạn nhân đang cung cấp thêm các thông tin cùng đặc điểm nhận dạng của các thi thể được vớt lên từ biển Java.
Trong một cuộc họp báo chiều nay, cảnh sát Indonesia cho biết 3 thi thể đã được nhận dạng.
Sáng nay 2/1, lực lượng tìm kiếm đã khoanh vùng "Khu vực khả dĩ nhất có thể tìm thấy xác máy bay" với diện tích 5.400 km2 với chiều dài hơn 83 km và chiều rộng khoảng 65km.
Trong ngày tìm kiếm thứ 6, có trên 30 tàu, khoảng 20 máy bay đã được huy động tham gia công tác tìm kiếm và trục vớt. Chiều nay, 2 máy bay của Nga cùng 72 nhân viên cứu hộ mạng theo nhiều thiết bị dò tìm bằng sóng diêu âm cùng các đồ nghề hỗ trợ tìm kiếm dưới nước khác đã có mặt tại Indonesia.
Tàu hải quân JS Ohnami và JS Takanami của Nhật Bản chiều nay cũng đã tới hiện trường tìm kiếm và trục vớt chiếc máy bay AirAsia gặp nạn.
Thời tiết xấu khiến "cuộc đua với thời gian" càng trở nên cam go
Hiện lực lượng tìm kiếm đang chạy đua với thời gian và thời tiết bởi thời gian tìm kiếm càng kéo dài, sẽ có thêm nhiều thi thể phân hủy và thêm mảnh vỡ bị phân tán. Trong ngày hôm nay, thời tiết chuyển biến theo hướng xấu gây cản trở công tác trục vớt thi thể và tìm kiếm hộp đen, khiến cuộc đua với thời gian càng trở nên cam go.
Thời tiết quá xấu đang gây cản trở cho công cuộc tìm kiếm.
Từ 7 đến 9h sáng tại khu vực tìm kiếm và trục vớt chiếc máy bay AirAsia, gió mạnh và mưa giông đã giới hạn tầm nhìn đến mức các con tàu phải hú còi 2 phút 1 lần để không đâm vào tàu khác. Sáng nay, lịch trình tìm kiếm của một máy bay trực thăng Super Puma vào 8h sángđã bị hoãn do điều kiện thời tiết quá xấu.
Trong hoàn cảnh ấy, Tư lệnh hải quân hoàng gia Malaysia Abdul Aziz Jaafar cho hay tàu hải quân Malaysia KD Pahang và nhiều tàu khác "vẫn cương quyết bám trụ" trong chiến dịch tìm kiếm dù biển động dữ dội và gió mạnh lên đến 76 km/h.
Vào buổi trưa, thời tiết hiện trường tìm kiếm đã cải thiện đáng kể khi trời quang, ít mây và sóng biển còn khoảng 1m (mức độ 3). Trang CNA cho biết thời tiết xấu vẫn gây trở ngại cho công tác tìm kiếm các mảnh vỡ của máy bay QZ8501.
Bên cạnh đó, các chuyên gia dự đoán thời tiết cuối ngày sẽ xấu đi với sóng ở mức 5 hoặc 6 đi kèm với mưa rào.
Tưởng niệm những nạn nhân xấu số
Sáng nay, tang lễ đầu tiên của nạn nhân đầu tiên trên chuyến bay QZ8501 đã được tổ chức tại thành phố Surabaya trong sự thương tiếc và đau xót vô hạn của bạn bè, người thân.
Buổi lễ cầu nguyện vào thứ sáu tại một nhà thờ gần trung tâm khủng hoảng ở Surabaya.
Trưa nay, tại một nhà thờ gần trung tâm khủng hoảng của sân bay Juanda ở thành phố Surabaya, người dân đã tổ chức một buổi lễ cầu nguyện cho các nạn nhân trên chuyến bay gặp nạn.
Một tàu hải quân Indonesia đã cập cảng Kumai để cho các thuyền viên lên bờ tham gia vào buổi lễ cầu nguyện trong ngày thứ Sáu.
Cờ Indonesia được treo rủ tại trụ sở chính quyền tại Pangkalan Bun
Trang CNA cũng cho hay trong chiều 2/1, tại trụ sở chính quyền Pangkalan Bun, quốc kỳ Indonesia đã được treo rủ để tưởng niệm hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay AirAsia gặp nạn ngày 28/12.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
QZ8501 đáp an toàn trên biển nhưng bị bão nhấn chìm? Trang Daily Mail dẫn lời một chuyên gia hàng không đưa ra giả định rằng cơ trưởng chuyến bay QZ 8501 của hãng AirAsia có thể đã thực hiện thành công cú hạ cánh khẩn cấp trên mặt biển, nhưng có thể sóng biển quá cao đã nhấm chìm chiếc phi cơ. Chuyên gia hàng không Dudi Sudiby cho rằng cơ trưởng giàu...