“Biến hóa” gà chết, gà bệnh đưa ra thị trường tiêu thụ
Lúc 10 giờ ngày 29/5, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ, Công an huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đã bắt quả tang hai cơ sở giết mổ tại xã Gia Kiệm đang “biến hóa” gà chết, gà bị dịch bệnh sau đó đưa ra thị trường tiêu thụ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Qua kiểm tra tại cơ sở giết mổ do ông Trần Minh Phước (sinh năm 1969, trú tại ấp Đông Kim, xã Gia Kiệm) làm chủ, lực lượng Cảnh sát điều tra đã phát hiện một lượng lớn gà, vịt chết đang vứt ngổn ngang bốc mùi hôi thối. Tiếp tục kiểm tra, lực lượng chức năng còn phát hiện hai tủ đông đang đựng khoảng 58kg thịt gà, vịt đã qua giết mổ chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ.
Cùng thời điểm trên, một tổ trinh sát của Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ, Công an huyện Thống Nhất đã ập vào cơ sở giết mổ do bà Nguyễn Thị Kim Dung làm chủ, tại ấp Đông Kim, xã Gia Kiệm. Tại đây lực lượng Công an đã phát hiện số lượng lớn gà vịt đã chết và còn sống nằm lẫn lộn với trọng lượng khoảng 64kg.
Làm việc với cơ quan Công an, cả hai cơ sở giết mổ trên khai nhận hàng ngày họ đi thu gom mua gà chết và gà bị bệnh tại các trang trại trong khu vực, sau đó đưa về làm thịt và bán lại cho các hộ nuôi cá sấu, trăn.
Video đang HOT
Hai cơ sở trên khai nhận đã hoạt động từ đầu năm 2011 đến nay.
Trong khi đó, nhiều người dân trong khu vực cho biết, sau khi đi mua gà chết và bị bệnh về, những cơ sở này giết thịt, cấp đông vào tủ sau đó bán lại cho các quán ăn.
Toàn bộ số gà vịt của hai cơ sở trên đều không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, giấy kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và giấy phép kinh doanh. Cơ quan công an đã lập biên bản vi phạm hành chính, đồng thời tịch thu số gà trên đưa đi tiêu huỷ theo quy định./.
Theo TTXVN
Xâm nhập "thánh địa" gia cầm lậu
Những ngày cận Tết, xe chở gia cầm lậu không rõ nguồn gốc từ các tỉnh miền Tây ồ ạt đổ vào TPHCM.
Trên các tuyến đường dẫn vào thành phố, hàng ngày có hàng trăm lượt xe gắn máy chở gia cầm phóng ào ào. Với hai túi xách lớn hai bên, mỗi chuyến xe máy có thể vận chuyển hơn 100 con gia cầm.
Hành trình xâm nhập
Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Bình Chánh, quận 12 và quận Tân Bình là khu vực nhiều địa điểm buôn bán trái phép gia cầm nhất. Hàng ngày, gia cầm được các thương lái gom về tập trung tại các điểm ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An, từ đó theo xe về TP.HCM.
12 giờ trưa 24-1, chúng tôi có mặt tại tỉnh lộ 10 sát KCN Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh). Hàng chục xe gắn máy phóng như bay trên đường hướng về quận Tân Bình. "Cứ trưa hàng ngày là họ chạy để tránh các trạm kiểm dịch và CSGT. Ban đêm còn rầm rộ hơn nữa" - một người dân cho biết.
Đường Nguyễn Văn Linh và đường Phạm Hùng thuộc quận 7 cũng là "thánh địa" của gia cầm lậu. Tại đây từng lồng gia cầm lớn được bày bán công khai bên vệ đường, tấp nập người mua kẻ bán. Người bán luôn miệng mời chào với đảm bảo là gà vườn, vịt chạy đồng được nhà nuôi (!?).
Nhưng khi hỏi có giấy kiểm dịch động vật không thì tất cả người bán đều không trả lời được. "Không mua thì thôi, hỏi nhiều làm gì", nhiều người bán hàng bực bội.
Một địa chỉ khác tồn tại trong một thời gian dài là chợ gia cầm ngay trước UBND xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh. Hàng chục hộ buôn bán gia cầm công khai nhưng chính quyền xã không hề can thiệp.
Hình ảnh kinh hoàng ở một lò giết mổ gia cầm ở khu vực cầu Trường Đai
Vào lò mổ... lậu
Theo tìm hiểu của PV, gà, vịt được vận chuyển lậu vào TP.HCM đều có nguồn gốc từ các tỉnh vùng ĐBSCL, hầu hết không có bất cứ một giấy chứng nhận nào về nguồn gốc xuất xứ hay kiểm dịch.
Tình trạng buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc càng nguy hiểm hơn khi nó được chế biến tại các lò mổ chui. Xâm nhập một lò mổ tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, chúng tôi cảm thấy rợn người với cảnh giết mổ tại đây.
Mỗi ngày cơ sở này giết thịt gần 1.000 con gia cầm. Hàng trăm con gà, vịt nằm la liệt khắp nơi, sống có, chết có nằm lẫn lộn nhau. Tiết cắt ra được cho vào một cái xô dưới đất, ngay cạnh dòng nước thải đổ ra kênh. Lông gà, vịt bay tứ tung và vương vãi khắp nơi.
Tại một lò mổ khác thuộc khu vực cầu Trường Đai, giáp ranh quận Gò Vấp và quận 12, tình trạng cũng không khá hơn. Trong những căn phòng bé xíu, hơn 10 người phụ nữ thay nhau cắt tiết, nhổ lông... Xô, chậu dùng để rửa chứa đầy nước có màu vàng, bốc mùi khó chịu.
Theo Dân Việt
Đột nhập 'tổng hành dinh' gà chết cho hàng cơm Cách Hà Nội chừng 20km, chợ gà lớn nhất Thủ đô hằng ngày vẫn buôn bán tấp nập. Tại đây, gà sắp chết được bẻ quặt cho chết, gà yếu cũng được vội vàng cắt tiết và nhanh chóng chuyển về nội đô bán cho các nhà hàng, tiệm ăn hay các quán cơm bình dân. Đột nhập chợ gà lớn nhất miền...