Biển Hoa Đông dậy sóng khi Nhật Trung liên tục tập trận
Căng thẳng tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông đang có các dấu hiệu leo thang nguy hiểm khi Nhật Bản và Trung Quốc liên tục tổ chức tập trận.
Trong khi Nhật Bản lần đầu tiên đưa khoa mục bảo vệ và tái chiếm đảo xa vào cuộc tập trận thường niên lớn nhất mang tên “Hỏa Lực” thì Trung Quốc cũng quyết liệt không kém khi thông báo tập trận chung hải quân, không quân với các tình huống đối đầu trực diện trên không phận Hoa Đông.
Máy bay Nhật Bản tuần tra ở Senkaku/Điếu Ngư (Ảnh: Reuters)
Theo truyền thông Nhật Bản, hàng chục xe tăng, trực thăng vũ trang cùng với các đơn vị thiện chiến nước này ngày 19/8 đổ bộ xuống một địa điểm tại chân núi Phú Sỹ, phô diễn sức mạnh của các trang thiết bị vũ khí và chiến thuật trong khoa mục tái chiếm một hòn đảo xa xôi trên biển Hoa Đông. Cuộc tập trận năm nay kéo dài đến ngày 24/8 với sự tham gia của 2.300 binh sỹ với hàng chục máy bay, xe tăng và nhiều trang thiết bị quân sự khác.
Mặc dù trong thời gian gần đây, quân đội Nhật Bản thường xuyên diễn tập bảo vệ hoặc tái chiếm đảo xa nhưng đây là lần đầu tiên khoa mục này trở thành một phần quan trọng trong cuộc tập trận thường niên lớn nhất nước này. Đây cũng là sự phản ánh rõ nét động thái chuyển dịch quan trọng trong chiến lược quốc phòng của Nhật Bản sau quyết định mở rộng vai trò quân đội cả trong và ngoài nước của Chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe hồi tháng trước.
Bên cạnh tăng cường khả năng phòng thủ đảo xa, trong chiến lược quốc phòng mới của mình, Nhật Bản cũng thay đổi ưu tiên phòng thủ từ khu vực phía bắc giáp với Nga sang biển Hoa Đông trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc leo thang nhanh chóng. Không chỉ xây dựng một đơn vị tấn công đổ bộ nhanh tương tự như các lữ đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ, Nhật Bản còn tăng gấp đôi số máy bay chiến đấu triển khai tại Okinawa, gần sát quần đảo tranh chấp với Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong một động thái tương tự, truyền thông Trung Quốc ngày 20/8 dẫn nguồn quân đội nước này thông báo hải quân và không quân Trung Quốc cũng đang chuẩn bị tập trận trên biển Hoa Đông. Điểm mới trong cuộc tập trận này là lần đầu tiên không quân của hải quân và không quân Trung Quốc tổ chức phối hợp tác chiến với các nội dung đối đầu thực tế hơn là theo những giả định cho trước.
Thông báo tập trận trên của Trung Quốc cũng phản ảnh định hướng của lãnh đạo nước này thời gian qua, đó là hướng các cuộc tập trận của quân đội phải sát với thực tế chiến đấu hơn nữa. Việc chuyển từ các khoa mục truyền thống sang tập trận sát các điều kiện chiến trường thực tế được cho là nhằm kiểm tra và cải thiện kỹ năng thực chiến của lực lượng không quân Trung Quốc, vốn bị đánh giá là khá yếu kém. Cụ thể, trong lần tập trận này, các máy bay quân sự Trung Quốc sẽ thực hiện các bài tập đối đầu một đấu một hoặc hai đấu hai và có thể bao gồm cả máy bay chiến đấu của nước thứ ba.
Theo giới quan sát, những cuộc đối đầu này hoàn toàn có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc xung đột lớn hơn, đẩy biển Hoa Đông vào trạng thái nguy hiểm, ảnh hưởng tới an ninh và hòa bình khu vực./.
Theo VOV
Tình huống: Liên quân Mỹ-Nhật dễ dàng đè bẹp lực lượng đổ bộ Trung Quốc
Nguyệt san "SAPIO" của Nhật Bản, số ra tháng 7 năm 2014 (bản giới thiệu) đã đưa ra kịch bản Bắc Kinh đánh chiếm Senkaku/Điếu Ngư và Tokyo phối hợp với Washington phản công tái chiếm.
Từ trước đến nay, tranh chấp chủ quyền tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Bắc Kinh với Tokyo và tương quan lực lượng tác chiến không-hải nhất thể của 2 bên, khi xảy ra xung đột quân sự luôn là chủ đề nóng của truyền thông Nhật Bản và Trung Quốc.
Bài báo trên Nguyệt san "SAPIO" của Nhật cho biết, lực lượng tự vệ nước này sẽ phối hợp với quân đội Mỹ đóng tại đây để tiến hành tác chiến "Tái chiếm đảo". Nếu như hệ thống an ninh Mỹ-Nhật phát huy hiệu quả bình thường, liên quân Mỹ-Nhật sẽ giành được thắng lợi tuyệt đối trong hình thái tác chiến này.
Được biết, lực lượng chịu trách nhiệm chính bảo vệ khu vực biển xung quanh đảo Senkaku/Điếu Ngư là hạm đội hộ vệ số 2 đóng tại căn cứ Sasebo và hạm đội hộ vệ số 4 đóng tại căn cứ Kure tỉnh Hiroshima, được trang bị các tàu khu trục "Aegis".
Ngoài ra, nhiều chiếc tàu ngầm Type "Sry" và Type "Oyashio" cũng tuần tra gần khu vực này sẽ tạo nên một sức mạnh chiến đấu khiến đối phương khó lòng đối phó. Tàu ngầm lớp Soryu có khả năng tàng hình cao, được trang bị hệ thống động lực AIP siêu êm sẽ lặng lẽ áp sát và tung ra các cú đòn chí mạng đối với các chiến hạm Trung Quốc.
Phi đội máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-22 của Mỹ
Báo cáo cho rằng, mặc dù không thể xem nhẹ thực lực của hải quân Trung Quốc đang không ngừng được hiện đại hóa, nhưng tàu sân bay Liêu Ninh của Bắc Kinh chưa được lắp đặt thiết bị phóng tên lửa, còn máy bay thì không thể cất cánh khi chở đầy vũ khí đạn dược, cho nên sức mạnh chiến đấu của hàng không mẫu hạm mang số hiệu 16 này là con số 0 tròn trĩnh.
So sánh binh lực trên không, Trung Quốc có thể xuất kích hơn 100 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 4 để giành quyền kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, còn liên quân Nhật Mỹ có thể điều 70 chiếc máy bay chiến đấu F-15 và 20 chiếc F-2, đồng thời quân đội Mỹ còn có thể điều động các tàu sân bay để bảo đảm ưu thế trên không của liên quân.
Phóng viên quân sự Nhật Bản Shinichi Kiyotani thì cho rằng, do quân đội Nhật có hơn một nửa trong tổng số 200 chiếc máy bay chiến đấu F-15 chưa được nâng cấp, hiện đại hóa, nên không thể tiến hành tác chiến chung với lực lượng không quân Mỹ, vì gặp khó khăn trong vấn đề chia sẽ thông tin trong quá trình tác chiến.
Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại lắm, vì khi có lượng lớn máy bay chiến đấu của Trung Quốc xuất kích, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 của Mỹ bố trí ở căn cứ Kadena cũng sẽ xuất chiến.
Lực lượng hải quân Nhật Bản
Một chiếc máy bay chiến đấu F-22 tương đương với 10 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Trung Quốc, kể cả Bắc Kinh có điều 20 chiếc tham chiến, F-22 cũng có thể tiêu diệt gọn, rồi bay về căn cứ một cách an toàn.
Một phóng viên quân sự khác của Nhật Bản thì cho rằng, khi liên quân Mỹ-Nhật đã kiểm soát được cả trên không và trên biển khu vực xung quanh quần đảo Senkaku, trước tiên quân đội Mỹ sẽ sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình để phá hủy trận địa phòng không của lực lượng đổ bộ Trung Quốc.
Sau đó, Mỹ sẽ sử dụng máy bay trực thăng vận tải hạng nặng, ví dụ như V-22 Osprey, chuyên chở lực lượng hải quân đánh bộ nhảy dù đổ bộ, phối hợp với lực lượng đánh chiếm đảo của Nhật Bản đổ bộbằng tàu đệm khí tiến hành đánh bại quân đội Trung Quốc trên quần đảo mà họ chiếm đóng.
Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu như hệ thống an ninh Mỹ-Nhật hoạt động một cách bình thường như giả thiết trên, thì Liên quân Mỹ-Nhật sẽ giành được thắng lợi tuyệt đối trong tác chiến tái chiếm đảo, trước lực lượng tác chiến đổ bộ của Trung Quốc.
Theo ANTD
Nhật Bản diễn tập bảo vệ chủ quyền biển đảo Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã tiến hành diễn tập bảo vệ biển đảo trên đảo Eniyabanarejima thuộc quần đảo Amami, tỉnh Kagoshima, miền tây nam nước này vào ngày 22-5. Binh sĩ Nhật Bản trong cuộc diễn tập Cuộc diễn tập có sự tham gia của hơn 1.300 binh sĩ thuộc 3 lực lượng chiến đấu trên biển, trên không và...