Biển Hoa Đông dậy sóng
Vùng biển Hoa Đông vốn không mấy khi yên ả lại dậy lên một đợt sóng căng thẳng mới sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không mới, trong đó bao trùm lên cả khu vực biển có quần đảo tranh chấp với Nhật Bản.
Cả Nhật Bản và Mỹ ngày 23-11 đã đồng loạt lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập cái gọi là “Vùng nhận dạng phòng không mới” (ADIZ) trên biển Hoa Đông. ADIZ bao trùm lên hầu hết các vùng trời và biển đảo tranh chấp với Nhật Bản, Hàn Quốc, trong đó đặc biệt là quần đảo Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản, Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc mà hai quốc gia này đều tuyên bố chủ quyền.
Trước đó, cùng ngày 23-11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã công bố việc lập ADIZ trên biển Hoa Đông, kèm theo các quy định áp dụng tại khu vực này. Thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nêu rõ tất cả các máy bay qua lại vùng trời, gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, phải thông báo trước kế hoạch bay; trả lời “lập tức với thái độ chừng mực” qua sóng radio khi nhận được các yêu cầu nhận dạng từ nhà chức trách Trung Quốc; giữ liên lạc trong suốt quá trình bay; máy bay phải gắn logo và cờ hiệu rõ ràng…
Thông báo Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng cho biết các quy định trên có hiệu lực từ 10 giờ sáng 23-11 và Trung Quốc sẽ “đưa ra các biện pháp quân sự khẩn cấp” nếu các máy bay bay qua khu vực trên không tuân thủ quy định. Không nêu rõ “biện pháp quân sự khẩn cấp” là gì, song quân đội Trung Quốc tuyên bố “sẵn sàng cứng rắn với tàu thuyền và vật thể bay đi vào khu vực trên” trong khi các chuyên gia quân sự quốc tế không loại trừ khả năng Trung Quốc bắn hạ máy bay nếu xem nó là mối đe dọa.
Video đang HOT
Trung Quốc từng đưa ra nhiều đe dọa để tuyên bố chủ quyền trong khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông, đặc biệt là với Nhật Bản, nhưng đây là lần đầu tiên Bắc Kinh công bố một biện pháp cứng rắn về quân sự. Chính vì thế mà cả Nhật Bản và Mỹ đã ngay lập tức ra tuyên bố phản ứng hết sức mạnh mẽ.
Đại diện Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố không bao giờ chấp nhận ADIZ, đồng thời nhấn mạnh rằng hành động của Trung Quốc là “cực kỳ nguy hiểm” và “có thể dẫn tới những vụ việc không lường trước được”, làm gia tăng tình hình căng thẳng hiện nay trong quan hệ hai nước. Bộ Ngoại giao Mỹ, Hội đồng An ninh Quốc gia và Lầu năm góc cùng lên tiếng cho rằng đây là hành động “hết sức nguy hiểm” nhằm “gây bất ổn để thay đổi hiện trạng trong khu vực” của Trung Quốc.
Khu vực biển Hoa Đông vốn rơi vào tình trạng căng thẳng sau khi Chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 đảo chính trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9-2012. Kể từ đó, quan hệ giữa hai cường quốc này đã xấu đi rất nhanh trong khi gia tăng mạnh lực lượng quân sự, gồm tàu chiến, tàu tuần tra, máy bay… ở khu vực tranh chấp.
Theo giới quan sát, hành động của Trung Quốc còn có thể kéo theo sự dính líu của Mỹ, tiềm ẩn những hệ quả khôn lường. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhấn mạnh rằng Washington sẽ bảo vệ đồng minh nếu khu vực này bị tấn công quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật, đồng thời đe dọa với khoảng 70.000 binh sĩ ở Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ không bao giờ chấp nhận ADIZ của Trung Quốc.
Theo ANTĐ
Mỹ đang có "chiến tranh lạnh" với Trung Quốc
Một tiểu ban Hạ viện Mỹ vừa bày tỏ hoài nghi về tính hợp pháp của các tuyên bố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi thành lập một "liên minh quân sự châu Á" với Nhật Bản để đối phó Bắc Kinh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tại phiên điều trần có chủ đề "Những đe dọa về địa lý và biển đảo" mới đây, ông Dana Rohrabacher, Chủ tịch Tiểu ban Hạ viện Mỹ về châu Âu, Á - Âu và các mối đe dọa mới, nhận định: "Chúng ta đang trong thời kỳ chiến tranh lạnh với Trung Quốc". Ông gọi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này là "mối đe dọa quốc tế với những chính sách nhằm thống trị khu vực rồi cả thế giới".
Nghị sĩ Mỹ này sau đó còn chất vấn về tính xác thực của "các tuyên bố chủ quyền biển đảo mơ hồ" của Trung Quốc tại biển Đông và biển Hoa Đông. Ông nhận định: "Trung Quốc sẽ đưa ra mọi loạt tuyên bố chủ quyền để giành lấy lãnh thổ của bạn, bao gồm cả đe dọa, khiêu khích, biểu tình và chính sách dùng tàu hải giám quấy nhiễu, trong khi than vãn trên các diễn đàn quốc tế rằng họ bị đối xử tệ". Ông chỉ trích các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh là "vô căn cứ", "mơ hồ", "bành trướng" và "quá đáng".
Nghị sĩ Dana Rohrabacher (phải)
Ảnh: CFP
Ông Rohrabacher còn cáo buộc quân đội Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh bằng "thông tin lấy cắp" từ Mỹ và kêu gọi nên thành lập "một liên minh quân sự châu Á, với lực lượng quân sự hiện đại của Mỹ làm nòng cốt". Ông cho rằng Mỹ có thể liên kết với Nhật Bản để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc và bảo đảm hòa bình cho thế giới.
Ông Alan Lowenthal, một nghị sĩ Mỹ khác, thậm chí còn cảnh báo rằng Mỹ cần phải "cảnh giác hơn với Trung Quốc" nếu không sẽ phải lãnh "hậu quả không khác gì vụ khủng bố 11-9-2001".
Trong một diễn biến khác, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) hôm 6-11 đã có động thái chưa có tiền lệ là triển khai các tên lửa đất đối hạm tới đảo Miyako thuộc tỉnh Okinawa. Số tên lửa này được dùng trong các cuộc tập trận diễn ra từ 1 đến 18-11.
Tham gia tập trận còn có một đơn vị tên lửa đến từ một căn cứ ở tỉnh Aomori. Ngoài ra, một tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) đóng vai là tàu của kẻ thù. Bộ Quốc phòng Nhật Bản khẳng định cuộc tập trận không nhằm mục đích đe dọa cụ thể nào cũng như nhằm vào bất kỳ nước nào.
Theo NLĐ
Thực lực Trung Quốc khi đối đầu với Nhật Bản Liên tiếp những sự kiện quân sự của Nhật Bản trong những ngày qua khiến Trung Quốc đặt dấu hỏi về thực lực Hải quân của mình khi xảy ra xung đột. Sau sự kiện ngày 31/10, chiếc tàu khu trục cỡ lớn mang số hiệu 107 của Nhật đã xông vào giữa đội hình tàu chiến Trung Quốc đang tập trận trên...