Biển Hồ quá mênh mông
Các đơn vị tổ chức du lịch Campuchia đều không đưa chương trình tham quan Biển Hồ vào chương trình tour, bởi lẽ đây không phải là một điểm vui chơi, mà du khách sẽ trải nghiệm một cái nhìn khác, ở nơi đó có một bộ phận người Việt sống trên những ngôi nhà nổi, truyền đời từ rất lâu đang sống.
Có thể bạn sẽ đọc và xem trên tivi rất nhiều về cuộc sống người dân ở đây, nhưng chỉ chạm tới mới chứng kiến được những phận người đang lênh đênh trên hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á.
Ngôi nhà và đứa trẻ Biển Hồ.
Nhìn trên bản đồ, Biển Hồ là một mênh mông xanh, là một hệ thống rất nhiều con sông nằm ở tỉnh Xiêm Riệp. Ngay tại hồ, có những trụ xi- măng đánh dấu, cho thấy mực nước hồ sẽ lên rất cao trong mùa mưa, làm cho nhiều khu vực chìm trong nước. Mực nước của hồ vào mùa khô bị thu hẹp lại chỉ còn 10.000m2. Nhưng khi bước vào mùa mưa sông Tonle Sap quay ngược dòng chảy lại khiến diện tích hồ nước trở nên rất lớn, lên tới 16.000m2, chiều rộng trung bình của hồ khoảng 35 km.
Đi Biển Hồ không? Mọi người đều đồng ý, và đi từ Xiêm Riệp đến nơi bằng ô-tô khoảng hơn 20 phút, chúng tôi đã tới điểm đến. Dọc bờ sông nối với Biển Hồ có rất nhiều con thuyền hai tầng, rộng rãi và đẹp, khách có thể lên trên tầng trên để ngắm trọn vẹn con sông. Chúng tôi đến vào giữa trưa và vào mùa vắng khách du lịch, con thuyền bắt đầu chạy chậm rẽ vào Biển Hồ, một hồ nước mà bao lâu nay chỉ học trên bản đồ, nay chính mình cảm nhận vẻ đẹp của nó.
Bạn đã từng đi Mũi Cà Mau, chắc chắn đã lên một con thuyền cao tốc, khởi hành từ bến tàu Năm Căn, cảm giác của bạn sẽ vô cùng ấn tượng với cung đường này. Bởi Mũi Cà Mau là vùng đất bồi, rừng đước phủ đầy chia ra những nhánh sông chằng chịt, cho nên cảnh quan thay đổi tạo ra những cảm xúc rất lạ. Trong cuộc hành trình ra Mũi Cà Mau đó, bạn sẽ đi ngang một địa danh tên Xóm Mũi thuộc huyện Ngọc Hiển (có thể lý giải cái tên Xóm Mũi có thể là xóm nhà trên sông nằm tận cuối đất nước, ngay Mũi Cà Mau). Điểm đặc biệt chính là những ngôi nhà ở đây không có cửa, chỉ mở toang nhà, khách có thể nhìn thấy mọi sinh hoạt trong nhà khi ta đi lướt qua.
Video đang HOT
Biển Hồ mênh mông quá.
Ở Biển Hồ không chỉ có một xóm có những ngôi nhà không cửa, mà có hàng trăm ngôi nhà như thế. Tại Xóm Mũi nhà được dựng lên trên bãi đất bồi, cọc cắm sâu trong lòng đất, cuộc mưu sinh hình thành rõ ràng bằng nghề đánh bắt và nhiều nghề phụ khác, thì ở Biển Hồ là một đời sống khác. Tàu lướt qua những xóm nhà, lục bình trôi theo con nước bập bềnh, những mỏm đất tự nhiên nhô lên đầy lau sậy, thành nơi trú ẩn của các loại chim. Tiếng động của thuyền làm cho bầy chim bay tung cao, rồi chúng lại trở về bãi cỏ khi cảm thấy chẳng có gì nguy hiểm. Cảnh quan ven sông bắt đầu hiện ra những ngôi nhà. Anh hướng dẫn viên là người Campuchia sống nhiều năm ở Biển Hồ, có biết bao nhiêu chuyến đưa khách đi Biển Hồ, anh giải thích những dãy nhà đầu tiên chúng tôi bắt gặp, nhìn xa còn có một con đường lộ, và những ngôi nhà khá vững chắc ấy là của người Campuchia. Rồi tàu tiếp tục đi xa, đi vào Biển Hồ mênh mông. Cảm giác khi tận thấy những ngôi nhà trên Biển Hồ của chúng tôi khó diễn tả nổi, bởi không thể ngờ rằng ở xứ người có một bộ phận người Việt sống bấp bênh như thế. Theo lời kể thì họ là những người Việt mà ông bà, cha mẹ đến đây đã lâu. Rồi họ sinh ra và lớn lên trên đất nước này, trong lênh đênh đó, ngày tháng cứ trôi qua.
Những con thuyền hoặc bệ đỡ là những chiếc phao bằng thùng phuy nhựa, kê lên trên là sàn nhà, và những ngôi nhà được dựng lên. Mỗi ngôi nhà là một gia đình, không hề có cảnh cửa khép mở mỗi ngày. Nhà ven Biển Hồ đa dạng, có nhà nhỏ xíu chừng 10m2, to lắm cũng chừng 20m2. Những chiếc trụ gỗ hoặc sắt dựng bao quanh, bất cứ vật liệu nào cũng được dùng để che chắn, để tránh mưa nắng là những tấm bạt nhựa, khi bình thường vén lên cho gió lộng thổi vào căn nhà. Thuyền đi chậm, chúng tôi quan sát từng ngôi nhà, có ngôi nhà nhìn thấy luôn bãi cỏ tranh phía sau, đa phần đều treo võng, đó là phương tiện để ngủ như chiếc giường. Vật liệu trong ngôi nhà đa phần đơn giản, là bình nước uống, có nhà có quạt máy, có tấm rèm đỏ phủ kín một căn phòng riêng tư. Tất cả đều bình thản làm một việc gì đó, không quan tâm đến những người khách trên con thuyền lướt qua tò mò nhìn vào.
Chúng tôi đã ra tận Biển Hồ, chỉ là mênh mông nước, nhìn tít xa cũng chỉ là dòng nước vàng bởi thượng nguồn có mưa đổ phù sa về. Rồi chúng tôi quay tàu lại, dừng chân ở một phà nổi buôn bán. Những chiếc thuyền con từ các ngôi nhà không cửa sổ đã đuổi theo chúng tôi tự lúc nào. Ở trên những con thuyền đó, những con người như những giề lục bình dạt trôi trên Biển Hồ quá mênh mông.
Kỳ lạ hồ nước ngọt hình trăng lưỡi liềm giữa sa mạc
Hồ Crescent phiên âm tiếng Hán là Nguyệt Nha Tuyền, một hồ nước ngọt hình trăng lưỡi liềm nằm trong ốc đảo tồn tại 2000 năm của sa mạc Gobi (Trung Quốc).
Nguyệt Nha Tuyền là một hồ nước ngọt hình trăng lưỡi liềm nằm trong một ốc đảo thuộc sa mạc Gobi, cách thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc 5km về phía nam.
Ốc đảo này đã tồn tại 2.000 năm nhưng nó đang dần bị thu hẹp nhanh chóng do sa mạc hóa.
Nguyệt Nha Tuyền có 218m chiều dài và 54m chiều rộng, mực nước hồ đã giảm gần 8m trong 3 thập kỷ qua.
Ốc đảo này nổi tiếng là điểm dừng chân không thể bỏ qua của các thương nhân đến từ Ả Rập trên Con Đường Tơ Lụa huyền thoại.
Ngoài ra, nó cũng nằm trên tuyến hành trình tìm về cõi Phật của các tín đồ Phật giáo từ khắp nơi.
Đối với người Trung Hoa cổ đại, ốc đảo này được xem là cửa ngõ phía Tây của Trung Quốc.
Bên cạnh hồ nước trong xanh là một ngôi chùa cổ truyền thống có niên đại từ thời nhà Hán.
Đến nơi này, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc mang đặc trưng phong kiến xưa, không khác gì một cung điện giữa sa mạc hoang vu.
Tuy vậy, những năm gần đây, hồ nước hình trăng khuyết này ngày càng bị thu hẹp bởi hiện tượng sa mạc hóa.
Từ năm 2006, chính phủ Trung Quốc đã quyết định "giải cứu" ốc đảo này bằng cách giảm thiểu hiện tượng sa mạc hóa, lấp đầy nước cho Nguyệt Nha Tuyền và tập trung phát triển du lịch.
Đến nay, ngày càng nhiều khách du lịch tìm đến tham quan hồ nước ngọt Crescent. Du khách đến đây còn có thể trải nghiệm nhiều hoạt động giải trí như cưỡi lạc đà, "lướt sóng cồn" hay trượt cát. Ảnh: IT.
Dài theo đất nước: Nổi trôi... sông nước miền Tây Họ cũng có quê hương, bản quán, có xóm làng, nhà cửa hẳn hoi, thế nhưng tiếng réo gọi của kiếp đời lang bạt trên sông, cứ luôn là một nổi ám ảnh trong tâm thức thúc giục họ nhổ sào xuôi theo con nước trôi dạt về phương Nam. Những cuộc đời lênh đênh trên sóng nước ở một miền đất chằng...