Biên giới Mỹ – Canada, nơi cây không thể mọc
Toàn bộ chiều dài biên giới phân định Mỹ – Canada là một đường kẻ rộng 6 m xuyên qua những cánh rừng.
Biên giới Mỹ – Canada dài nhất thế giới. Nó trải dài 8.891 km từ Maine đến Alaska, đi qua đất liền, biển và những vùng hoang dã còn nguyên sơ. Nếu đọc đến “nguyên sơ”, bạn có thể nghĩ con người sẽ để nó là một đường kẻ vô hình trên bản đồ, phó mặc cho tự nhiên. Nhưng bạn có thể lầm.
Hàng năm, một người Mỹ đóng thuế trung bình 0,5 cent cho Ủy ban Biên giới Quốc tế (IBC) vì một mục đích duy nhất: phá từng cm rừng mọc lên trên biên giới với Canada. Với 1,4 triệu USD, IBC đảm bảo rằng đường phân chia lãnh thổ này không bao giờ vô hình.
Đường biên giới hữu hình chạy xuyên qua rừng núi. Ảnh: Carolyn Cuskey/Creative Commons
Còn được biết đến với cái tên “the Slash” (đường cắt), vùng không cây này rộng 6 m, chạy qua mọi thứ nằm giữa Mỹ và Canada – từ những hòn đảo hẻo lánh nhỏ hẹp cho đến núi đồi. Phần lớn đường biên giới này xa xôi đến mức không bao giờ có khách ghé thăm, trừ gấu hoang. Tuy nhiên nó vẫn được đại tu 6 năm một lần bằng bàn tay lao động của con người.
Theo IBC, ban đầu cây cối bị chặt đi với một mục đích duy nhất là để “người bình thường biết rằng họ đang đứng trên biên giới”. Mọi chuyện bắt đầu từ những năm 1800, khi vùng đất phía tây của biên giới Mỹ – Canada được đặt ở đường vĩ tuyến 49. Cây cối trên “the Slash” bị chặt đi để đánh dấu, và hơn 8.000 cột mốc biên giới cũ bị phá dỡ – phần lớn vẫn còn đứng song song với biên giới hiện tại.
Cột mốc biên giới do IBC đặt ngày nay. Ảnh: K lipsun Magazine
Video đang HOT
Đáng tiếc là những năm 1840 chưa có hệ thống định vị GPS, vì vậy đường biên giới bị đánh dấu theo lối zig-zag, lệch về phía bắc hoặc nam so với vĩ tuyến 49 khoảng 90 m.
Dù không phải là một đường thẳng hoàn hảo, tận mắt nhìn thấy “the Slash” vẫn là mục tiêu của hàng nghìn người đam mê địa lý trên thế giới. Cách đơn giản nhất là mở Google Maps, phóng to về phía biên giới Mỹ – Canada và chuyển sang chế độ vệ tinh. Những ai muốn trải nghiệm chân thực hơn có thể đến Newport ( bang Vermont, Mỹ) và lên một du thuyền rong ruổi dọc đường biên giới.
Biên giới Mỹ – Canada nhìn từ vệ tinh. Ảnh: Google Maps
Một cách khác để ngắm nhìn “the Slash” là ghé thăm công viên Waterton-Glacier International Peace, đi bộ trên cung đường mòn ngắm cảnh Pacific Crest Trail (PCT) hoặc Continental Divide National Scenic Trail (CDT)đến Canada.
Những quốc gia bạn sẽ phải đợi đến năm 2021 mới có thể đi du lịch vì Covid-19
Du khách chỉ có thể đến thăm Nam Phi, New Zealand, Australia và Bali vào năm 2021 do tình hình dịch bệnh vẫn căng thẳng ở những nước này.
Du lịch Australia.
Theo Bloomberg, Thủ tướng Australia Scott Morrison đề xuất rằng biên giới của nước có thể vẫn đóng cửa với du khách quốc tế cho đến giữa năm 2021. Gần đây, hãng hàng không lớn nhất của Australia - Qantas cho biết họ không có kế hoạch bay các tuyến quốc tế trước tháng 7 năm 2021, theo CNN.
Theo Bộ Nội vụ Australia, hiện tại, bất kỳ ai nhập cảnh vào Australia đều phải cách ly 14 ngày. Trong một vài trường hợp ngoại lệ, công dân và thường trú nhân Australia cũng bị cấm ra nước ngoài.
Tính đến thời điểm hiện tại, Australia đã có hơn 26.524 trường hợp được xác nhận mắc Covid-19, 788 trường hợp tử vong.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết sau cuộc họp nội các vào tháng 5 rằng nước này "sẽ không mở cửa biên giới trong một thời gian dài sắp tới".
Du lịch New Zealand.
Theo Bộ Di trú, những người nhập cảnh đến nước này trong thời điểm hiện tại phải thực hiện xét nghiệm Covid-19 bắt buộc và cách ly trong 14 ngày.
Nam Phi đã có đợt bùng phát dịch bệnh tồi tệ nhất trên lục địa và chứng kiến mức cao nhất về số ca mắc mới vào tháng 7.
Nam Phi.
Sisa Ntshona, giám đốc điều hành phụ trách Du lịch Nam Phi nói với BBC hồi tháng 7 vừa rồi: "Hiện tại tôi vẫn chưa có bất cứ thông tin nào về các hoạt động du lịch quốc tế trong năm nay". Khả quan nhất là nước này có thể mở cửa lại cho các nước ở châu Á, châu Úc vào tháng 11/2020, còn Mỹ và Anh sẽ vào tháng 4/2021. Tuy nhiên, với tình hình dịch Covid-19 vẫn đang tăng cao ở nước này, một kịch bản thứ 2 cũng đã được chuẩn bị với việc đóng cửa biên giới đến tận tháng 11 năm sau. Theo Trung tâm Nghiên cứu Coronavirus John Hopkins, Nam Phi đã có 642.431 trường hợp được xác nhận mắc Covid-19 và 15.168 ca tử vong.
Ban đầu, hòn đảo xinh đẹp Bali của Indonesia dự kiến mở cửa trở lại đón khách quốc tế vào ngày 11/9, song thông báo gần đây nhất là Bali vẫn tiếp tục đóng cửa, nguyên nhân là do sự gia tăng các ca mắc Covid-19.
Thống đốc Bali Wayan Koster tuyên bố: "Đến cuối năm 2020, dự kiến chúng tôi vẫn chưa thể mở cửa trở lại do các ca bệnh vẫn gia tăng". Hiện Indonesia đã có 207.203 trường hợp mắc Covid-19 và 8.456 ca tử vong.
Phát triển du lịch vùng đầu nguồn biên giới An Phú là vùng đất có vị trí địa lý rất đặc biệt, có đồng bằng rộng lớn, nhiều sông, rạch, có hệ thống đường bộ, đường thủy thông thương với TP. Châu Đốc, có biên giới và nhiều cửa khẩu thuận lợi qua lại Campuchia. Nhiều di tích văn hóa lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia và nhiều lễ hội...