Biên giới không ‘ranh giới’
Vùng biên ải xa xôi phía tây tỉnh Thừa Thiên – Huế, nơi dòng A Sáp chảy qua, tình quân dân thắm thiết như xóa đi mọi bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa, cội nguồn…
Đại úy Hồ Văn Hới cắt tóc cho bà con cụm bản I Reo (H.Kà Lừm, Lào) – Ảnh: T.K
Gần lắm bạn Việt
Đồn biên phòng Nhâm cách trung tâm thị trấn A Lưới (H.A Lưới) chưa tới 20km nhưng được xem là nơi khó đến nhất trong các đồn biên phòng nằm trên địa bàn huyện. Bởi con đường đá uốn lượn cùng những đoạn dốc dựng đứng từ UBND xã Nhâm đến đồn.
Video đang HOT
Cơn mưa giông ban chiều nặng hạt như muốn cản chúng tôi đến Trạm kiểm soát biên phòng Hồng Thái thuộc Đồn biên phòng Nhâm để sang cụm bản I Reo ( huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, Lào). Trạm kiểm soát đóng sát ngay đường biên giới Việt – Lào, cách Đồn biên phòng Nhâm 10km. Đại úy Hồ Văn Hới, Chính trị viên phó Đồn biên phòng Nhâm cho biết, ngày trước nhiều hộ dân thuộc cụm bản I Reo sống cheo leo ngang sườn núi. Cách đây không lâu, một cơn lũ khiến nhà cửa sạt lỡ và 6 người thiệt mạng. Nhiều hộ dân kéo nhau đến nơi khác sống chỉ còn lại 13 hộ dân ở lại trong những ngôi nhà đơn sơ vách nứa. Đầu năm 2014, chiến sĩ Đồn biên phòng Nhâm cùng với dân bản làm lại 13 ngôi nhà mới trên mảnh đất bằng phẳng gần đó. Mỗi ngày 20 chiến sĩ biên phòng cùng người dân bản đóng từng cột nhà, lợp từng tấm tôn, bắt từng ống nước. Những ngôi nhà kiên cố nhanh chóng hoàn thành sau một tháng cật lực. Giữa tháng 3, 13 ngôi nhà mới và một công trình nước tự chảy với tổng kinh phí gần 200 triệu đồng được Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế và Đồn biên phòng Nhâm bàn giao để dân bản kịp đón tết cổ truyền của nước Lào (diễn ra từ 13 đến 16.4).
Con đường mòn dẫn đến cụm bản I Reo hai bên đường lúa và chuối được trồng xanh tốt. Đi bộ khoảng 45 phút, chúng tôi đã đặt chân đến cụm bản. Những ngôi nhà sàn rộng rãi kiên cố bằng gỗ, trên lợp mái tôn xanh mới toanh nằm kế sát nhau. Kreng Nho kéo chúng tôi đến nhà của mình và khoe: “Nhà mới của tôi đây. Chiến sĩ Việt Nam làm cho đó. Mấy cái nhà ở bản đều do bạn Việt làm hết. Đẹp và to hơn nhà cũ rất nhiều. Bạn Việt còn cho áo quần, thuốc uống, thức ăn nữa…”.
Kết nghĩa anh em
Từ cụm bản I Reo nhìn về Việt Nam khá rõ, núi non trùng điệp lượn lờ trong mây. Đại úy Hồ Văn Hới cho biết, cụm bản I Reo khá xa trung tâm huyện Kà Lừm. Người dân muốn đến trung tâm huyện phải đi đường rừng mất 7 ngày nên hàng ngày người dân nơi đây vẫn thường sang huyện A Lưới mua sắm. “Chúng tôi luôn tạo điều kiện thuận lợi để người dân cụm bản sang thông thương buôn bán theo đúng luật pháp. Người dân ở đây chủ yếu trồng ngô, sắn, lúa khô làm lương thực. Cuộc sống còn hoang dại nhưng tình cảm lắm. Người dân cụm bản I Reo và một số bản dọc sông A Sáp thuộc xã Nhâm đã kết nghĩa với nhau, cùng chung sống hòa bình, đúng pháp luật”, đại úy Hồ Văn Hới nói. Trời bắt đầu xế chiều, Kô Pai (30 tuổi) đi thị trấn A Lưới về thấy chúng tôi liền chào và khoe: “Đem chuối xuống chợ bán mua áo mới và thức ăn cho con. Gặp được mấy người bạn Việt bên sông A Sáp nên về bị muộn”. Thiếu tá Hoàng Minh Hùng, Đồn trưởng Đồn biên phòng Nhâm cho biết, hiện đơn vị đang quản lý 9 cột mốc từ cột mốc 649 (thuộc địa bàn xã Hồng Bắc, H.A Lưới) đến cột mốc 657 (xã Hồng Thượng, huyện A Lưới). Anh em chiến sĩ vẫn ngày đêm tuần tra canh giữ chung sức giữ gìn an ninh tuyến biên giới vững chắc. Đồng thời tăng gia sản xuất không chỉ giúp đỡ cộng đồng người Tà Ôi, Pa Kô, C’Tu… nơi đây mà còn giúp đỡ cộng động người Lào sống dọc tuyến biên giới ổn định cuộc sống.
Chia tay chúng tôi, trưởng bản Su Mây luyến tiếc đưa chúng tôi xuống núi, già Su Mây vừa dặn dò chúng tôi đi cẩn thận và khen đại úy Hồ Văn Hới cắt tóc cho bà con dân bản ai cũng đẹp. Từ xa nhìn lại, lũ trẻ vẫn tinh nghịch cười đùa, người lớn thì dõi theo đoàn đến khi chúng tôi qua bên kia biên giới…
Theo TNO
Hội nghị UNCLOS: VN lên án vi phạm của Trung Quốc
Tại Hội nghị lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, VN đã lên án mạnh mẽ Trung Quốc vi phạm phạm luật pháp quốc tế và các quy định của UNCLOS, đi ngược lại DOC cũng như các thỏa thuận giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc.
Ảnh chụp ngày 7/5 cho thấy tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam.
Từ ngày 9-13/6/2014 tại trụ sở Liên hợp quốc, New York, Hoa Kỳ đã diễn ra Hội nghị lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tham dự Hội nghị có 159/166 quốc gia thành viên của Công ước. Hội nghị đã xem xét và thông qua báo cáo về hoạt động trong năm 2013 của Tòa án quốc tế về Luật Biển, Cơ quan Quyền lực đáy đại dương và Ủy ban Ranh giới ngoài thềm lục địa - ba cơ quan được thành lập theo quy định của Công ước; bầu ra bảy thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển nhiệm kỳ 2014 - 2021 và một thành viên Ủy ban Ranh giới ngoài thềm lục địa.
Tại phiên họp toàn thể của Hội nghị, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc, Trưởng đoàn Việt Nam, đã phát biểu đề cao vị trí và vai trò của Công ước như một "Hiến chương về Đại dương" và là thành quả nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng một trật tự pháp lý quốc tế hợp lý và công bằng trong việc sử dụng, khai thác, quản lý và phát triển bền vững biển và đại dương. Đại sứ cũng nhấn mạnh trong những năm qua, Việt Nam luôn là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của Công ước, nghiêm túc thực hiện các quy định của Công ước và nỗ lực góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông - vùng biển có ý nghĩa quan trọng không chỉ về kinh tế, phát triển đối với các quốc gia ven biển mà còn cả về giao thông, thương mại đối với các quốc gia ngoài khu vực.
Trong bài phát biểu, Đại sứ Lê Hoài Trung đã thông báo cho Hội nghị diễn biến nghiêm trọng trên Biển Đông thời gian gần đây do việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam và huy động hơn 100 tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự và máy bay, đâm va, phun vòi rồng vào các tàu dân sự của Việt Nam, thậm chí đâm chìm một tàu cá Việt Nam với 10 ngư dân trên tàu khi tàu đang hoạt động đánh bắt bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đại sứ đã lên án các hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước và đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông.
Đại sứ Lê Hoài Trung nêu rõ các hành vi này đã vi phạm luật pháp quốc tế và các quy định của Công ước, đi ngược lại Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như các thỏa thuận giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam đã hết sức kiềm chế và liên tiếp đưa ra những đề nghị có tính chất xây dựng. Việt Nam đã có trên 30 cuộc giao thiệp ở các cấp và qua các kênh khác nhau để yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu hộ tống, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc đối thoại; đồng thời đã đề nghị sớm tiến hành trao đổi và đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc không những không đáp ứng tích cực yêu cầu của Việt Nam cũng như kêu gọi của cộng đồng quốc tế mà còn tiếp tục những hành vi sai trái của mình. Đại sứ Lê Hoài Trung tiếp tục yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam và giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình khác phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển. Đại sứ cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế, kể cả các nước thành viên Công ước, tiếp tục quan tâm đến tình hình Biển Đông, phản đối các hành vi đơn phương gây căng thẳng, đồng thời ủng hộ việc không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong phần thảo luận, đoàn Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, tiếp tục chỉ ra tính bất hợp pháp của việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam; bác bỏ những quan điểm sai trái và xuyên tạc mà đoàn Trung Quốc trình bày tại Hội nghị.
Cũng trong Hội nghị, một số nước như Nhật Bản, Philippines, Malaysia... đã phát biểu bày tỏ quan tâm và lo ngại trước những diễn biến phức tạp tại Biển Đông, kêu gọi các bên kiềm chế, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển, đồng thời đề nghị các bên tranh chấp nghiêm túc chấp hành các quy định trong DOC và nhanh chóng kết thúc đàm phán COC. Đoàn Philippines khẳng định ủng hộ lập trường của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp và lên án một số hành vi vi phạm khác của Trung Quốc trong thời gian qua nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông.
Theo Dantri
Festival 2014: 4.000 ngọn nến thắp sáng lung linh cầu Trường Tiền Tối 18.4, đoàn nghệ thuật Carabosse đến từ vùng Poitou - Charentes (Pháp) đã thắp sáng 12 nhịp cầu Trường Tiền với 4.000 ngọn nến đặc biệt. Cầu Trường Tiền trở nên rực rỡ - Ảnh: Đình Toàn Cầu Trường Tiền trở nên sáng rực, lung linh nhưng mạnh mẽ lạ kỳ, khác hẳn với vẻ đẹp huyền ảo, quyến rũ thường ngày....