Biển Đông: Việt Nam “liên thủ” Ấn Độ vì lợi ích chiến lược
Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ tiếp tục can dự vào vấn đề Biển Đông, Việt Nam dần dần trở thành điểm tựa cho Ấn Độ thực hiện chính sách hướng Đông, báo chí Ấn Độ nhận định.
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ vào tháng 10/2014 (ảnh tư liệu)
Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 25/8 dẫn tờ The Times of India Ấn Độ ngày 24/8 cho rằng “mặc dù chưa phát hiện ra bất cứ nguồn dầu khí nào, nhưng công ty Ấn Độ vẫn sẽ tiếp tục thăm dò ở khu vực Biển Đông”.
Bài báo cho biết Chính phủ Việt Nam lần thứ tư kéo dài thời hạn giấy phép thăm dò lô 128 cho Công ty Dầu khí Ấn Độ, tiếp tục cho phép công ty Ấn Độ hoạt động ở vùng biển này đơn thuần là xuất phát từ sự “cân nhắc chiến lược”.
Thực ra, báo chí Trung Quốc thường xuyên tạc, thêm mắm thêm muối vào các thông tin đưa ra từ nước khác để cộng đồng quốc tế hiểu nhầm, từ đó dẫn đến hiểu sai và hành động sai. Họ làm như vậy tất cả là vì lợi ích hẹp hòi, vì tham vọng bành trướng của Bắc Kinh (PV).
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ tháng 10/2014 (ảnh tư liệu)
Mặc dù phía Trung Quốc từng “cảnh cáo” vô lối đối với hoạt động thăm dò dầu khí của các nước liên quan tại khu vực Việt Nam cho phép, nhưng Công ty dầu khí Ấn Độ vẫn lựa chọn lần thứ tư cùng Việt Nam kéo dài thời gian thăm dò, hợp đồng mới được kéo dài đến tháng 6/2017.
Năm 2006, Công ty Dầu khí Ấn Độ được Việt Nam cấp giấy phép thăm dò lô 127 và lô 128 ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Báo Trung Quốc tự tiện coi đó là “khu vực tranh chấp”. Ấn Độ sau đó đã từ bỏ lô 127 vì không phát hiện có dầu khí, nhưng tiếp tục thăm dò ở lô 128.
Video đang HOT
Đối với vấn đề này, Trung Quốc cũng lên tiếng dị nghị vô lối cho rằng “nếu việc hợp tác dầu khí của các nước liên quan gây thiệt hại cho cái gọi là “chủ quyền và quyền lợi của Trung Quốc”.
Một hành vi ngang ngược của Bắc Kinh là mấy năm trước họ từng cho mời thầu dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague ngày 12/7/2016 đã bác bỏ hoàn toàn cái gọi là “quyền lợi lịch sử” và yêu sách bành trướng “đường chín đoạn” vô lý, phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague ngày 12/7/2016 về vụ kiện của Philippines đã tạo cơ sở pháp lý cho giải quyết tranh chấp Biển Đông. Ảnh: Btime
Báo chí Ấn Độ cho biết, lô 128 rộng hơn 7.000 km2. Đến nay, công ty Ấn Độ đã đầu tư trên 50 triệu USD. Mặc dù chưa phát hiện được bất cứ hydrocarbon nào, nhưng Ấn Độ vẫn tiếp tục ở lại.
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, mặc dù công tác thăm dò dầu khí của công ty Ấn Độ hiện chưa có hiệu ích kinh tế, nhưng Ấn Độ hoàn toàn không có ý định từ bỏ, cho thấy Ấn Độ có thái độ cứng rắn trong vấn đề Biển Đông.
Ấn Độ luôn cho rằng khu vực Jammu và Kashmir liên tiếp bị Pakistan gây phiền phức, trong khi đó, Trung Quốc lại có thái độ coi thường đối với vấn đề này. Kế hoạch hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan đi qua khu vực này, động chạm đến lợi ích chủ quyền lãnh thổ của Ấn Độ.
Tờ The Times of India cho rằng chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiếp tục đóng vai trò người tham gia trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, được cho là có lợi cho làm giảm tình hình khó khăn từ việc Ấn Độ bị Trung Quốc phản đối gia nhập Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG).
Trung Quốc từng mời thầu dầu khí một cách hết sức ngang ngược ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (ảnh tư liệu)
The Times of India còn cho rằng, trong vài năm gần đây, Việt Nam dần trở thành quốc gia “điểm tựa” cho “chính sách Đông tiến” của Ấn Độ. Ấn Độ đã cấp 100 triệu USD để Việt Nam đổi mới trang bị tuần tra, hợp tác quân sự Ấn-Việt đã triển khai trên nhiều lĩnh vực.
Sự coi trọng của Ấn Độ đối với Việt Nam không chỉ xuất phát từ việc Ấn Độ tham gia vào các vấn đề Đông Á hoặc tăng cường tiếng nói trong các nước ASEAN, mà còn nỗ lực đóng vai trò rộng lớn hơn ở toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tháng 9/2016, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ đến thăm Việt Nam trước khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc. Đây là chuyến thăm lần thứ ba của Thủ tướng Ấn Độ tới Việt Nam trong mấy chục năm qua. Hai lần trước là vào các năm 2001 và năm 2010.
Ngày 6/2/2016, Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam, Tư lệnh Hải quân Việt Nam tham dự Lễ khai mạc duyệt binh tàu Hải quân quốc tế tại thành phố cảng Vishakhapatnam, Ấn Độ.
Theo Viettimes
Trung Quốc 'thấp thỏm' ngóng Thủ tướng Ấn Độ thăm Việt Nam
Thủ tướng Narendra Modi sẽ có chuyến thăm Việt Nam trong những ngày sắp tới trước khi tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Trung Quốc.
Điểm dừng chân lần này của ông Narendra Modi hết sức quan trọng, vì nó diễn ra vào thời điểm căng thẳng trên Biển Đông đang gia tăng. Trong khi đó, vấn đề này có thể được thảo luận trong chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thăm Ấn Độ trong tuần này.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Chuyến thăm Việt Nam của ông Modi diễn ra sau phán quyết của tòa án quốc tế ngày 12/7, nhiều đồn đoán rằng Việt Nam cũng sẽ thực hiện động thái tương tự như Philippines.
Trước chuyến thăm của ông Vượng Nghị đến Ấn Độ vào ngày 12/8, trên tờ Global Times của Trung Quốc từng có một bài viết cho rằng, Ấn Độ có thể sẽ né tránh nói về vấn đề Biển Đông trong hội nghị thượng đỉnh vì động thái này có thể tạo nên các "tác dụng phụ" không cần thiết trong quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Cần lưu ý rằng tờ Global Times là trang đăng tải các quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ được đánh giá là một phần của sự thay đổi cách nhìn trong các chính sách của Ấn Độ đối với Biển Đông. Như các trường hợp của những năm trước khi ông Modi thăm Nhật Bản và cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Việt Nam tại Delhi năm 2015, cũng như tuyên bố Tầm nhìn chung về khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm ngoái giữa Mỹ và Ấn Độ.
Kể từ đó, các mối quan hệ song phương giữa Ấn Độ với Trung Quốc càng ngày càng xấu đi với những căng thẳng ở biên giới, Trung Quốc tăng cường sự hộ trợ đối với Pakistan, các mối quan hệ quân sự giữa Bắc Kinh với các quốc gia Nam Á ngày càng gia tăng.
Trong tháng Sáu vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã có các cuộc gặp với các lãnh đạo hàng đầu Việt Nam gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng, và người đồng cấp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tướng Ngô Xuân Lịch tại Hà Nội. Rất nhiều các chi tiết liên quan có thể đã được thảo luận cho chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Modi. Đặc biệt, các cuộc thảo luận về khả năng Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam các hệ thống tên lửa hành trình BrahMos dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận. Tuy nhiên một số quan chức Ấn Độ cảnh báo rằng các cuộc đàm phán về vấn đề BrahMos luôn gây sự thu hút đối với công chúng quốc tế, có nhiều yếu tố và bản chất của các cuộc thảo luận không được thực hiện trong giai đoạn này.
Phần lớn các trang thiết bị vũ khí của Quân đội Nhân dân Việt Nam có nguồn gốc Liên Xô, như các xe tăng T-54/55, máy bay trực thăng Mi-8 và nhiều trang thiết bị vũ khí khác mà Ấn Độ có thể giúp Việt Nam nâng cấp và hiện đại hóa, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Parrikar cho biết.
Ngoài hạn mức tín dụng 100 triệu USD đã được trao cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong tháng 10/2014, thì trong chuyến thăm Việt Nam của ông Parrikar hai bên đã thúc đẩy thỏa thuận đề bàn giao các tàu tuần tra cao tốc Larsen và Toubro cho phía Việt Nam.
Từ Hà Nội, ông Modi sẽ có chuyến bay đến Hàng Châu, nơi các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ nhóm họp hội nghị G-20, ông Modi dự kiến sẽ có các cuộc gặp gỡ với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Sau đó ông Modi sẽ bay đến Vientiane, Lào để tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ, cả hai chuyến đi đều rất quan trọng đối với chính sách hướng Đông của chính phủ Ấn Độ, một quan chức chính phủ Ấn Độ cho biết.
Theo Infonet
Lực đẩy cho chính sách hướng Đông của Nga Con số 80 thỏa thuận trị giá 1.300 tỷ rúp (tương đương 18,9 tỷ USD) được ký kết tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) lần đầu tiên được Nga tổ chức tại TP Vladivostok, thuộc vùng Viễn Đông của Nga được cho là kết quả ngoài sự trông đợi. Điều đó cho thấy Nga vẫn là điểm đến đầu tư hấp...