Biển Đông và nỗi lo bị Trung Quốc ‘cắt điện’ ở Philippines
Philippines chỉ có thể khôi phục mạng lưới điện thủ công trong vòng 24 giờ đến 48 giờ tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của tình hình.
Lưới điện của Philippines thuộc sự kiểm soát hoàn toàn của chính phủ Trung Quốc và có thể ngừng hoạt động trong bối cảnh những xung đột về chủ quyền lãnh thổ giữa hai nước vẫn tiếp diễn trên biển Đông, theo một báo cáo nội bộ được chuẩn bị cho các nghị sĩ Philippines mà hãng tin CNN thu được.
Theo CNN, Tập đoàn lưới điện quốc gia Trung Quốc nắm giữ 40% cổ phần Tập đoàn Lưới điện Quốc gia Philippines (NGCP) – một công ty tư nhân liên doanh, nhượng quyền thương mại và vận hành lưới điện hồi năm 2009.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 15-5-2017. Ảnh: CNN
Các nghị sĩ Philippines trong tháng này đã kêu gọi chính phủ điều tra về những nguy cơ an ninh có thể xảy đến sau khi báo cáo nói rằng chỉ các kỹ sư Trung Quốc mới có quyền tiếp cận các thành tố quan trọng của hệ thống năng lượng của Philippines và rằng về lý thuyết, nguồn điện có thể bị vô hiệu hóa từ xa theo lệnh của Trung Quốc.
Báo cáo được một cơ quan chính phủ Philippines chuẩn bị và một nguồn tin riêng của CNN đã cung cấp cho hãng tin này. Báo cáo cảnh báo rằng hệ thống điện của Philippines hiện “thuộc quyền kiểm soát hoàn toàn” của chính phủ Trung Quốc và hoàn toàn có khả năng xảy ra tình huống các kỹ sư của Trung Quốc làm gián đoạn hệ thống lưới điện quốc gia của Philippines chỉ với một cú ngắt mạch.
“Hệ thống an ninh của chúng tôi hoàn toàn bị tổn hại do sự kiểm soát và quyền truy cập độc quyền do một đối tác liên doanh địa phương trao cho chính phủ Trung Quốc”, báo cáo cảnh báo.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với CNN rằng họ không biết tình hình này nhưng sẽ xem xét. Người này cho biết thêm rằng quan hệ song phương đã được củng cố và cải thiện giữa Bắc Kinh và Manila và rằng Trung Quốc sẵn sàng hợp tác sâu rộng với Philippines trong tất cả lĩnh vực để đem lại lợi ích cho người dân hai nước.
Video đang HOT
Các lo ngại về phạm vi kiểm soát lưới điện Philippines của Trung Quốc đã được các nghị sĩ Philippines nêu ra trong một cuộc tranh luật về ngân sách năng lượng năm 2020 trong tháng này. Thượng nghị sĩ Sherwin Gatchalian, Chủ tịch Ủy ban Năng lượng của Thượng viện Philippines, người được giao trọng trách đảm bảo ngân sách chính phủ tại cơ quan năng lượng, nói rằng điện có khả năng bị ngắt từ xa bởi các nhân tố nước ngoài.
Máy biến áp điện tại nhà máy điện ở TP Cebu, Philippines. Ảnh: CNN
X
“Tôi được chủ tịch của TransCo cho biết họ đã nghiên cứu về khả năng này. Tôi được biết việc vận hành thủ công của các tuyến đường dây tải điện có thể thực hiện. Việc chiếm quyền kiểm soát (của Trung Quốc) có thể xảy ra, nhưng TransCo, với năng lực kỹ thuật của họ, có thể giành lại quyền kiểm soát bằng cách thủ công”, ông Gatchalian nói ngày 25-11.
“Với một cú ngắt, điện sẽ không được truyền tải tới bất kỳ ngôi nhà nào, doanh nghiệp nào hay bất cứ cơ sở quân sự nào của chúng tôi”, ông Gatchalian nói. Ông cho biết thêm rằng trong trường hợp như vậy, sẽ mất khoảng từ 24 giờ đến 48 giờ để lưới điện hoạt động trở lại.
Trong khi đó, thượng nghị sĩ Đảng Tự do đối lập Risa Hotiveros ở Philippines cho rằng Trung Quốc “đang là một phần trong đời sống hằng ngày của chúng ta từng phút, từng giờ, từng khoảnh khắc chừng nào việc vận hành hệ thống vẫn đang do các kỹ sư Trung Quốc vận hành, kiểm soát… Quả thực đó là một quyền lực rất to lớn”.
“Nếu có ai đó ở Bắc Kinh ngắt mạch điện thì sao?”, bà Risa Hontiveros đặt câu hỏi trong phiên tranh luận và nói rằng điều này sẽ đặt ra rủi ro lớn đối với cơ sở hạ tầng công cộng và an ninh quốc gia.
Ông Gatchalian nói rằng ông chia sẻ với những lo ngại của bà Hontiveros và hứa rằng chính phủ sẽ tăng cường việc giám sát và quản lý mạng lưới điện để đảm bảo quyền kiểm soát “vẫn nằm trong tay Philippines”.
“Chúng tôi sẽ mời các chuyên gia an ninh quốc gia và Hội đồng An ninh Quốc gia để đảm bảo họ có kế hoạch dự phòng”, ông Gatchalian nói thêm.
Ông cũng đề cập một điều khoản trong thỏa thuận nhượng quyền trao cho Tổng thống Philippines quyền đòi lại tất cả tài sản năng lượng trong trường hợp “người dân gặp nguy” và an ninh quốc gia sẽ “được bảo vệ 100%”, theo tờ South China Morning Post.
Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ Juan Miguel Zubiri nói rằng “miễn chúng ta không đang bị xâm lược” thì việc Trung Quốc kiểm soát tiềm năng lưới điện không phải là vấn đề.
“Rõ ràng có một lo ngại an ninh quốc gia ở đây. Chúng ta đã trao (một phần) kiểm soát lưới điện của chúng ta cho một công ty nước ngoài vốn có lợi ích xung va chạm với đất nước chúng ta ở Biển Tây Philippines (biển Đông)”, Thượng nghị sĩ Richard Gordon nói.
TRI TÚC
Theo plo.vn
Niềm tin của người Philippines với Trung Quốc rơi xuống mức 'tệ hại'
Thăm dò mới cho thấy niềm tin của người Philippines với Trung Quốc giảm từ mức "kém" (poor) xuống mức "tệ hại" (bad), với "điểm tin tưởng" là -33 vào tháng 9.
Trái ngược với sự lựa chọn của Tổng thống Rodrigo Duterte, niềm tin của người Philippines dành cho Trung Quốc đã giảm xuống mức "tệ hại", trong khi với Mỹ vẫn duy trì ở mức "tuyệt vời", theo cuộc khảo sát gần đây do hãng thăm dò Social Weather Stations (SWS) thực hiện.
Rappler đưa tin kết quả được SWS công bố tối 20/11 cho thấy niềm tin của người Philippines đối với Trung Quốc giảm từ mức "kém" (poor) xuống mức "tệ hại" (bad), với "điểm tin tưởng" là -33 vào tháng 9.
Mức này kém hơn 9 điểm so với kết quả được công bố hồi tháng 6. Mỹ vẫn được người dân Philipines rất tin tưởng với mức điểm 72, không khác nhiều so với mức 73 hồi tháng 6.
Người dân Philippines đốt hình ảnh rồng Trung Quốc và ông Duterte trong một cuộc biểu tình hồi tháng 7, nhân kỷ niệm 3 năm phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hà Lan trong vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tranh chấp trên Biển Đông. Ảnh: Rappler.
Khảo sát được thực hiện từ ngày 27 đến 30/9, thông qua các phỏng vấn trực diện với 1.800 người trưởng thành tuổi từ 18 trở lên trên toàn quốc.
SWS yêu cầu người tham gia cho biết mức độ tin tưởng của họ đối với mỗi nước theo các mức: Tin tưởng rất nhiều, Tin tưởng khá nhiều, Không rõ, Tin tưởng khá ít, Tin tưởng rất ít, hoặc Chưa bao giờ nghe/đọc về nước này.
Dưới thời Tổng thống Duterte , Philippines theo đuổi cái gọi là "chính sách đối ngoại độc lập", chứng kiến nước này "xoay trục" xa rời các đồng minh lâu năm truyền thống như Mỹ để chuyển sang thân thiết hơn với Trung Quốc và Nga.
Ông Duterte cũng như các quan chức chính quyền tiếp tục bị chỉ trích vì xích lại gần Trung Quốc để đổi lấy các khoản cho vay và viện trợ, không cứng rắn với Bắc Kinh sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hà Lan năm 2016 liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông.
Theo news.zing.vn
Mỹ triển khai tàu chiến LCS ở Biển Đông để 'uốn nắn' Trung Quốc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định việc triển khai 2 tàu chiến duyên hải đến Biển Đông nhằm tăng cường sức mạnh tấn công và cảnh báo Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế. Hải quân Mỹ đang tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông bằng cách triển khai 2 tàu chiến ven biển (LCS) chuyên thực hiện các hoạt...