Biển Đông: Trung Quốc từ “quả quyết” đến “gây hấn”
Thả phao, dựng cột trụ và tháo dỡ các vật liệu xây dựng ở một hòn đảo không có người ở dường như là việc không hề đáng chú ý, nhưng nó lại đánh dấu sự leo tháng ở một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, nơi giàu có tài nguyên thiên nhiên. Nó cũng thể hiện cách Đông Nam Á ứng xử thế nào với sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc khu vực.
Những tuyên bố cứng rắn, thậm chí xảy ra đụng chạm đã trở thành một phần trong cuộc tranh cãi chủ quyền kéo dài ở Biển Đông. Tuy nhiên, gần đây, những vụ việc xảy ra một cách thường xuyên hơn và sự phê phán của các nước Đông Nam Á với hành động của Trung Quốc cũng trở nên mạnh mẽ hơn.
Bộ Ngoại giao Philippines cung cấp hình ảnh một tàu Trung Quốc bị phát hiện ở gần Reed Bank Ảnh: gmanews
Khu vực này không muốn đối đầu quân sự với Bắc Kinh, nhưng cũng không muốn mất phần lãnh thổ ở gần bờ biển của họ. Quốc tế hóa tranh chấp, bao gồm khuyến khích sự hiện diện của Mỹ ở vùng biển, là một cách để bảo vệ lợi ích của họ.
“ Tôi ngày càng thiên về từ gây hấn hơn là quả quyết để mô tả hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông. Và đó là sự khác biệt quan trọng“, Ian Storey, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore.
Vài tuần gần đây, Việt Nam và Philippines đã nhiều lần phản đối các tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền của họ ở Biển Đông. Trong số các vụ việc, chuyện Philippines cáo buộc Trung Quốc dựng cột trụ, tháo dỡ vật liệu xây dựng, thả phao ở gần Amy Douglas Bank có thể là nghiêm trọng nhất, thể hiện rõ cáo buộc Bắc Kinh vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002.
DOC là một thỏa thuận không ràng buộc giữa Trung Quốc và ASEAN. Thỏa thuận này kêu gọi kiềm chế và tránh các hành động có thể làm căng thẳng leo thang, bao gồm việc chiếm giữ vùng đất không có người ở – điều mà Manila nói rằng là sự “vi phạm nghiêm trọng”.
Trung Quốc, nước tuyên bố Manila vi phạm chủ quyền của họ, khẳng định rằng, các vật liệu tháo dỡ là để phục vụ mục đích khoa học ở trên phần lãnh thổ của họ và rằng nước này không có ý định chiếm giữ bãi đá ngầm.
“ Dù có là hành động quân sự hay không…Tôi cho rằng, nếu có công trình xây dựng mới ở nơi trước đây không có người ở, thì rõ ràng đó là sự vi phạm DOC“, Euan Graham, nhà nghiên cứu cấp cao của Chương trình Nghiên cứu Quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore nói.
Biển Đông trải rộng trên 1,7 triệu km vuông gồm hơn 200 hòn đảo (hầu như không có người ở), bãi đá ngầm… và được cho là rất giàu tài nguyên dầu khí cũng như nguồn cá.
Mặc dù có nhiều nước tuyên bố chủ quyền với Biển Đông (như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei) và tồn tại tình trạng chồng lấn chủ quyền, thì tranh chấp thường được coi là xảy ra giữa Trung Quốc – nước tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông và các bên còn lại.
Video đang HOT
Vấn đề là xác định chủ quyền thế nào. Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) công nhận chủ quyền quốc gia với vùng biển rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở của quốc gia ấy, bao gồm các đảo. Công ước còn có quy định với vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lý công nhận quyền tài phán với tài nguyên tự nhiên, nghiên cứu khoa học và công trình xây dựng. Các vụ việc gần đây đều xảy ra ở phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Philippines.
Trung Quốc luôn tuyên bố có chủ quyền lịch sử với vùng biển này kể từ thế kỷ thứ 7 và bác bỏ mọi tuyên bố chủ quyền hiện đại, nhưng nhấn mạnh sẵn sàng hợp tác với các bên khác cùng thăm dò khai thác chung.
Ngay cả chuyện đàm phán thế nào cũng là một vấn đề. Trung Quốc muốn hội đàm song phương, nhưng các nước Đông Nam Á muốn thông qua ASEAN. “ Biển Đông đã khiến hầu hết các nước Đông Nam Á thúc giục Mỹ duy trì hiện diện ở Đông Nam Á“, Carlyle Thayer, giáo sư tại Học viện Quốc phòng Australia nói.
Nguy cơ là vai trò của Mỹ khiến Trung Quốc phản ứng. Bắc Kinh đã nổi đóa khi Mỹ cùng với các bên liên quan khác đề cập vấn đề Biển Đông tại một diễn đàn khu vực năm ngoái. “ Đông Nam Á muốn Mỹ ủng hộ nhưng lại không muốn Mỹ làm phức tạp vấn đề hoặc hành động khiến Trung Quốc bị cô lập“, ông Thayer nói.
Một vấn đề khác với ASEAN là tranh không tác động tới toàn bộ 10 thành viên, mà hầu hết liên quan đến Việt Nam và Philippines với Malaysia và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền.
Những nước khác như Thái Lan, Myanmar hay Lào không có tuyên bố chủ quyền và cũng không đụng chạm nhiều với Bắc Kinh trong vấn đề này, trong khi đó Trung Quốc lại trở thành đối tác thương mại ngày càng quan trọng với tất cả các nước trong khu vực.
Gần đây, Philippines đã lo lắng về một sự việc tái diễn như ở Mischief Reef, cách tây nam Palawan 135 hải lý. Vào tháng 2/1995, Philippines phát hiện ra một công trình xây dựng của Trung Quốc ở khu vực này, họ nói đó là cơ sở quân sự nhưng Bắc Kinh khẳng định chỉ là nơi trú ẩn cho ngư dân. Công trình được xây dựng khi hải quân Philippines không thể tuần tra biển do thời tiết xấu.
Amy Douglas Bank cách Palawan 125 hải lý. Philippines cho biết có một số vụ việc khiêu khích xảy ra trong năm nay ở gần Reed Bank – cách Palawan 85 hải lý và cách Trung Quốc gần 600 hải lý.
“ Trung Quốc đã gia tăng hành động trong vài tháng qua và làm như thế là đang xói mòn tuyên bố “trỗi dậy hòa bình của họ”, mất đi thiện chí và đẩy các nước trong khu vực gần hơn với Mỹ“, Storey bình luận.
Theo VietNamNet
'Nếu dùng hải quân, Việt Nam sẽ mắc mưu Trung Quốc'
"Trong quan hệ Việt - Trung cần nhớ một điều cốt tử: Khi Việt Nam lùi thì Trung Quốc tiến, khi chúng ta đứng vững thì họ không làm gì được", nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nhận xét.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược (Bộ Công an), trao đổi với PV về ý đồ của Trung Quốc và những việc Việt Nam cần làm khi vùng đặc quyền kinh tế bị xâm lấn.
- Chỉ trong 2 tuần, các tàu của Trung Quốc liên tục phá cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Thiếu tướng nhận định như thế nào về những hành động này?
- Tôi cho rằng, Trung Quốc sẽ không dừng lại. Sau vụ 26/5 tôi đã nói là sẽ còn tái diễn và quả thực đúng như vậy. Nếu Việt Nam không có phản ứng thích đáng thì chỉ trong tuần tới sẽ lại xảy ra những sự kiện nghiêm trọng hơn.
Tàu Bình Minh 02 bị một trong 3 tàu hải giám Trung Quốc (ảnh dưới) phá hoại.
Trung Quốc khôn ngoan ở chỗ các vụ việc này đều thuộc chủ trì của cơ quan hành chính nhà nước, quân đội không nhúng tay. Tàu hải giám và ngư chính đều thuộc cơ quan nhà nước Trung Quốc, làm nhiệm vụ quản lý và xua đuổi. Hệ thống quản lý nhà nước trên biển Trung Quốc hùng mạnh như vậy trong khi tương quan Việt Nam chỉ có lực lượng cảnh sát biển mới thành lập.
- Vậy theo thiếu tướng, với tình hình hiện nay, lời giải nào dành cho Việt Nam khi các lực lượng dân sự, cảnh sát biển quá mỏng, trang bị thiếu?
- Nếu ta dùng hải quân đối phó thì mắc mưu của Trung Quốc, sa ngay vào bẫy mà họ giăng sẵn. Họ sẽ hô hoán với cả thế giới cũng như 1,3 tỷ dân Trung Quốc rằng Việt Nam gây xung đột trước.
Sau Hội nghị Shangri La 10, Trung Quốc thấy phản ứng không đủ độ của các nước ASEAN nên lập tức làm tới. Vụ tàu Viking II ngày 9/6 là hậu quả tất yếu. Để ngăn chặn và phòng ngừa hành động tiếp theo của Trung Quốc, Việt Nam phải thông báo cho người dân biết rõ âm mưu và hành động cụ thể của Trung Quốc; thông báo thế giới thông qua các kênh song phương đa phương, kể cả Liên Hợp quốc. Chúng ta không kích động chủ nghĩa dân tộc, nhưng Hiến pháp quy định người dân có quyền được biết thông tin và nhà nước phải có trách nhiệm thông báo rõ khi Tổ quốc bị xâm lấn.
Trong quan hệ Việt - Trung cần nhớ một điều cốt tử: Khi Việt Nam lùi thì Trung Quốc tiến, khi Việt Nam đứng vững thì Trung Quốc không làm gì được. Với Trung Quốc, ở tầm cao chiến lược, ta phải minh định 2 vấn đề: Dân tộc và giai cấp. Khi làm việc với lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc bao giờ cũng đưa vấn đề giai cấp lên trên hết, nhưng trong hành xử, Trung Quốc sử dụng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Tàu Viking II và tàu ngư chính Trung Quốc (ảnh dưới).
- Thường xuyên theo dõi những tuyên bố và hành xử của Trung Quốc, điều ông lo ngại là gì?
- Trong khoảng 10 năm nay, từ cấp lãnh đạo cao nhất tới các chính khách học giả Trung Quốc luôn tận dụng mọi cơ hội để quảng bá cái gọi là "Chiến lược phát triển hòa bình" mà lúc đầu họ gọi là chiến lược "Trỗi dậy hòa bình". Họ gửi thông điệp tới toàn thế giới rằng Trung Quốc phát triển nhanh, mạnh nhưng không đe dọa ai mà chỉ tạo cơ hội phát triển cho các nước khác. Họ ký Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông DOC 2002 với ASEAN trong đó quy định rõ ràng các bên không làm gì gây căng thẳng trên khu vực Biển Đông. Chỉ cách đây vài tháng, lãnh đạo cấp cao của họ cũng vừa nhắc lại thông điệp khẳng định Trung Quốc cam kết hợp tác với các nước đảm bảo Biển Đông hòa bình, phát triển.
Nhưng trên thực tế, họ liên tục có những việc làm phi lý như đối với tàu Bình Minh 02, Viking II, bắt giữ tàu cá của Việt Nam và các nước... Điều đó chứng tỏ họ có chủ đích, nằm trong kế hoạch độc chiếm Biển Đông.
Hai tuần nay tôi theo dõi cả đài truyền hình và phát thanh Trung Quốc, kể cả các trang mạng. Hàng trăm tờ báo, cơ quan phát thanh Trung Quốc nói rằng Việt Nam xâm phạm, gây hấn thậm chí xâm lược trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao của họ vu cáo Việt Nam trong hai vụ cắt cáp vừa qua. Đây là những hành động không chấp nhận được. Nhà cầm quyền Trung Quốc vừa gây hấn, xâm phạm chủ quyền độc lập Việt Nam vừa vu cáo Việt Nam. Họ bất chấp luật pháp quốc tế, đi ngược lại lời tuyên bố của chính mình.
- Có ý kiến lo ngại quan hệ hợp tác Việt - Trung sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế nếu tình hình biển Đông tiếp tục căng thẳng?
- Chúng ta không nên nhầm lẫn cũng như lo ngại về quan hệ các mặt hiện có của hai nước. Cần phải lấy chủ quyền quốc gia làm cốt lõi. Chủ quyền là tối thượng, trường tồn, thiêng liêng bất khả xâm phạm. Không ai được có quyền mặc cả chủ quyền quốc gia cả.
Có người đã nói với tôi nếu ta làm căng, Trung Quốc có thể dùng đòn cấm vận kinh tế với Việt Nam. Tôi không loại trừ khả năng này, song cần phải thấy rằng, Trung Quốc cũng có lợi ích kinh tế lớn từ việc hợp tác Việt Nam.
"Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế cũng như chính những tuyên bố của họ" Ảnh: Nguyễn Hưng.
- Về lâu dài, theo ông, đâu là vấn đề cốt lõi để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền biển?
- Trong quá trình phát triển sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển thì lực lượng vũ trang cần củng cố. Nhưng cái cần thiết hơn là tổ chức lại hệ thống quản lý nhà nước trên biển, trong đó có kiểm ngư, quản ngư, tổ chức lại cảnh sát biển. Điều này chúng ta có thể học tập ngay từ Trung Quốc. Chúng ta cũng cần đẩy mạnh chiến lược phát triển kinh tế biển, đầu tư cho ngư dân để tăng số lượng tàu cá, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
Còn về đầu tư cho quốc phòng theo tôi dù vẫn phải làm song không phải là thượng sách. Chúng ta ít tiền, cần đầu tư có trọng điểm. Theo tôi tính thì mỗi người Việt Nam bỏ ra khoảng 30 USD thì đã đủ để có hệ thống tên lửa bảo vệ vùng biển. Trên biển, ta nên lựa chọn trang bị phương tiện cần thiết nhất như tàu siêu tốc, ngư lôi. Tất cả trang bị nhằm tạo sức mạnh trước sự gây hấn.
Theo Pháp Luật XH
TPHCM: Chuyến xe "định mệnh" qua lời kể nạn nhân Chưa kịp đưa con trai đến bệnh viện chữa bệnh thì gia đình anh Nắng gặp nạn. Chiếc xe khách tông thẳng vào đuôi xe tải khiến 8 người tử vong, trong đó có vợ anh Nắng. Riêng anh và cậu con trai 3 tuổi trọng thương, đang được cấp cứu tại bệnh viện. Khuôn mặt bầm tím, rơm rớm máu với nhiều...