Biển Đông: Trung Quốc rải hệ thống giám sát tàu ngầm
Trong cuộc diễn tập trên Biển Đông mới đây, Hải quân Trung Quốc đã rải thiết bị giám sát tàu ngầm dưới đáy biển. Và các tàu ngầm của Mỹ vừa ra khỏi căn cứ trên đảo Guam có thể bị phát hiện ngay…
Sau khi Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ – Đô đốc Scott Swift, đích thân lên máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon bay trinh sát trên Biển Đông, Hải quân Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận lớn trên biển Đông từ ngày 22 đến 31-7.
Theo giới truyền thông Bắc Kinh, trong cuộc tập trận này, hải quân Trung Quốc đã tiến hành rải các thiết bị thu âm thanh dưới nước thuộc hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển, trong kế hoạch xây dựng “bức tường thành chống tàu ngầm Mỹ”.
Hàng loạt trang mạng “Đông Phương”, Thời báo Hoàn Cầu, Chinanews…, của Trung Quốc cũng tung ra một bức ảnh về hình mẫu “Mạng lưới quan trắc dưới đáy biển” Trung Quốc, ám chỉ việc Bắc Kinh đang xây dựng một mô hình hệ thống giám sát âm thanh dưới đáy biển.
Từ trước đến nay mới chỉ có Nga và Mỹ có đủ khả năng xây dựng được hệ thống giám sát âm thanh dưới đáy biển.
Có chuyên gia cho rằng, hệ thống này kết hợp với khả năng giám sát của máy bay tuần tiễu săn ngầm “Cao Tân-6″ (GX-6) sẽ đưa khả năng trinh sát chống ngầm của Trung Quốc lên “một tầm cao mới”, các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ vừa “lò dò” ra khỏi căn cứ trên đảo Guam đã bị phát hiện ngay lập tức.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hải quân Mỹ đã từng triển khai rộng khắp một mạng lưới các thiết bị cảm biến dưới nước thuộc hệ thống giám sát âm thanh chuyên theo dõi các tàu ngầm Liên Xô.
Hải quân Liên Xô cũng từng có những thiết bị dạng này, được rải xuống đáy các khu vực biển gần Liên Xô để ngăn chặn khả năng bị tàu ngầm Mỹ xâm nhập. Tuy nhiên, sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, chương trình này không rõ có còn được duy trì hay không.
Về phần Mỹ, tuy số lượng các thiết bị cảm biến đã giảm xuống nhưng hệ thống tại Thái Bình Dương vẫn còn tương đối hoàn chỉnh. Hơn nữa, Bộ Quốc phòng Mỹ đang nỗ lực phát triển công nghệ theo dõi, giám sát mới, chuyên dụng để đối phó với tàu ngầm Trung Quốc.
Mô hình đồ họa hoạt động của hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển (Đài Phượng Hoàng-Hồng Kông)
Video đang HOT
Trong kế hoạch phát triển các hệ thống săn ngầm của Cục quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ có một dự án phát triển mạng vệ tinh giám sát hải dương phiên bản mới, kết hợp với các thiết bị nghe trộm âm thanh dưới nước thế hệ mới.
Các thiết bị chặn thu âm thanh dạng Robot sẽ được triển khai tại tất cả các vùng nước nông và nước sâu trên đại dương, có khả năng phát hiện và theo dõi toàn bộ các loại tàu ngầm động cơ thông thường và động cơ hạt nhân của các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc đã phát triển được hệ thống các thiết bị giám sát âm thanh dưới đáy biển ít nhất cũng khiến hải quân nước này đủ khả năng giám sát mọi tàu ngầm trên biển Đông hay biển Hoa Đông.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Siêu UAV RQ-4B của NATO khiến Nga e ngại?
Gần đây, công ty Northrop Grumman (Mỹ) đã chuyển giao cho khối quân sự NATO siêu UAV do thám RQ-4B Block 40 đầu tiên.
Gần đây, công ty Northrop Grumman (Mỹ) đã chuyển giao cho khối quân sự NATO siêu UAV do thám RQ-4B Block 40 đầu tiên.
UAV do thám RQ-4B Block 40 Globle Hawk được Tập đoàn Northrop Grumman chuyển giao cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào ngày 4/6/2015. Đây là một trong 5 chiếc UAV hiện đại bậc nhất mà NATO đặt mua theo dự án xây dựng hệ thống giám sát mặt đất AGS với kinh phí lên tới 1,7 tỷ USD.
Cũng như hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm trên không của NATO, hệ thống giám sát mặt đất có khả năng quan sát các diễn biến trên mặt đất, cung cấp thông tin trước, trong và sau các chiến dịch của NATO.
Các thông tin tình báo giám sát và trinh sát trực tiếp mà hệ thống này mang lại sẽ vô cùng hữu ích cho một loạt các sứ mệnh quân sự của NATO như: yểm trợ bộ binh, bảo vệ - giám sát biên giới, gìn giữ hòa bình hay chống khủng bố.
Ngoài ra, những thông tin thu được cũng sẽ được sử dụng trong lĩnh vực dân sự như bảo đảm an ninh hàng hải, viện trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.
Trụ sở chính của hệ thống giám sát mặt đất được đặt tại căn cứ không quân Sigonella (Sicily -Italia).
Căn cứ này có nhiệm vụ triển khai lực lượng do thám, giám sát và tình báo chung của NATO.
Đây cũng là trung tâm đào tạo và khai thác tư liệu cho 28 nước thành viên mà nòng cốt của hệ thống này là phương tiện bay không người lái RQ-4B Block 40 Globle Hawk.
UAV do thám RQ-4B Block 40 Globle Hawk có sải cánh 39,9m, dài 14,5m, tải trọng cất cánh 14,5 tấn, tải trọng mang theo 1,3 tấn.
Phương tiện bay này có thể đạt độ cao tối đa 18,3km, phạm vi hoạt động 22.783km, thời gian hoạt động liên tục là 32 giờ, tốc độ tối đa 630km/h.
Đây là phiên bản thứ 27 của dòng phương tiện bay không người lái Globle Hawk và là phương tiện bay không người lái đầu tiên trang bị hệ thống radar tích hợp đa nền MP- RTIP.
Hệ thống radar này có thể giám sát, theo dõi cùng 1 lúc nhiều mục tiêu trên mặt đất.
Ngoài ra, radar tích hợp đa nền MP- RTIP còn được bố trí phần trên thân UAV để có khả năng theo dõi các mục tiêu trên không.
RQ-4B Block 40 Globle Hawk liên tục phát hiện và theo dõi mọi chuyển động trong khu vực giám sát, cung cấp hình ảnh các khu vực cần quan tâm trong mọi điều kiện thời tiết.
Với 5 UAV do thám RQ-4B Block 40 cùng với các căn cứ di động, hệ thống giám sát mặt đất sẽ giúp NATO phát triển khả năng phòng thủ trên mặt đất thông qua việc cung cấp các thông tin giám sát gần thời gian thực.
Anh Mão
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc biến đáy Biển Đông thành "pháo đài ngầm"? Nhật báo Miami Herald có trụ sở tại Mỹ mới đây dẫn phát biểu của nhiều chuyên gia quân sự nhận định, Trung Quốc có thể đang tìm cách giấu tàu ngầm trên Biển Đông. Pháo đài dưới đáy biển Trong nhiều tháng qua, Trung Quốc đã xây dựng hàng nhiều đảo nhân tạo cùng các cơ sở quân sự trên Biển Đông....