Biển Đông: Trung Quốc phủ nhận xây dựng sân bay trên rạn san hô tranh chấp
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh không xác nhận thông tin về kế hoạch xây dựng sân bay tại Gạc Ma, rạn san hô thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Biển Đông, theo Tiếng nói nước Nga.
Đảo Gạc Ma, nơi Trung Quốc cưỡng chiếm bất hợp pháp của Việt Nam từ năm 1988. Ảnh AP/Rolex Dela Pena
Trước đó, báo “South China Morning Post” (SCMP) cho hay Trung Quốc có kế hoạch chi 5 tỷ USD để xây dựng sân bay tại rạn san hô Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam, nằm trong nhóm các đảo của quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Tờ báo nói trên cho biết Bắc Kinh đang cố gắng biến bãi đá ngầm Gạc Ma chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam vào năm 1988 thành một đảo nhân tạo khổng lồ, trên đó có cả sân bay cho máy bay cất, hạ cánh, cảng biển riêng cho tàu quân sự và tàu dân sự.
Video đang HOT
Tổng thống Philippines, trong lần tố cáo Trung Quốc hồi tuần trước, đã chỉ đưa ra những bức ảnh chụp từ trên không các hoạt động hút cát để xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Tấm đồ họa của báo SCMP cho người ta nhìn thấy rõ hơn về quy mô của đảo nổi Gạc Ma, nơi để Bắc Kinh phô diễn sức mạnh quân sự nhằm uy hiếp cả Philippines và Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.
Theo các nhà phân tích, Trung Quốc đang đi từ phòng vệ sang tấn công.
Khi sân bay ở Gạc Ma hoàn thành, với sân bay đã có sẵn ở đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa (chiếm đóng trái phép của Việt Nam, Bắc Kinh sẽ có cớ thiết lập “Vùng nhận dạng phòng không trên biển” bao trùm cả Biển Đông.
Đây là điều từng được nhiều nước lo ngại sẽ xảy ra khi Bắc Kinh tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông hồi năm ngoái.
Theo NTD/Bizlive
RFI: Trung Quốc lộng ngôn khi Việt Nam và Philippines giao lưu thể thao
Mới đây, hải quân Việt Nam và Philippines ngày 08/06/2014 đã tổ chức giao lưu thể thao lần đầu tại quần đảo Trường Sa. Trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc khiến cho tình hình trong khu vực càng trở nên căng thẳng, cuộc giao lưu lần này được xem là nền tảng để đưa cả hai nước xích lại gần nhau. Theo đó, phía Trung Quốc thì lộng ngôn không biết xấu hổ rằng "đây là hành động phi pháp, xâm chiếm chủ quyền biển đảo của Trung Quốc".
Kyodo News ngày 09/06/2014 đưa tin, cuộc giao đấu được tổ chức trên đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sáng ngày 08/06/2014 có khoảng 30 binh sĩ hải quân Philippines đã hạ cánh trên đảo.
Hải quân Việt Nam - Philippines giao lưu tại đảo Song Tử Tây
Theo phát ngôn viên Hải quân Philippines cho biết, ngoài việc chia sẻ thông tin về tìm kiếm cứu nạn, an ninh hàng hải, cảnh báo thiên tai khu vực, hai đoàn cũng có các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ và các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền và kéo co. Các binh sĩ chia sẽ sau chuyến giao lưu rằng "Binh sĩ hai nước đã trở thành đồng đội, các trận đấu không có người thắng cuộc và thua cuộc".
Sau chuyến giao lưu như thế này, chiến sĩ của hai nước thêm gắn bó và thấu hiểu nhau
Tờ Minh Báo Trung Quốc ngày 09/04/2014 ngang ngược viết, cuộc giao lưu hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Philippines cho thấy hai nước đang liên hợp đối phó với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Thanh Vân (dịch từ RFI)
Theo NTD
Bài học giải quyết xung đột biển Đông Phán quyết của tòa án quốc tế lâu nay đã đem lại những hiệu lực gì cho các vụ việc xung đột hàng hải có liên quan tới Trung Quốc? GĐ Viện Luật Mỹ - Châu Á thuộc ĐH New York (Mỹ) vừa có bài viết phân tích câu chuyện này. Bài viết nói về sự trợ giúp của thể chế pháp lý...