Biển Đông: “Trung Quốc muốn giữ cả khung thành lẫn kiểm soát bóng”
Bài viết thể hiện đặc biệt lo ngại trước sự can thiệp tích cực, công khai của Mỹ đối với tình hình Biển Đông hiện nay, nhưng có tính chất xuyên tạc.
Ngày 22 tháng 8 năm 2014, cụm chiến đấu tàu sân bay USS Carl Vinson Hải quân Mỹ rời San Diego, đến Tây Thái Bình Dương, triển khai ở xung quanh Biển Đông
Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 9 tháng 10 đăng bài viết dẫn đài truyền hình CCTV phỏng vấn chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Triệu Trung xuyên tạc cho rằng, “thủ phạm” làm loạn Biển Đông là Mỹ (chứ không phải chính là Trung Quốc?).
Bài viết đổ lỗi không xấu hổ cho rằng, cùng với việc Mỹ tiếp tục can thiệp công khai vân đê Biên Đông, Biên Đông từng yên bình, nay bão tố khôn lường, từng bước bị đẩy ra trung tâm của vũ đài chính trị quốc tế, trở thành cuộc chơi cờ giữa Trung-Mỹ.
Theo bài báo, từ vinh Subic (Philippines) đến cảng Darwin (Australia), Mỹ không ngừng thắt chặt bao vây đối với Biên Đông. Chuyên gia Trương Triệu Trung trả lời phỏng vấn CCTV cho rằng, những năm gần đây Mỹ tiến hành viên trơ quân sư đối với các nước Singapore, Nhật Bản, Philippines, Việt Nam, không ngừng tăng cường kiểm soát đối với Biên Đông, đã trở thành “chủ mưu làm loạn” tình hình Biển Đông.
Ngoài luận điệu xuyên tạc nêu trên, Trương Triệu Trung coi Thái Bình Dương như một “sân bóng đá” khổng lồ, ở đó, Trung Quốc là “cầu thủ” đối đầu với Mỹ trên “sân bóng”, muốn giữ cả “cầu môn” lẫn muốn học cách kiểm soát bóng, lợi dụng tình hình, nắm quyền chủ động…
Ngày 22 tháng 8 năm 2014, cụm chiến đấu tàu sân bay USS Carl Vinson Hải quân Mỹ rời San Diego, đến Tây Thái Bình Dương, triển khai ở xung quanh Biển Đông
Với quan điểm gắp lửa bỏ tay người như trên, bài viết cho rằng, gần đây, Mỹ cho biết, không chỉ muốn triển khai máy bay tuần tra săn ngầm P-8 ở Malaysia, hơn nữa còn muốn liên tục tiến hành đến gần do tham ở Biên Đông, đồng thời cho rằng, hành động này là hoàn toàn có lý do.
Đối với tình hình Mỹ tiếp tục can thiệp Biển Đông, Trương Triệu Trung cho rằng, hiện nay Mỹ không ngừng bài binh bố trận ở xung quanh Trung Quốc, đã hoàn toàn từ tư tưởng mấy năm trước chuyển biến thành hành động thực tế.
Từ xây dựng căn cứ quân sự ở Okinawa đến các máy bay trinh sát P-3, EP-3 không ngừng tiến hành trinh sát ở Biển Đông, duy trì 1 ngày 24 giờ đến gần trinh sát Trung Quốc không gián đoạn, đồng thời triển khai cảng chính tàu sân bay ở Yokosuka Nhật Bản, tiến hành đóng quân ở Philippines. Gần đây, Mỹ còn cao giọng cho biết, muốn phát triển lại tàu ngầm thông thường.
Video đang HOT
Trương Triệu Trung cho rằng, hành động này là một tín hiệu tăng cường kiểm soát Biên Đông của Mỹ. Đồng thời xuyên tạc: Nhưng năm gân đây, Mỹ tiến hành viên trơ quân sư đối với cac nươc như Singapore, Nhật Bản, Philippinese, Viêt Nam, không ngừng tăng cường kiểm soát đối với Biên Đông, đã trở thành “thủ phạm làm loạn tình hình Biển Đông”.
Máy bay chiến đấu hạ cánh trên tàu sân bay USS Carl Vinson (nguồn mạng sina Trung Quốc)
“Mỹ cần kẻ thù mạnh Trung Quốc”
Theo bài viết, hiện nay, tranh châp Biên Đông đã trở thành vấn đề quan trọng tác động đến quan hê Trung-My. Đôi lâp vơi thái độ trung lập đối với Biên Đông của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, sau khi chấm dứt Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã áp dụng cách tiếp cận tích cực can thiệp đối với vân đê Biên Đông.
Năm 1998, Mỹ đặt vân đê Biên Đông vào khuôn khổ chiến lược an ninh châu Á-Thái Bình Dương, can thiệp vấn đề biển Đông, coi đây là một bộ phận quan trọng của chiến lược ngăn chặn Trung Quốc. Năm 2001, tàu sân bay USS Kitty Hawk (CV 63) Mỹ đến căn cứ quân sự Changi, Singapore, đánh dấu Quân đội Mỹ bắt đầu quay trở lại Đông Nam Á.
Thái độ của Mỹ lên xuống như vậy, nguyên nhân là Mỹ muốn lợi dụng vân đê Biên Đông ngăn chặn Trung Quốc. Trương Triệu Trung phán như vậy và tiếp tục xuyên tạc cho rằng, Mỹ cần một “kẻ thù mạnh”, tiến tới gia tăng ngân sach quôc phong, tăng cương quân bị, thúc đẩy phát triển công nghiệp quân sự của Mỹ, “kẻ thù’ này chính là Trung Quốc.
Vì vậy, Mỹ tận dụng các loại chiến lược như tạo ra mâu thuẫn, tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng để có thể làm giảm tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc, kiểm soát Thái Bình Dương, trấn giữ tuyên đương ra biển của Trung Quốc.
Ngày 22 tháng 8 năm 2014, cụm chiến đấu tàu sân bay USS Carl Vinson Hải quân Mỹ rời San Diego, đến Tây Thái Bình Dương, triển khai ở xung quanh Biển Đông
“Trung Quốc không chỉ muốn giữ cầu môn mà còn kiểm soát bóng”
Trương Triệu Trung cho rằng, tranh châp Biên Đông liên quan chặt chẽ với quan hê Trung-My, trở thành vấn đề quan trọng tác động đến phương hướng quan hệ Trung-Mỹ. Thái Bình Dương giống như một “sân bóng đá”, đối với tranh châp Biên Đông hiện nay, Trương Triệu Trung đưa ra đề nghị, cổ xúy Trung Quốc phải “làm tốt” trên 2 phương diện:
Một mặt phải dùng hành động thể hiện sự hiện diện trên “đất của mình” (Trung Quốc tham lam, muốn nuốt trọn Biển Đông, biến Biển Đông thành ao nhà mặc dù không có chủ quyền riêng đối với toàn bộ khu vực), áp dụng chiến lược phòng ngự tích cực, bảo vệ tốt “cửa” nhà mình; mặt khác, cho dù Mỹ không ngừng liên kết ngoại viện đe dọa Trung Quốc ở “cửa khung thành” Trung Quốc, là cầu thủ trên sân bóng, Trung Quốc không chỉ phải hiểu phòng thủ, mà phải học cách kiểm soát bóng, nắm bắt thời cơ, nắm chủ động, làm cho vân đê Biên Đông hạ nhiệt, giải quyết hợp lý tranh chấp Biển Đông.
Ngày 22 tháng 8 năm 2014, cụm chiến đấu tàu sân bay USS Carl Vinson Hải quân Mỹ rời San Diego, đến Tây Thái Bình Dương, triển khai ở xung quanh Biển Đông. Trong cụm chiến đấu này, ngoài tàu sân bay USS Carl Vinson, còn có 3 tàu khu trục tên lửa Aegis (DDG-105, DDG-101, DDG-104) và tàu tuần dương tên lửa CG-52
Theo Giáo Dục
Bộ Công an: Không biết có tìm được chị Lê Thị Thanh Huyền hay không
Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, cho biết đã chỉ đạo công an Hà Nội quyết liệt tìm kiếm thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền song việc có tìm được hay không thì "đến nay vẫn không thể khẳng định".
Tìm xác nạn nhân dưới chân cầu Thanh Trì (Hà Nội). Ảnh: Văn Duẩn
Tại cuộc họp báo do Bộ Công an tổ chức chiều 16/12, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, cho biết Bộ Công an đã chỉ đạo Công an TP Hà Nội khẩn trương, quyết liệt, sử dụng nhiều biện pháp để tìm kiếm thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền để có cơ sở xử lý nghiêm bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (chủ cơ sở thẩm mỹ Cát Tường, người gây ra cái chết cho nạn nhân Huyền rồi ném xác phi tang).
"Đến nay, không thể khẳng định có tìm được thi thể chị Huyền hay không. Quan điểm của Bộ Công an là chứng cứ đến đâu xử lý đến đó" - Thứ trưởng Hiếu nói.
Như Báo Người Lao Động đã nhiều lần thông tin, chị Lê Thị Thanh Huyền (SN 1974, ở ngõ 36 phố Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tử vong trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ tại thẩm mỹ viện Cát Tường do bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường làm chủ ngày 19/10.
Sau khi bị bắt, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường khai đã cùng nhân viên bảo vệ thẩm mỹ viện Đào Quang Khánh vứt thi thể chị Huyền xuống sông Hồng để phi tang từ cầu Thanh Trì (Hà Nội).
Từ chiều ngày 22/10, ngay sau khi được biết tin bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường vứt xác vợ xuống sông Hồng, lực lượng công an TP Hà Nội và gia đình nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền đã lập tức tổ chức tìm kiếm trên diện rộng.
Chiều ngày 29/10, trao đổi với báo chí bên lề phiên họp tổ của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho biết lực lượng công an vẫn đang tích cực truy tìm xác của nạn nhân Huyền. Các thợ lặn mò tìm dọc theo sông Hồng, tới cầu Yên Lệnh (nối giữa 2 tỉnh Hà Nam và Hưng Yên, cách Hà Nội khoảng 64 km theo đường bộ).
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung cho biết phải tìm được thi thể nạn nhân mới định được đúng tội danh của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường và khẳng định: "Chưa bao giờ có vụ nào mà cơ quan công an không tìm được xác. Cơ quan công an quyết tâm phải tìm thấy xác nạn nhân".
Tuy nhiên, đến nay, sau gần 2 tháng nỗ lực tìm kiếm dọc sông Hồng, đi rất xa hàng trăm km về phía dưới hạ lưu, ra cửa biển tìm, thuê thợ lặn tìm kiếm dưới chân cầu Thanh Trì, đến cơ sở thẩm mỹ viện Cát Tường, thậm chí là về quê bác sĩ Tường tìm kiếm, tốn kém hàng trăm triệu đồng nhưng lực lượng công an và gia đình vẫn chưa tìm thấy thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền.
Theo B.T.Ngọc
Người lao động
Vụ bảo mẫu bạo hành trẻ: Hậu họa từ sự thiếu quyết liệt Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó GĐ Sở GD - ĐT TPHCM cho rằng, vấn đề tại điểm giữ trẻ Phương Anh là địa phương đã kiểm tra, biết là trái phép nhưng xử lý thiếu quyết liệt... Vụ việc bạo hành trẻ tại điểm giữ trẻ Phương Anh (quận Thủ Đức, TPHCM) được đề cập tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác...