Biển Đông: Trung Quốc lôi kéo đồng minh
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua (20/8) đã bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài hai ngày đến Campuchia. Đây là chuyến thăm được các nhà phân tích nhận định là nhằm mục đích củng cố hơn nữa mối quan hệ đồng minh then chốt giữa Bắc Kinh với Phnom Penh ở Đông Nam Á trong bối cảnh Trung Quốc đang có một loạt tranh chấp với các nước khác trong khu vực và Mỹ đang ngày càng quan tâm đến những cuộc tranh chấp đó
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang ở thăm Campuchia
Theo chương trình nghị sự, ông Vương Nghị sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Campuchia Hun Sen và tiến hành hội đàm với người đồng cấp Hor Namhong. Ngoại trưởng Trung Quốc đến Phnom Penh chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh vừa thông báo món quà mới nhất trị giá 14 triệu USD dành cho Campuchia. Đó là những chiếc máy quét an ninh mà Campuchia có thể sử dụng ở các điểm kiểm soát an ninh ở khu vực biên giới.
Campuchia từ lâu đã là một trong những đồng minh quan trọng nhất của Trung Quốc trong khu vực. Nước này đã nhận gần 3 tỉ USD tiền viện trợ phát triển từ Bắc Kinh trong hơn 2 thập kỷ qua. Mối quan hệ này đang được củng cố trong bối cảnh Trung Quốc đối đầu với một loạt quốc gia Đông Nam Á vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông. Trung Quốc cũng thắt chặt quan hệ với Campuchia khi mà Mỹ và các nước phương Tây đang ngày càng quan tâm đến khu vực Đông Nam Á hơn.
Phnom Penh đã cung cấp sự ủng hộ quan trọng cho Bắc Kinh trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Một minh chứng rõ ràng cho sự ủng hộ này chính là việc Campuchia từng vì Trung Quốc mà khiến ASEAN bị chia sẽ, mất đoàn kết và dẫn đến thất bại của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hồi năm ngoái.
Khi đó, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 diễn ra ở Campuchia được xem là một thất bại cay đắng bởi lần đầu tiên trong lịch sử ra đời và tồn tại của hiệp hội này, các thành viên không đạt được sự đồng thuận để ra một tuyên bố chung sau khi kết thúc hội nghị. Lý do là Trung Quốc đã gây sức ép buộc nước chủ nhà cũng là Chủ tịch luân phiên khi đó của ASEAN – Campuchia không đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông vào tuyên bố chung. Vốn là một đồng minh thân thiết của Trung Quốc nên Phnom Penh dễ dàng bị khuất phục trước sức ép của Bắc Kinh. Campuchia đã chọn đứng về phía Trung Quốc thay vì là ASEAN.
Video đang HOT
Sau hội nghị trên, người ta bắt đầu hiểu rõ hơn “âm mưu” của Trung Quốc. Nước này rõ ràng đã tìm cách chia rẽ ASEAN để dễ bề đối phó với các nước đang có tranh chấp ở Biển Đông với họ.
Trung Quốc dùng tiền lôi kéo đồng minh
Vốn là nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và lớn thứ nhất khu vực Châu Á, Trung Quốc đã dùng sức mạnh và ảnh hưởng kinh tế của mình để thiết lập quan hệ thân thiết với các nước ASEAN đang có nhu cầu phát triển kinh tế cao như Campuchia, Myamar và Lào. Trong đó, Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến phát triển mối quan hệ kinh tế với Campuchia. Cường quốc số 1 Châu Á mạnh tay đầu tư vào Campuchia, với tổng vốn đầu tư thường gấp nhiều lần do với mức đầu tư của ASEAN hay Mỹ vào quốc gia Đông Nam Á.
Vì thế, “mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia gắn bó đến mức đã có những lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Campuchia. Tiền của Trung Quốc đi kèm với những ràng buộc về hình thức kinh doanh và những lợi ích chính trị”, ông Heng Pheakdey – Giám đốc sáng lập ra Viện Phát triển Bền vững Enrich, đã nhận định như vậy.
“Trong khi Campuchia cần tiền của Trung Quốc để phát triển kinh tế thì Trung Quốc lại cần Campuchia vì những lý do chiến lược và chính trị”, ông Heng Pheakdey – người chuyên nghiên cứu về mối quan hệ Trung Quốc-Campuchia, cho biết thêm.
Trung Quốc hiện vẫn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Campuchia và là một đối tác thương mại không thể thiếu của quốc gia Đông Nam Á này. Các công ty Trung Quốc đang hoạt động tích cực trong lĩnh vực năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác tài nguyên bất chấp những cáo buộc về việc các công ty này bị các nhà hoạt động nhân quyền và môi trường tố cáo là hoạt động không bền vững và không công bằng.
Nhà phân tích Heng Pheakdey cho biết, nhiều dự án đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và khai thác tài nguyên thiên nhiên, thường đi kèm với chất lượng kém và thiếu quan tâm đến những ảnh hưởng đối với xã hội cũng như môi trường khu vực.
Thách thức của Trung Quốc ở Campuchia chính là việc phải tạo dựng lại hình ảnh một đối tác đáng tin cậy bằng cam kết phát triển bền vững. “Trung Quốc cần tập trung hơn vào chất lượng chứ không phải số lượng”, ông Heng Pheakdey nói.
Mối quan hệ liên minh giữa Trung Quốc và Campuchia trên thực tế đang gắn bó khá chặt chẽ. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, hai nước này cần phải cẩn thận để không lặp lại điều đã xảy ra ở Myanmar. Trung Quốc từng có mối quan hệ liên minh gắn bó không kém với Myanmar nhưng người dân nước này sau đó ngày càng hoài nghi về ý định của Bắc Kinh trong quan hệ với họ.
Ngoài ra, Myanmar từng ở trong vòng tay của Trung Quốc nhưng sau khi Mỹ quay trở lại khu vực, mở rộng vòng tay với Myanmar thì mối quan hệ liên minh Myanmar-Trung Quốc bắt đầu lỏng dần. Trường hợp của Campuchia sẽ không ngoại lệ nếu Trung Quốc không thành công trong việc xây dựng lại hình ảnh là một đối tác tin cậy.
Theo_VnMedia
Khủng hoảng Ai Cập liệu dẫn đến can thiệp quốc tế?
Khi Ai Cập lún sâu vào khủng hoảng chính trị, một vài nhà phân tích cảnh báo rằng đất nước này đang hướng dần đến sự can thiệp của quốc tế và có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.
Người biểu tình ủng hộ ông Morsi vừa tuần hành vừa quan sát lo sợ bị "bắn tỉa" tại Cairo ngày 18/8. Ảnh: USAtoday.com
Nabil Fouad, một vị tướng đã về hưu và là chuyên gia về các vấn đề chiến lược quốc tế nói với Tân Hoa Xã rằng, ngày 15/8, Hội đồng bảo an LHQ đã tổ chức một cuộc họp khẩn về vấn đề Ai Cập, kêu gọi chấm dứt bạo lực và hòa giải dân tộc. Động thái này được xem như là bước đầu tiên hướng tới "quốc tế hóa" vấn đề Ai Cập.
Quốc tế hóa vấn đề Ai Cập sẽ phụ thuộc vào "Chính phủ lâm thời Ai Cập và quyết tâm làm dịu tình hình hay là tiếp tục đàn áp mạnh mẽ. Nếu chính phủ Ai Cập lựa chọn phương án giải quyết cứng rắn, điều này sẽ dẫn đến sự leo thang cấp quốc tế", ông Fouad nói.
Salah Salem, giáo sư chính trị tại Đại học Cairo, nói rằng khả năng can thiệp của quốc tế sẽ tăng sau khi Liên Hiệp Quốc gọi là những gì đã xảy ra ở Ai Cập là "thảm sát vố cớ". Ông dự báo rằng áp lực chính trị và kinh tế của cộng đồng quốc tế sẽ ngày càng tăng lên đối với chính phủ Ai Cập.
Tuy nhiên, Ahmed Al -Naqr, một chuyên gia chính trị, lại cho rằng nếu quốc tế hóa vấn đề Ai Cập, nước này sẽ rơi vào sự kiểm soát và chi phối của các quốc gia khác. "Vấn đề này là công việc nội bộ của Ai Cập, không đe dọa đến an ninh thế giới và cũng không cần Hội đồng bảo an LHQ phải can thiệp", ông Naqr nói.
Ông Naqr lưu ý rằng, đã qua ngày 18/9 mà LHQ cũng chưa đưa ra một giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng ở Ai Cập và đó là bằng chứng chứng tỏ Mỹ, Thổ Nhỹ Kỳ và các quốc gia phương Tây đã thất bại trong việc quốc tế hóa vấn đề Ai Cập.
Ngày 18/8, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu Herman Van Rompuy và Jose Manuel Barroso cảnh báo quân đội Ai Cập và chính phủ lâm thời rằng EU sẽ xem xét lại mối quan hệ với quốc gia này nếu không chấm dứt tình trạng bạo lực. Bạo lực leo thang hơn nữa có thể dẫn đến "những hậu quả không lường" cho Ai Cập và các nước láng giềng.
Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Mauritius và Ecuador đã quyết định rút đại sứ của họ tại Ai Cập, trong khi Pháp, Anh, Đức, Italy và Tunisia đã triệu hồi đại sứ để tham vấn về tình hình hiện nay ở Ai Cập.
Theo Báo tin tức
Siêu phẩm tên lửa Nga-Ấn đắt hàng Cho đến nay đã có tới 14 quốc gia bày tỏ sự quan tâm đến việc mua tên lửa "BrahMos" do Nga-Ấn Độ sản xuất. Ngày 30/7, Chủ tịch liên doanh Nga-Ấn BrahMos Aerospace, ông Sivathanu Pillai, đã thông báo thông tin nói trên trước báo giới. Tuy nhiên, ông Pillai từ chối nêu đích danh các khách hàng tiềm năng. Ông Sivathanu...