Biển Đông: Trung Quốc dùng ngoại giao “pháo hạm”?

Theo dõi VGT trên

Diễn đàn an ninh hàng năm của các nước Đông Nam Á thu hút sự chú ý lớn của các cường quốc trong khu vực và xa hơn nữa là cả Mỹ. Ngoại trưởng Jone Kerry sẽ tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN diễn ra cuối tuần này ở Brunei. Đây là chuyến công du đầu tiên đến khu vực Đông Nam Á của ông Kerry kể từ khi ông này tiếp nhận quyền lực từ bà Hillary Clinton.

Biển Đông: Trung Quốc dùng ngoại giao pháo hạm? - Hình 1

(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, họ không mong chờ hội nghị ASEAN lần này sẽ tìm kiếm được giải pháp nhanh chóng nào để giải quyết một trong những điểm nóng nhất thế giới hiện nay – đó là các cuộc tranh chấp Biển Đông.

Nhìn bề ngoài, một số cuộc tranh chấp căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở khu vực Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên hiện đang có dấu hiệu dịu đi trong một vài tuần trở lại đây. Tân Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hồi tháng 5 vừa rồi từng bày tỏ sẵn sàng tham gia thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử ở các vùng tranh chấp trong khu vực. Hai nước Việt Nam và Trung Quốc mới đây đã nhất trí thiết lập một đường dây nóng về Biển Đông.

Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc được cho là đã chuẩn bị rất nhiều yêu cầu để có thể trì hoãn bất kỳ cuộc thảo luận có ý nghĩa nào về vấn đề Biển Đông.

Trong khi bản thân việc tiến hành thảo luận về bộ quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc với 10 nước thành viên thuộc Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thể hiện sự tiến bộ của tiến trình này thì ông Vương Nghị lại vẫn đòi thực hiện ý tưởng về việc thành lập một hội đồng gồm những nhân vật xuất chúng để thảo luận về bộ quy tắc ứng xử trước khi số phận của nó được định đoạt. Đây là điều khó hiểu. Nhóm những nhân vật xuất sắc có thể sẽ bị sa lầy vào đủ những vấn đề khó giải quyết, đặc biệt là việc lựa chọn ai sẽ ngồi vào hội đồng này. “Đây là lý do tại sao Trung Quốc gợi ý thành lập nhóm những người xuất chúng ngay từ đầu tiên. Đó chỉ là một cơ chế để trì hoãn tất cả mọi việc lại”, ông Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore đã nhận định như vậy.

Video đang HOT

Cùng quan điểm với ông Storey, ông Carlyle Thayer – một giáo sư xuất sắc của Học viện Quốc phòng Australia và là một người theo dõi sát sao các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, cũng cho rằng, ý định của Trung Quốc là “câu giờ”, kéo dài thêm thời gian để họ có thể thiết lập đủ ảnh hưởng đối với khối ASEAN nhằm gây áp lực buộc Philippines phải rút vụ kiện lên tòa án quốc tế của nước này. Manila hồi tháng 1 đầu năm đã quyết định đưa vụ tranh chấp ở Biển Đông giữa nước này với Trung Quốc ra giải quyết tại tòa án quốc tế theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Mục đích của Manila là muốn tòa án quốc tế ra phán quyết bác bỏ đường 9 đoạn phi lý của Trung Quốc đồng thời ngăn chặn các cuộc xâm nhập của Trung Quốc vào khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines theo UNCLOS. Philippines muốn thách thức tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.

Trung Quốc đã thẳng thừng bác bỏ khả năng tham gia vào vụ kiện của Philippines, nói rằng chủ quyền của họ đối với vùng lãnh hải tranh chấp là “không phải bàn cãi”.

Song song với đó, Bắc Kinh cũng tăng cường các cuộc tuần tra quân sự và bán quân sự ở Biển Đông, cản trở Philippines quay trở lại bãi cạn Scarborough – một khu vực mà Manila tuyên bố thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

“Trung Quốc vừa miệng nói đàm phán vừa sử dụng ngoại giao pháo hạm (vũ lực) để gây áp lực đối với các quốc gia Đông Nam Á”, ông Thayer cho biết.

Mỹ tiếp tục can dự vào vấn đề Biển Đông?

Không còn nghi ngờ gì nữa về chính sách của Trung Quốc. Mới đây, ngày hôm qua (27/6), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lên tiếng cảnh báo rằng, Bắc Kinh sẽ đáp trả nếu các nước khiêu khích bằng cách chiếm đóng những bãi đá, bãi cạn ở Biển Đông mà Trung Quốc đòi là thuộc chủ quyền của họ. Lời cảnh báo này được đưa ra sau khi Philippines hồi tuần trước đưa binh lính và nguồn cung cấp hậu cần đến bãi cạn Second Thomas. Đây là bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Philippines chiếm đóng.

Ông Vương Nghị cũng cảnh báo “bên thứ ba”, ám chỉ đến Mỹ, Nhật. Ông này nói: “Nếu các nước có tranh chấp ở Biển Đông tìm cách khẳng định chủ quyền thiếu cơ sở của họ bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ các lực lượng bên ngoài thì điều đó sẽ hoàn toàn vô ích. Các nỗ lực đó cuối cùng sẽ được chứng minh là một tính toán chiến lược sai lầm, không đáng để bỏ công”.

Ông Vương Nghị còn tuyên bố, “nếu các nước có tranh chấp ở Biển Đông chọn cách đối đầu với Trung Quốc thì con đường đó chắc chắn sẽ thất bại”.

Mỹ và Philippines hôm qua đã khai hỏa một cuộc tập trận hải quân chung kéo dài 5 ngày ở ngoài khơi bãi cạn Scarborough – đây là nơi chứng kiến cuộc đối đầu vô cùng căng thẳng và quyết liệt giữa Bắc Kinh và Manila trong thời gian vừa qua. Philippines cũng đang ngày càng công khai trong việc sẵn sàng mời một số lượng lớn binh lính Mỹ đến đóng tạm thời tại nước này. Đây là một phần trong kế hoạch của Washington nhằm tái cân bằng lực lượng trong khu vực.

Với những yếu tố phân tích ở trên, người ta cho rằng, hội nghị ASEAN cuối tuần này sẽ khó đạt được kết quả gì lớn trong vấn đề giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Và đối với nhiều nhà quan sát, vấn đề thu hút sự quan tâm lớn nhất của họ lúc này là liệu Ngoại trưởng Kerry có cam kết can dự vào các vấn đề an ninh hàng hải ở khu vực như bà Clinton từng làm hay không. Trước đây, cựu Ngoại trưởng Clinton từng nhiều lần nhấn mạnh, Mỹ có lợi ích trong việc thúc đẩy tìm kiếm một giải pháp đa quốc gia cho vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

Theo vietbao

Tướng Mỹ phản đối dùng vũ lực chiếm Biển Đông

Mỹ sẽ phản đối bất kỳ nước nào có ý định dùng vũ lực để giành quyền kiểm soát các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, một chỉ huy quân sự hàng đầu của Mỹ ở Thái Bình Dương hôm nay (5/6) đã tuyên bố như vậy. Theo ông này, các nước có tranh chấp cần phải tìm kiếm sự thoả hiệp để giải quyết cuộc tranh chấp ở khu vực Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên.

Tướng Mỹ phản đối dùng vũ lực chiếm Biển Đông - Hình 1

Đô đốc Samuel Locklear - người đứng đầu Bộ Chỉ huy Mỹ ở Thái Bình Dương

"Chúng tôi sẽ phản đối bất kỳ động thái dùng vũ lực nào của bất kỳ ai nhằm tìm cách phá vỡ sự nguyên trạng đang có", Đô đốc Samuel Locklear - người đứng đầu Bộ Chỉ huy Mỹ ở Thái Bình Dương, đã tuyên bố như vậy trước giới phóng viên khi đến thăm Malaysia. Ông này nói: "Chúng ta cần phải duy trì thế nguyên trạng hiện nay cho đến khi chúng ta thiết lập được một bộ quy tắc ứng xử hoặc tìm được một giải pháp hoà bình mà các bên đều có thể chấp nhận được".

Khi đưa ra phát biểu trên Đô đốc Locklear không đề cập cụ thể đến bất kỳ tên nước nào. Tuy nhiên, người ta tin rằng, đó rõ ràng là một thông điệp cứng rắn mà vị chỉ huy của Mỹ muốn nhắn gửi đến Trung Quốc. Trong suốt nhiều tháng qua, Trung Quốc liên tiếp có những hành động hung hăng, hiếu chiến nhằm xác lập chủ quyền ở những vùng tranh chấp trên Biển Đông. Diễn biến này đã gây ra lo ngại về khả năng bùng phát những cuộc xung đột giữa Trung Quốc với các nước có tranh chấp ở Biển Đông như Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

Các nước Đông Nam Á đang nỗ lực tìm kiếm một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc ở Biển Đông nhằm ngăn chặn những hành động thù địch, hiếu chiến và từ đó chặn đứng khả năng xảy ra xung đột. Tuy nhiên, Bắc Kinh đến giờ vẫn chưa cho biết rõ khi nào họ mới sẵn sàng thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử như vậy với các nước ASEAN.

Đô đốc Locklear khẳng định, Mỹ không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp chủ quyền nhưng ông này tin rằng, một bộ quy tắc ứng xử có thể giúp các sĩ quan hàng hải "hiểu rõ giới hạn những việc mà họ có thể làm vì lợi ích tốt nhất cho một giải pháp hoà bình".

Trung Quốc muốn giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông thông qua đàm phán song phương trực tiếp với từng nước có liên quan. Tuy nhiên, các nước Đông Nam Á lại muốn thông qua tiến trình đàm phán đa phương bởi ai cũng hiểu, nếu đàm phán song phương, Trung Quốc sẽ dễ bề lấy thế của nước lớn để uy hiếp các nước nhỏ hơn.

Theo vietbao

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump giải thể Bộ Giáo dục Mỹ?
11:19:16 13/11/2024
Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Một người thắng 85 triệu USD nhờ đặt cược ông Trump đắc cử
21:20:22 14/11/2024
Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria
06:38:21 14/11/2024
Tỷ phú Elon Musk tiết lộ cách hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ
07:11:31 14/11/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhận định thời cơ tấn công Iran đã đến
05:00:43 13/11/2024
Ông Trump tuyên bố lập một bộ 'chấn động', do 2 tỉ phú lãnh đạo
19:08:44 14/11/2024

Tin đang nóng

Trạng thái bất ổn của An Tây khi nghe lệnh bắt giữ
20:34:35 14/11/2024
Vụ Chi Dân, An Tây bị bắt: Thiếu trách nhiệm khi là người nổi tiếng
21:51:12 14/11/2024
Bị chỉ trích vì 'ở rể' nhà Hồ Ngọc Hà, Kim Lý lần đầu chia sẻ đầy bất ngờ
23:42:29 14/11/2024
HOT nhất Weibo: "Tóm sống" nam diễn viên đình đám 2 lần lén lút đến nhà nữ thần Tân Cương đẹp nhất nhì showbiz hẹn hò
19:42:25 14/11/2024
Chi Dân, An Tây, Trúc Phương là những 'mắt xích' cuối trong đường dây ma túy
20:21:26 14/11/2024
Hoa hậu Andrea Rubio lên tiếng về chiến thắng của Huỳnh Thị Thanh Thủy tại Miss International
21:54:19 14/11/2024
Mới ở cữ được 2 tháng, tôi tá hỏa khi nhận được tin 'sét đánh' của chồng từ đứa bạn thân
19:30:27 14/11/2024
An Tây từng giàu có, sang chảnh thế nào trước khi bị bắt?
23:07:21 14/11/2024

Tin mới nhất

Gây quỹ kỷ lục, tại sao chiến dịch tranh cử của bà Harris vẫn nợ 20 triệu USD?

05:02:34 15/11/2024
Ngay sau khi ông Biden rút khỏi cuộc tranh cử tổng thống sau một cuộc tranh luận thất bại với ông Trump, đảng Dân chủ đã tập hợp xung quanh bà Harris và chiến dịch của bà.

Meta bị phạt hơn 800 triệu USD vì vi phạm quy định chống độc quyền của EU

05:01:11 15/11/2024
Mức phạt này là một trong những mức phạt lớn nhất mà EC đã áp đặt đối với các tập đoàn công nghệ quy mô lớn trong những năm gần đây, đồng thời nằm trong 10 mức phạt nặng nhất của EU liên quan đến các quy định chống độc quyền.

Tỷ lệ người Ukraine ủng hộ gia nhập EU và NATO suy giảm

04:58:34 15/11/2024
Về phân bố địa lý, ủng hộ gia nhập EU có sự chênh lệch rõ rệt giữa các vùng miền. Khu vực phía Tây Ukraine ghi nhận tỷ lệ ủng hộ cao nhất, trong khi người dân ở phía Nam và phía Đông thể hiện mức độ ủng hộ thấp hơn.

Khu vực ngoại giao đoàn ở thủ đô của Syria bị tấn công

04:56:07 15/11/2024
Tuyên bố của quân đội Israel nêu rõ mục đích của các cuộc tấn công này là phá hủy và làm suy yếu năng lượng quân sự của nhóm vũ trang Hezbollah ở Liban.

Israel liên tiếp không kích, nã pháo vào ngoại ô thủ đô Beirut của Liban

04:52:40 15/11/2024
Theo thống kê của Bộ Y tế Liban, ít nhất 3.365 người đã thiệt mạng và hơn 14.300 người bị thương do các cuộc tấn công của Israel kể từ khi giao tranh bùng phát hồi tháng 10 năm ngoái.

Siêu bão Usagi tấn công Philippines

21:16:14 14/11/2024
Cơ quan thời tiết quốc gia của Philippines lúc đầu đã nâng mức cảnh báo bão cao nhất, nhưng đã hạ xuống mức cao thứ hai khi bão Usagi đổ bộ.

Đài Loan muốn chứng tỏ với ông Trump về nỗ lực củng cố phòng vệ?

20:14:13 14/11/2024
Đài Loan đã gửi một tín hiệu rõ ràng tới Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rằng Đài Loan nghiêm túc trong việc củng cố năng lực phòng thủ của mình, theo AFP hôm nay 14.11.

Đặc sắc lễ rước Phasatpheung ở Lào

20:01:40 14/11/2024
Vì vậy, nghi lễ rước Phasatpheung tại Lễ hội Thatluang đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tâm linh ở Lào nói chung và người dân thủ đô Viêng Chăn nói riêng.

Hezbollah tấn công vào quân Israel

20:00:33 14/11/2024
Hezbollah ngày 13.11 tuyên bố đã phóng tên lửa vào các binh sĩ Israel gần thị trấn biên giới quan trọng Bint Jbeil ở miền nam Li Băng.

COP29: Chần chừ sẽ làm tăng chi phí ứng phó với biến đổi khí hậu

19:59:34 14/11/2024
Báo cáo nêu rõ: Nếu không có tiền đầu tư trước năm 2030, áp lực sẽ tăng lên trong những năm tiếp theo, tức là sẽ tốn kém hơn để đạt được sự ổn định khí hậu .

Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp gặp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

19:58:33 14/11/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến có cuộc hội đàm về nhiều điểm nóng toàn cầu, khi gặp nhau tại Peru vào ngày 16.11.

Rộ tin ông Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

19:55:45 14/11/2024
Các nguồn tin cho hay đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang soạn thảo danh sách chi tiết các nhân vật cấp cao sẽ bị cho nghỉ việc tại Lầu Năm Góc.

Có thể bạn quan tâm

Thực hư ăn mì chính gây hại cho sức khỏe?

Sức khỏe

04:49:31 15/11/2024
Mặc dù mì chính đã được FDA đánh giá là chất điều vị an toàn, tuy nhiên đôi khi vẫn có ngoại lệ. Trường hợp bạn là người dị ứng với mì chính và bị say mì chính ở mức độ nặng, tốt nhất bạn không nên sử dụng loại gia vị này.

Hồng Đăng ngọt ngào với vợ, Quốc Trường bị trêu là 'ông hoàng tiệc cưới'

Sao việt

23:37:33 14/11/2024
Diễn viên Hồng Đăng gửi lời ngọt ngào đến bà xã, Quốc Trường bị trêu là Ông hoàng tiệc cưới vì tham dự nhiều đám cưới.

Song Luân phản ứng bất ngờ vì bị nói có vai công tử Bạc Liêu 'nhờ quan hệ'

Hậu trường phim

23:34:38 14/11/2024
Diễn viên Song Luân bất ngờ khi nghe thông tin anh nhận vai công tử Bạc Liêu trong bộ phim cùng tên nhờ quan hệ quen biết với nhà sản xuất.

Độc Đạo những tập cuối: Long bị Phùng sát hại, Hồng quay lưng với cả gia đình?

Phim việt

23:17:32 14/11/2024
Chỉ còn ít tập nữa, Độc đạo sẽ chính thức khép lại nhưng diễn biến phim vẫn căng như dây đàn và khiến khán giả khó đoán được đoạn kết.

Màn ảnh Hoa ngữ có 1 cô dâu đẹp kinh diễm, diễn xuất bùng nổ giúp phim leo top 1 rating

Phim châu á

23:13:42 14/11/2024
Nhận được sự quan tâm lớn, nhan sắc của Chu Khiết Quỳnh một lần nữa trở thành hot topic. Cô sở hữu nét ngài khả ái, sắc sảo đậm chất Á Đông cùng khuôn miệng chúm chím và đôi mắt xếch nhẹ đầy cuốn hút.

Tang lễ Song Jae Rim: "Nàng cháo" nhắn nhủ gây xót xa, Kim Soo Hyun - So Ji Sub và dàn sao gửi hoa tiễn biệt

Sao châu á

23:00:00 14/11/2024
Vào 12h trưa ngày 14/11, gia đình cùng những người thân thiết đã làm lễ truy điệu, tiễn biệt tài tử 39 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng.

Chi tiết 'phi lý' nhưng 'Võ sĩ giác đấu 2' vẫn nhận 'mưa' lời khen

Phim âu mỹ

22:56:24 14/11/2024
Trước khi công chiếu trên toàn thế giới, phim Võ sĩ giác đấu 2 (Gladiator II) của đạo diễn gạo cội Ridley Scott nhận mưa lời khen từ các bài phê bình phim.

Thủ môn Nhật Bản thành hiện tượng ở Italy

Sao thể thao

22:53:50 14/11/2024
Tại Serie A mùa 2024/25, Zion Suzuki nổi lên như một trong những ngôi sao gây bất ngờ lớn nhất. Anh tỏa sáng ở chính đội bóng cũ của huyền thoại Gianluigi Buffon.

Nghệ sĩ cải lương kể chuyện hát lót, bị ép cát sê khiến Hồng Vân xót xa

Tv show

22:52:24 14/11/2024
Kể câu chuyện về hành trình vươn lên của một nghệ sĩ trẻ dù đối diện với nhiều thử thách, Thy Nhung khiến NSND Hồng Vân thấy nghẹn ngào.

Ca sĩ lừa doanh nhân "chạy án" chiếm đoạt 7 tỉ đồng

Pháp luật

22:36:14 14/11/2024
Mãi đến năm 2020, khi tham gia cuộc thi dành cho các doanh nhân đam mê nghệ thuật mang tên Tình khúc giọng ca vàng 2020 , Kháng kết hợp cùng ca sĩ Kim Thoa thể hiện ca khúc Nói với người tình và giành giải Quán quân.

Nhóm thanh niên bỏ chạy tán loạn vào nhà dân ẩn nấp, diễn biến sau đó khiến nhiều người dở khóc dở cười

Netizen

22:34:25 14/11/2024
Hình ảnh nhóm thanh niên đang đi trên đường bất ngờ bỏ chạy tán loạn vào nhà dân ẩn nấp khiến nhiều người tò mò không hiểu chuyện gì xảy ra.