Biển Đông: Trung Quốc đang tìm mọi cách để né tránh UNCLOS

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc đang dùng khái niệm “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử” để thoát khỏi sự ràng buộc của UNCLOS nhằm độc chiếm Biển Đông.

Trung Quốc đang ồ ạt tiến hành việc cải tạo, xây đắp các bãi đá ở Biển Đông. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tiễn quốc tế và luật pháp quốc tế, có thể khẳng định rằng, việc xây dựng trên biển, cho dù với quy mô lớn, sẽ không giúp Trung Quốc củng cố yêu sách chủ quyền.

Lường trước phương án này bị phá sản, Trung Quốc sẵn sàng thực hiện kế hoạch B với tên gọi “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử”. Với kế hoạch này, Trung Quốc muốn loại trừ, thoát ra khỏi sự ràng buộc của Công ước Luật Biển năm 1982 ( UNCLOS); thay vào đó là những căn cứ “lịch sử” mơ hồ để độc chiếm Biển Đông.

Biển Đông: Trung Quốc đang tìm mọi cách để né tránh UNCLOS - Hình 1

Hoạt động cải tạo đảo phi pháp của Trunq Quốc ở Biển Đông khiến các nước hết sức lo ngại. (Ảnh: AP)

Nhiều quốc gia ven Biển Đông có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phù hợp với UNCLOS. Luật biển không cho phép yêu sách vùng biển dựa trên căn cứ “lịch sử” của một quốc gia đè xóa lên những vùng biển được hưởng một cách chính đáng. Nói cách khác, chủ quyền lịch sử cũng … không thể loại trừ UNCLOS.

Những năm gần đây, thay vì căn cứ vào UNCLOS, Trung Quốc thường sử dụng cụm từ “bằng chứng lịch sử” để áp đặt yêu sách độc chiếm Biển Đông của mình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng tuyên bố, “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Biển Đông và các đảo ở đây”. Có thể nhận thấy ngay, cơ sở pháp lý của tuyên bố này không dựa trên UNCLOS vì chủ quyền của một quốc gia ven biển không được vượt quá giới hạn 12 hải lý.

Năm 2012, Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã mời thầu các lô dầu khí nằm đối diện với bờ biển miền Trung của Việt Nam. Trung Quốc ngang ngược tuyên bố, khu vực này nằm trong “vùng nước thuộc quyền tài phán của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Tuy nhiên, một phần của những lô này (BS16, DW 04) nằm ngoài vùng nước 200 hải lý tính từ bất cứ các đảo nào mà Trung Quốc yêu sách. Đây là yêu sách quyền tài phán vượt quá quy định của UNCLOS.

Nội luật của Trung Quốc cũng cho thấy rõ, nước này yêu sách vùng biển không dựa trên UNCLOS. Ví dụ, Luật Bảo vệ Môi trường Biển của nước này có phạm vi áp dụng: “các vùng nước nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các vùng biển khác thuộc quyền tài phán của Công hòa Nhân dân Trung Hoa.”

Đối chiếu với UNCLOS, không rõ khái niệm “các vùng biển khác” còn ám chỉ vùng biển nào nữa ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Cụm từ này có thể diễn giải các vùng biển mà Trung Quốc cho rằng mình có quyền lịch sử,vv…

Rõ ràng, bên cạnh việc ra sức nguỵ tạo các căn cứ pháp lý, Trung Quốc còn có cách tiếp cận khác, sử dụng danh nghĩa lịch sử hoặc quyền lịch sử để thiếp lập một hiện trạng mới ở Biển Đông.

Những bằng các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này, GS. Michael Yahuda, Trường Khoa học Chính trị và Kinh tế London (Anh) khẳng định, không có căn cứ lịch sử nào cho yêu sách của Trung Quốc: “Tôi phát hiện một điều rất thú vị rằng, yêu sách của Trung Quốc dựa trên các chứng cứ lịch sử nhưng khi nghiên cứu kỹ thì sự thật lại là … không có căn cứ lịch sử nào cho yêu sách của nước này .

Tuy vậy, chúng ta vẫn hãy cùng xem liệu yêu sách vùng nước lịch sử hay quyền lịch sử của Trung Quốc có căn cứ trong luật pháp quốc tế hay không.

Một quốc gia có yêu sách lịch sử phải thông báo cho cộng đồng quốc tế về yêu sách đó để ít nhất các quốc gia khác có cơ hội phủ nhận bất kỳ sự ngầm công nhận mặc nhiên nào đối với yêu sách.

Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra yêu sách rõ ràng về “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử”; gần như không có văn bản pháp luật, tuyên bố hay các phát biểu chính thức nào của nước này trước cộng đồng quốc tế về yêu sách lịch sử đối với phần lớn diện tích Biển Đông.

Video đang HOT

Ngôn từ “quyền lịch sử” trong Luật Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này, dưới góc độ thuật ngữ pháp lý, là một cụm từ mơ hồ, có mục đích cài cắm. Những từ ngữ này không tự sinh ra một yêu sách. Một số luật và quy định khác của Trung Quốc có đề cập đến “các vùng biển khác thuộc quyền tài phán của Công hòa Nhân dân Trung Hoa” nhưng cũng không hề có bất cứ giải thích nào về bản chất, cơ sở hay là vị trí địa lý của quyền tài phán đó và các luật đó cũng không cho biết dựa vào đâu khi đề cập đến “yêu sách lịch sử”.

Việc Trung Quốc xuất bản bản đồ “đường lưỡi bò” năm 1947 không phải là thông báo chính thức của một yêu sách biển. Xuất bản bản đồ chỉ ở trong nước bằng tiếng Trung không thể là một thông báo đủ rõ ràng để cộng đồng quốc tế có thể hiểu chính xác về yêu sách đó, kể cả nếu như trước đó, nước này đã từng khẳng định yêu sách.

Hơn nữa, phán quyết trong vụ tranh chấp biên giới giữa Burkina Faso và Mali, Tòa án Quốc tế (ICJ) tuyên bố về sức mạnh pháp lý của bản đồ như sau: “Các bản đồ chỉ có giá trị cung cấp thông tin mà độ chính xác thay đổi theo từng vụ án; bản thân các bản đồ và chỉ riêng sự tồn tại của các bản đồ không thể thiết lập nên danh nghĩa chủ quyền mà phải là một tài liệu có hiệu lực pháp lý theo Luật Quốc tế về việc thiết lập các quyền lãnh thổ. Tất nhiên, trong một số trường hợp, các bản đồ có thể đạt được hiệu lực pháp lý đó nhưng hiệu lực pháp lý đó không phải phát sinh từ chính giá trị bản đồ đó mà bởi các bản đồ đó gắn chặt ý chí của quốc gia hay các quốc gia liên quan. Ví như các bản đồ là phụ lục của một văn bản chính thức, cấu thành một bộ phận không thể tách rời của văn bản đó. Ngoại trừ trường hợp rõ ràng này, bản đồ chỉ là bằng chứng phụ với mức độ tin cậy khác nhau hoặc không đáng tin cậy được sử dụng cùng các bằng chứng gián tiếp khác để thiết lập hay khôi phục lại các sự kiện trên thực tế.”

GS. Erik Franckx, Thành viên Tòa trọng tài thường trực Lahay khẳng định, chỉ riêng bản đồ “đường lưỡi bò” chưa đủ để có thể quyết định quy chế pháp lý của cả Biển Đông và các đảo trong đó: “Bản thân Trung Quốc cho đến giờ vẫn không đưa ra được cách giải thích hợp lý, hợp pháp về yêu sách của mình. Việc đưa ra bản đồ “đường lưỡi bò” chưa đủ để bảo vệ chủ quyền của họ ở Biển Đông, cần phải có rất nhiều yếu tố khác để chứng minh quyền lịch sử”.

Biển Đông: Trung Quốc đang tìm mọi cách để né tránh UNCLOS - Hình 2

Phiên xét xử hồi tháng 7 tại Tòa Trọng tài Thường trực La Haye. (Ảnh:Rappler)

Tuyên bố Lãnh hải năm 1958 của Trung Quốc cũng mẫu thuẫn với quan điểm cho rằng Trung Quốc đã yêu sách “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử” đối với 80% diện tích Biển Đông. Tuyên bố này có đoạn viết, “biển cả” chia tách Trung Quốc đại lục và các đảo ven bờ với “tất cả các đảo khác của Trung Quốc”.

Cụm từ “biển cả” cho thấy rõ, Trung Quốc không xem các vùng nước chung quanh các bãi đá nửa nổi nửa chìm là vùng nước lịch sử. Khái niệm “biển cả” rất khác biệt về quy chế pháp lý so với các vùng biển mà các quốc gia được hưởng và không phải là đối tượng để một quốc gia có thể chiếm hữu hay độc quyền sử dụng. Đây là một nguyên tắc pháp lý đã được xác lập trong nhiều thế kỷ trước Tuyên bố năm 1958 của Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ John McCain của Mỹ cho rằng, tuyên bố Biển Đông thuộc chủ quyền lịch sử của Trung Quốc là không đúng sự thật: “Trung Quốc cho rằng, nước này có chủ quyền ở Biển Đông. Đó là tuyên bố không đúng sự thật. Khu vực này là vùng biển quốc tế.” Yêu sách này cũng không được UNCLOS công nhận!

Có hai điều khoản trong UNCLOS nhắc đến vịnh “lịch sử” (Điều 10) và danh nghĩa “lịch sử” (Điều 15). Nhưng các điều khoản này chỉ được áp dụng đối với các vịnh và các cấu tạo ven biển tương tự khác, không áp dụng cho vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa hay biển cả. Như vậy, UNCLOS chỉ giới hạn yêu sách lịch sử cho vịnh và trong phân định lãnh hải. Rõ ràng, luật biển quốc tế hiện đại không công nhận lịch sử như là một căn cứ cho quyền tài phán.

Yêu sách lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông có thể bao gồm cả các vùng biển cách xa các thực thể mà nước này yêu sách chủ quyền, và vì vậy phải chịu sự ràng buộc của các điều khoản trong UNCLOS về vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và có thể là cả vùng biển cả. Bởi vì các điều khoản của UNCLOS liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và biển cả không bao gồm các ngoại lệ về quyền lịch sử, các điều khoản của UNCLOS sẽ có giá trị cao hơn bất cứ tuyên bố yêu sách lịch sử nào trong khu vực này. Theo đó, yêu sách lịch sử cũng không thể xâm phạm các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển hoặc các quyền tự do chung của tất cả các quốc gia.

Trong vụ kiện Vịnh Maine (1984), Viện Giải quyết Tranh chấp của Tòa án Công lý Quốc tế đã chỉ ra rằng, quốc gia ven biển có đặc quyền tài phán đối với hoạt động đánh cá bên trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển của quốc gia đó. Đặc quyền này có giá trị cao hơn những quyền hay việc sử dụng biển có từ trước đấy của các quốc gia khác trong vùng biển đó.

Có học giả Trung Quốc cho rằng, “danh nghĩa lịch sử” và “quyền lịch sử” không thuộc phạm vi điều chỉnh của UNCLOS, và do đó tiếp tục được điều chỉnh bằng các quy định và nguyên tắc của luật pháp quốc tế nói chung. Quan điểm này không phù hợp với luật pháp quốc tế và hoàn toàn sai về tính toàn diện của UNCLOS. UNCLOS đã đặt ra những quy chế pháp lý cho tất cả các bộ phận của đại dương. UNCLOS không cho phép một quốc gia nào viện dẫn “pháp luật quốc tế nói chung” như một căn cứ thay thế để biện hộ cho yêu sách vùng biển trái các quy định cụ thể trong UNCLOS.

Yêu sách của Trung Quốc được đưa ra trước khi có UNCLOS cũng không phải là căn cứ để vi phạm UNCLOS. Việc cho phép quốc gia vi phạm các điều khoản của UNCLOS bằng những yêu sách có từ trước khi quốc gia đó chấp nhận sự ràng buộc của UNCLOS là làm trái và tổn hại đến đối tượng và mục đích của UNCLOS. Một quốc gia yêu sách chủ quyền hơn 200 hải lý đối với lãnh hải vào thập niên 1950 không thể tiếp tục duy trì yêu sách đấy đến ngày nay.

Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác không thể duy trì yêu sách vùng nước lịch sử hoặc các quyền lịch sử đối với các vùng biển quá xa so với bờ biển của họ. UNCLOS không cho phép những loại yêu sách như vậy. Ngoại trừ những câu chữ trong UNCLOS chấp nhận yêu sách lịch sử, như trong Điều 10 và Điều 15, còn lại các điều khoản trong UNCLOS có giá trị cao hơn các yêu sách lịch sử.

TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ, nay là Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao cho biết: “Các nước trong khu vực và quốc tế đều thấy rất phi lý với khái niệm “vùng nước lịch sử” hoặc “quyền lịch sử” mà Trung Quốc lên tiếng, điều này vi phạm một cách trắng trợn các quyền và lợi ích chính đáng của các nước xung quanh Biển Đông và cản trở những hoạt động hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Nếu Trung Quốc vẫn cố tình hợp thức hóa nó bằng các hành động của mình thì đó là sự vi phạm trắng trợn và không thể đánh lừa được dư luận”./.

Theo Lê Phúc/VOV1

Những câu hỏi pháp lý quanh vụ kiện Trung Quốc - P1

Vì nhiều lý do, vụ kiện Philippines - Trung Quốc trước Tòa Trọng tài được thành lập theo phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 thu hút sự quan tâm của thế giới.

Một trong số đó là việc Trung Quốc từ chối tham dự vụ kiện do Philippines khởi xướng.

Những câu hỏi pháp lý quanh vụ kiện Trung Quốc - P1 - Hình 1

Những dấu vết tình nghi do hoạt động bồi đắp trái phép của Trung Quốc trên đá Én Đất, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. (Ảnh: SIA)

Việc một bên không tham dự một tòa quốc tế không phải là chuyện hiếm, và đây cũng không phải là lần đầu tiên một bên chọn cách không tham dự vụ kiện tại một cơ quan giải quyết tranh chấp theo UNCLOS.

Năm 2013, Nga đã chọn cách không tham dự vụ kiện trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) và gần đây, như mọi chuyện đã diễn ra, Nga cũng không xuất hiện trước Tòa Trọng tài được thành lập theo phụ lục VII trong vụ kiện Arctic Sunrise do Hà Lan khởi xướng.

Tuy nhiên, điểm khác biệt trong là việc mặc dù đã chính thức tuyên bố sẽ không tham gia vụ kiện này, song Trung Quốc lại không hề bỏ qua cơ hội nào để làm rõ những lí lẽ của mình thông qua các kênh chính thức lẫn không chính thức. Hành động này của Trung Quốc làm nảy sinh nhiều câu hỏi pháp lý thú vị.

Trung Quốc có quyền không tham gia vụ kiện hay không?

Mặc dù luật quốc tế yêu cầu các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, nhưng khi nói đến việc phân xử quốc tế hay trọng tài, các quốc gia được quyền quyết định có tham dự hay không. Dù luật quốc tế cho phép các quốc gia thực hiện điều này, song quyết định không tham dự vụ kiện pháp lý dĩ nhiên đặt ra câu hỏi về tính thiện chí của các quốc gia trong cam kết tuân thủ luật quốc tế.

Trong vụ kiện này, theo điều 9 phụ lục VII của UNCLOS về việc vắng mặt và điều 25 của Nguyên tắc Thủ tục của Tòa Trọng tài, dự trù tình huống một trong các bên không xuất hiện trước tòa. Tuy nhiên, cả hai điều này nói rằng việc một bên vắng mặt sẽ không ngăn cản vụ kiện diễn ra, đồng thời yêu cầu tòa "đáp ứng yêu cầu tòa có thẩm quyền và tuyên bố đó có căn cứ trên thực tế và theo luật".

Dẫu vậy, cần chú ý rằng việc Trung Quốc từ chối tham dự vụ kiện không phủ nhận việc nước này đã đồng ý trao thẩm quyền bắt buộc cho Tòa Trọng tài khi trở thành một thành viên của UNCLOS.

Lấy tuyên bố Tòa Trọng tài không có thẩm quyền làm lý do để không tham dự vụ kiện là vô căn cứ và chừng nào tòa còn chưa đưa ra phán quyết về thẩm quyền trong vụ kiện, thì Trung Quốc vẫn còn là một bên của vụ kiện này.

Tác động từ những thông tin do Trung Quốc đưa ra?

Mặc dù đã chính thức tuyên bố rằng "... không chấp nhận ", Trung Quốc lại gần như không hề áp dụng chính sách "phớt lờ" với vụ kiện. Thông qua các kênh khách nhau, nước này đã tuyên bố về quan điểm của mình đối với thẩm quyền của Tòa Trọng tài, đồng thời cũng giữ thái độ im lặng những nội dung của vụ kiện.

Những câu hỏi pháp lý quanh vụ kiện Trung Quốc - P1 - Hình 2

Phiên xét xử hồi tháng 7 tại Tòa Trọng tài Thường trực La Haye (The Hague - Hà Lan). (Ảnh: Rappler)

Về mặt chính thức, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một "thư bày tỏ quan điểm của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với vấn đề thẩm quyền của Tòa Trọng tài về vấn đề Biển Đông do Cộng hòa Philippines khởi xướng", trong đó Trung Quốc đề cập tỷ mỉ những tranh luận về lý do tại sao nước này tin rằng Tòa Trọng tài không có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, các học giả Trung Quốc cũng rất chủ động trong việc xuất bản sách và các bài báo, trong đó đưa ra những tranh luận phủ định tính thẩm quyền của Tòa Trọng tài cũng như vụ kiện.

Trên thực tế, Tòa Công lý Quốc tế (ICJ), từng xử nhiều vụ kiện với sự vắng mặt của bên bị, tiến hành thu thập một lượng thông tin từ các quốc gia không tham dự vụ kiện. Thông thường, tòa sử dụng những thông tin này để hiểu những tranh luận mà quốc gia không tham dự sẽ sử dụng nếu quốc gia đó tham gia vụ kiện.

Có vẻ như, trong vụ kiện này, Tòa Trọng tài cũng đang có cách tiếp cận tương tự. Trong Thông cáo Báo chí, Tòa Trọng tài tuyên bố rằng sẽ "sử dụng những thông tin của Trung Quốc (bao gồm thư trình bày quan điểm) làm lý do liên quan đến thẩm quyền của Tòa Trọng tài".

Nhờ vậy, Trung Quốc hưởng lợi từ cả việc đưa ra những tranh luận của nước này cũng như duy trì việc không công nhận tính hợp pháp và kết quả của tòa. Dĩ nhiên, điều này đặt ra câu hỏi về tính công bằng cho quốc gia tham gia vụ kiện là Philippines, nước đã tuân thủ tất cả các yêu cầu thủ tục được đặt ra khi theo đuổi một vụ kiện pháp lý.

Tuy nhiên, nếu nhìn vụ kiện giữa Philippines - Trung Quốc ở một góc độ khác, một câu hỏi khác lại xuất hiện. Đó là, nếu Trung Quốc giữ im lặng hoàn toàn, điều đó có tốt hơn không?

Tương tự như trong điều kiện lý tưởng với các bên tham dự và hợp tác trong vụ kiện, trong vụ kiện này, dù Trung Quốc đã thể hiện rõ việc nước này từ chối chấp nhận Tòa Trọng tài, thì cơ quan này vẫn cần xem xét quan điểm của cả hai phía. Do đó, những luận điểm trong tuyên bố bác bỏ của bên bị có thể được sử dụng là điểm bắt đầu cho công việc nghiên cứu, thẩm định của tòa.

Về phần Philippines, việc Trung Quốc phát đi những lập luận của nước này, trên một số khía cạnh, sẽ giúp hạn chế một lượng phỏng đoán liên quan nhất định, qua đó cho phép Philipines giải quyết những phần tranh luận của nước này một cách thấu đáo hơn.

Có vẻ như đây chính là điều Philippines đã làm trong các phiên tranh luận đầu tháng 7. Nhưng cho dù có là vậy đi chăng nữa, những thông tin không chính thức của Trung Quốc không thể và không nên thay thế cho sự hiện diện của nước này trước Tòa Trọng tài, vì giá trị pháp lý cũng như nguyên tắc "pacta sunt servanda" - một trong 7 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế: Tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế.

Quan điểm của Trung Quốc cho đến thời điểm này chỉ là quan ngại về các vấn đề thẩm quyền. Điều này dường như phù hợp với chính sách "cố tình nhập nhằng" từ lâu của Trung Quốc quanh những tuyên bố của nước này ở Biển Đông. Do đó, không có vẻ như Trung Quốc sẽ đưa ra thêm bất kì quan điểm nào của nước này về những vấn đề đang diễn ra, giả định tòa tuyên bố có thẩm quyền và tiếp tục tiến hành vụ kiện.

Đây là một vụ kiện Tòa Trọng tài đối mặt với một khối lượng công việc đồ sộ, nếu xét từ bộ hồ sơ hơn 4.000 trang mà Philippines đã đệ trình. Ngoài ra, việc Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện có vẻ như cũng sẽ tạo ra thêm nhiều khó khăn hơn cho Tòa Trọng tài ngay từ bước phân xử tính thẩm quyền.

(còn tiếp)

Anh Minh (Theo Lan Nguyen - The Diplomat)

Theo baotintuc.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump tuyên bố sẽ áp thêm thuế 50% với Trung QuốcÔng Trump tuyên bố sẽ áp thêm thuế 50% với Trung Quốc
00:13:09 08/04/2025
Tổng thống Mỹ hủy đàm phán, dọa áp thuế bổ sung 50% với Trung QuốcTổng thống Mỹ hủy đàm phán, dọa áp thuế bổ sung 50% với Trung Quốc
09:55:17 08/04/2025
Tỉ phú Elon Musk chỉ trích cố vấn chính sách thuế của ông TrumpTỉ phú Elon Musk chỉ trích cố vấn chính sách thuế của ông Trump
20:29:55 07/04/2025
Fed sẽ hạ lãi suất khẩn cấp vào tuần tới vì ông Trump?Fed sẽ hạ lãi suất khẩn cấp vào tuần tới vì ông Trump?
23:58:33 07/04/2025
Trung Quốc siết chặt quản lý livestream bán hàngTrung Quốc siết chặt quản lý livestream bán hàng
10:04:03 07/04/2025
'Chảo lửa' thương chiến Mỹ - Trung'Chảo lửa' thương chiến Mỹ - Trung
22:38:19 06/04/2025
Không phát hiện thêm dấu hiệu của sự sống tại tòa nhà bị sập do động đất ở BangkokKhông phát hiện thêm dấu hiệu của sự sống tại tòa nhà bị sập do động đất ở Bangkok
05:40:46 07/04/2025
Trung Quốc lên kế hoạch biến 'cuộc khủng hoảng thuế quan' thành cơ hộiTrung Quốc lên kế hoạch biến 'cuộc khủng hoảng thuế quan' thành cơ hội
19:33:05 07/04/2025

Tin đang nóng

Danh tính nghi phạm sát hại cô gái tại chung cư ở Hà NộiDanh tính nghi phạm sát hại cô gái tại chung cư ở Hà Nội
14:45:59 08/04/2025
Quỳnh Lương lên tiếng tin bị chồng bỏ, phải về nhà ngoại gấp sau 3 tuần làm đám hỏiQuỳnh Lương lên tiếng tin bị chồng bỏ, phải về nhà ngoại gấp sau 3 tuần làm đám hỏi
17:06:28 08/04/2025
Ji Soo lên truyền hình tuyên bố dậy sóng về Kim Soo HyunJi Soo lên truyền hình tuyên bố dậy sóng về Kim Soo Hyun
13:41:36 08/04/2025
ĐỘC QUYỀN: "Tóm gọn" thêm 1 cặp diễn viên Vbiz visual đỉnh hẹn hò pickleball, tin đồn yêu bí mật đã có câu trả lời?ĐỘC QUYỀN: "Tóm gọn" thêm 1 cặp diễn viên Vbiz visual đỉnh hẹn hò pickleball, tin đồn yêu bí mật đã có câu trả lời?
15:31:14 08/04/2025
Sự nghiệp HURRYKNG trước khi dính tin đồn: Chàng rapper "cờ xanh" đủ tài lẫn sắc, thiếu 1 thứ để lên sao hạng ASự nghiệp HURRYKNG trước khi dính tin đồn: Chàng rapper "cờ xanh" đủ tài lẫn sắc, thiếu 1 thứ để lên sao hạng A
13:44:32 08/04/2025
Đại tá Công an nói lý do lật lại hồ sơ vụ án mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểmĐại tá Công an nói lý do lật lại hồ sơ vụ án mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm
14:16:30 08/04/2025
Nguyên nhân người đàn ông dùng súng khống chế đôi nam nữ ở Bình DươngNguyên nhân người đàn ông dùng súng khống chế đôi nam nữ ở Bình Dương
14:59:54 08/04/2025
Chồng thiếu gia của Midu không để ý có camera lia trúng, liên tục làm 1 hành động lạ giữa sự kiệnChồng thiếu gia của Midu không để ý có camera lia trúng, liên tục làm 1 hành động lạ giữa sự kiện
18:15:34 08/04/2025

Tin mới nhất

Cuộc đối đầu không thuốc súng: Ukraine dùng công nghệ để giăng bẫy Nga

Cuộc đối đầu không thuốc súng: Ukraine dùng công nghệ để giăng bẫy Nga

19:35:45 08/04/2025
Chuyên gia phương Tây cho biết Ukraine đang cập nhật chiến thuật tác chiến nhằm gài bẫy lực lượng Nga trên chiến trường.
Trung Quốc họp với các công ty tư nhân nhằm tìm kiếm đối sách với thuế quan của Mỹ

Trung Quốc họp với các công ty tư nhân nhằm tìm kiếm đối sách với thuế quan của Mỹ

19:32:07 08/04/2025
Cuộc họp do Chủ tịch NDRC Trịnh Thiện Kiệt chủ trì, với sự tham gia của các tập đoàn Trina Solar, Didi và Goertek, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Bắc Kinh tới việc hỗ trợ khu vực tư nhân ổn định trước những biến động bên ngoài.
Nhật Bản phát hành đồng xu 500 yen kỷ niệm Triển lãm EXPO Osaka 2025

Nhật Bản phát hành đồng xu 500 yen kỷ niệm Triển lãm EXPO Osaka 2025

19:29:14 08/04/2025
Đồng xu có hình linh vật chính thức của Expo là nhân vật Myaku-Myaku ở một mặt và logo của EXPO ở mặt còn lại. Đồng xu này có thể mua với cùng mệnh giá tại các ngân hàng và bưu điện trên toàn quốc.
Hàn Quốc: 'Ông trùm' phần mềm Ahn Cheol Soo tuyên bố tái tranh cử tổng thống

Hàn Quốc: 'Ông trùm' phần mềm Ahn Cheol Soo tuyên bố tái tranh cử tổng thống

19:20:05 08/04/2025
Chính phủ Hàn Quốc cũng đã phê chuẩn ngày 3/6 là thời điểm tổ chức cuộc bầu cử tổng thống. Hạn chót đăng ký ứng cử chính thức là ngày 11/5 và chiến dịch tranh cử sẽ bắt đầu sau đó một ngày.
Ấn Độ: Đảng Cộng sản Marxist bầu Tổng Bí thư mới

Ấn Độ: Đảng Cộng sản Marxist bầu Tổng Bí thư mới

19:14:56 08/04/2025
Chức vụ tổng bí thư của đảng CPI-M đã bị bỏ trống sau khi đồng chí Sitaram Yechury qua đời vào ngày 12/9/2024. Sau đó, đồng chí Prakash Karat đã đảm nhiệm vai trò điều phối viên tạm thời.
Các tỷ phú bị mất tài sản trong cuộc khủng hoảng thuế quan

Các tỷ phú bị mất tài sản trong cuộc khủng hoảng thuế quan

19:00:19 08/04/2025
Cổ phiếu của Tesla giảm cũng đồng nghĩa với việc SpaceX, công ty tên lửa và vệ tinh tư nhân của ông Musk, hiện trở thành tài sản giá trị nhất trong danh mục tài sản của ông.
Ứng viên cho vị trí Tổng thống Hàn Quốc có động thái bất ngờ trước thềm bầu cử

Ứng viên cho vị trí Tổng thống Hàn Quốc có động thái bất ngờ trước thềm bầu cử

18:55:39 08/04/2025
Cho đến nay, ông Lee vẫn giữ thái độ khá im lặng trước việc liệu ông có tham gia tranh cử tổng thống hay không. Trong khi đó, một số quan chức của đảng DP thông tin rằng ông Lee dự kiến sẽ công bố chiến dịch tranh cử tổng thống vào tuần...
Myanmar hứng chịu gần 100 dư chấn sau động đất

Myanmar hứng chịu gần 100 dư chấn sau động đất

18:53:47 08/04/2025
Hiện cộng đồng quốc tế đang nỗ lực hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả sau trận động đất. Đoàn cứu hộ Việt Nam kết thúc tìm kiếm cứu nạn sau 1 tuần thực hiện hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất ở Myanmar.
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Malaysia xúc tiến nhanh đàm phán với Mỹ

Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Malaysia xúc tiến nhanh đàm phán với Mỹ

18:19:12 08/04/2025
Quyết định này được đưa ra chỉ một ngày sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba và Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc điện đàm nhất trí thúc đẩy đàm phán ở cấp bộ trưởng.
Thuế quan nổi sóng, Tesla vẫn ung dung nhờ các siêu nhà máy 'địa phương'?

Thuế quan nổi sóng, Tesla vẫn ung dung nhờ các siêu nhà máy 'địa phương'?

18:17:08 08/04/2025
Nhưng công ty ô tô điện này có một con át chủ bài trong tay: đó là các siêu nhà máy sản xuất ô tô, nơi hầu hết linh kiện đều đến từ các nhà cung cấp khu vực.
Tài khoản mạng xã hội của Thủ tướng Séc bị tấn công, đăng thông tin giả mạo về Nga

Tài khoản mạng xã hội của Thủ tướng Séc bị tấn công, đăng thông tin giả mạo về Nga

18:15:17 08/04/2025
Trước đó, theo Euractiv, vào đầu tháng 2, một tài khoản mạng xã hội được cho là giả mạo của Thượng nghị sĩ Séc Miroslava Nemcova đã đăng tải một số nội dung kêu gọi việc tái phong tỏa thành phố Leningrad (nay là thành phố St. Petersburg...
Dự trữ vàng của Nga lập kỷ lục mới

Dự trữ vàng của Nga lập kỷ lục mới

17:28:18 08/04/2025
Ngày 8/3, Ngân hàng Trung ương Nga báo cáo rằng tỷ lệ vàng trong tiết kiệm của Nga đã vượt một phần ba lần đầu tiên kể từ đầu thế kỷ XXI, trong đó giá trị dự trữ vàng của nước này đạt mức kỷ lục là 217,4 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

12 thuyền viên rơi xuống biển sau va chạm tàu, 4 người tử vong

12 thuyền viên rơi xuống biển sau va chạm tàu, 4 người tử vong

Tin nổi bật

19:22:15 08/04/2025
Tàu Hosei Crown (quốc tịch Panama) dài 120m khi cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 45 hải lý về phía tây Bắc đã đâm va với tàu cá, khiến 4 thuyền viên tử vong.
9X TPHCM sinh 7 con, kể chuyện thú vị khi rèn con tự lập

9X TPHCM sinh 7 con, kể chuyện thú vị khi rèn con tự lập

Netizen

18:37:13 08/04/2025
Ngọc tâm sự, vợ chồng chị rất thích con nhỏ. Chị thậm chí mong muốn có 8, 9 người con. Mỗi lần chị mang thai, hai vợ chồng đều vui sướng và mong chờ sự chào đời của sinh linh bé nhỏ.
Ngày sinh Âm lịch của người biết kiếm tiền, có cuộc đời dư dả

Ngày sinh Âm lịch của người biết kiếm tiền, có cuộc đời dư dả

Trắc nghiệm

18:24:27 08/04/2025
Những người sinh ngày Âm lịch này hội tụ đầy đủ các yếu tố để đạt được các tham vọng mình mong muốn, kinh doanh phát tài, kiếm được nhiều tiền nhờ cạnh tranh khốc liệt.
Clip sốc: Tài tử Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt tiết lộ áp lực thực hiện cảnh tát "tiểu tam đáng ghét nhất showbiz"

Clip sốc: Tài tử Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt tiết lộ áp lực thực hiện cảnh tát "tiểu tam đáng ghét nhất showbiz"

Sao châu á

18:21:48 08/04/2025
Park Hae Joon hóa thân thành 1 nhân vật cho vay nặng lãi và đã thực hiện cảnh quay tát liên tiếp nữ chính Kim Min Hee, khiến công chúng lạnh sống lưng mỗi khi xem lại.
Thuế quan của Mỹ: Nhiều chuyên gia cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu

Thuế quan của Mỹ: Nhiều chuyên gia cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu

17:25:00 08/04/2025
Khi cho rằng kỷ nguyên toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đang dần kết thúc, ông Saidi cũng nhận định nhiều quốc gia ở Trung Đông sẽ tìm cách tăng cường hợp tác với các đối tác châu Á.
Hôm nay nấu gì: Tháng 4 chưa oi mà mâm cơm đã thơm mùi nắng gió

Hôm nay nấu gì: Tháng 4 chưa oi mà mâm cơm đã thơm mùi nắng gió

Ẩm thực

17:08:29 08/04/2025
Chưa kịp sang hè mà bếp nhà đã đầy đủ hương vị nắng. Một mâm cơm giản dị thôi nhưng ai ăn cũng phải gật gù vì thích.
Cuộc sống của người phụ nữ gần 10 năm nay không tiêu tiền

Cuộc sống của người phụ nữ gần 10 năm nay không tiêu tiền

Lạ vui

17:03:47 08/04/2025
Người phụ nữ 56 tuổi không sở hữu nhà riêng hoặc bất kỳ tài sản nào. Cô không có ô tô, thường xuyên đi bộ hoặc đi nhờ xe người khác.
Sao Việt 8/4: NSND Tự Long, NSND Xuân Bắc hồi tưởng hành trình 30 năm gắn bó

Sao Việt 8/4: NSND Tự Long, NSND Xuân Bắc hồi tưởng hành trình 30 năm gắn bó

Sao việt

17:01:13 08/04/2025
NSND Tự Long đăng ảnh chụp cùng NSND Xuân Bắc. Anh tâm sự về 30 năm sự nghiệp, từ những ngày lang thang ở cổng khu văn công Mai Dịch năm 1995 đến năm 2025 khi mỗi người đã có được chỗ đứng riêng.
Andre Onana: 'MU đang ngày một tốt lên'

Andre Onana: 'MU đang ngày một tốt lên'

Sao thể thao

16:59:33 08/04/2025
Chúng tôi đã tốt hơn nhiều! . Đó là lời tuyên bố của thủ thành Andre Onana đưa ra trước trận đấu tại lượt đi tứ kết Europa League với Lyon.