Biển Đông : Trung Quốc bị tố ‘không chân thành’ đối với COC
Biển Đông trong tháng 10 tiếp tục chứng kiến những diễn biến đáng lo ngại mới trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các động thái nhằm hiện thực hoá tuyên bố chủ quyền trên biển phi pháp.
Trong phiên điều trần trước Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện ngày 16-10, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương David R. Stilwell chỉ trích Trung Quốc đang tìm cách định hình lại trật tự khu vực theo hướng có lợi cho nước này. Điều này đã đặt nước này vào “thế đối đầu chiến lược với các quốc gia muốn giữ vững một trật tự dựa trên luật pháp mở và tự do”.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương David R. Stilwell. Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO MỸ
Ông Stilwel cũng cáo buộc Bắc Kinh cố tình ngăn cản các nước xung quanh tiếp cận trữ lượng dầu khí hơn 2.5 tỉ USD, góp phần gia tăng “bất ổn và tăng nguy cơ xung đột”.
Bên cạnh đó, Trợ lý David R. Stilwell cũng quan ngại về cái mà Trung Quốc gọi là “theo đuổi con đường hoà bình” qua việc đàm phán thiếp lập Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) trong khi vẫn tiếp tục sử dụng ưu thế vượt trội về quân sự – kinh tế để gây sức ép với các bên tham gia đàm phán và bồi đắp, xây dựng các thực thể chiếm đóng trái phép.
“Chúng tôi vẫn rất nghi ngờ về sự chân thành của Trung Quốc khi đàm phán COC có ý nghĩa và phù hợp với luật pháp quốc tế. Nếu Bắc Kinh dùng COC để hợp pháp hoá các tuyên bố chủ quyền phi pháp của họ trên biển và rời bỏ các cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế, thì việc xuất hiện COC chỉ làm hại đến an ninh khu vực cũng như lợi ích của các nước tôn trọng tự do hàng hải”, ông Stilwell phát biểu.
Mỹ – Brunei tổ chức tập trận chung
Hôm 20-10, Quân đội Hoàng gia Brunei tuyên bố đã hoàn thành xong cuộc tập trận chung với nhóm tàu đổ bộ USS Boxer và đơn vị Thuỷ quân Lục chiến số 11 của Mỹ. Các hoạt động bao gồm mô phỏng chiếm bờ biển, tác chiến trong môi trường rừng rậm và các buổi huấn luyện cấp cứu trên chiến trường.
Video đang HOT
Hình ảnh diễn tâp chung Mỹ – Brunei. Ảnh: CNN
Được biết, đây là một phần của cuộc tập trận thường niên “Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển” (CARAT) Mỹ thực hiện với nhiều quốc gia khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
“Sự tham gia của Mỹ vào tập trận CARAT là minh chứng cho các cam kết của chúng tôi vào an ninh khu vực cũng như thúc đẩy hợp tác hàng hải với các đồng minh của chúng tôi ở đây”, Chỉ huy tàu đổ bộ USS Harpers Ferry thuộc nhóm tàu USS Boxer, ông Janice Pollard, khẳng định.
“Qua làm việc bên cạnh các lực lượng của Brunei, Mỹ có thể phát triển khả năng quan hệ hợp tác nhằm thúc đẩy an ninh, ổn định và thịnh vượng khắp Đông Nam Á”, ông nói thêm.
VĨ CƯỜNG
Nguồn: THE ASSOCIATED PRESS
Chuyên gia Thái Lan : ASEAN cần một bộ quy tắc ứng xử hiệu quả
COC có thể sớm được hoàn thành song đó phải là một bộ quy tắc ứng xử tốt và hiệu quả, chuyên gia Thái Lan nhận định.
"Tôi nghĩ COC có thể được hoàn thành trong 3 năm và điều đó tốt cho ASEAN, nhưng ASEAN sẽ cần một COC thực chất và hiệu quả để đi đến thống nhất" - ông Kovi Chongkittavorn, chuyên gia Viện Nghiên cứu an ninh và quốc tế, Đại học Chulalongkorn cho biết trong buổi tọa đàm tại Hà Nội chiều 27/9, chủ đề " Nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Thái Lan và vai trò của ASEAN trong sự phát triển của quốc gia và khu vực".
Ông Kavi Chongkittavorn. (Ảnh: Phương Anh)
Cũng tại buổi tọa đàm, ông Kavi Chongkittavorn cho rằng nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam là tăng cường đoàn kết nội khối, củng cố vai trò trung tâm, tăng cường hội nhập khu vực đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, tập trung vào RCEP, CPTPP.
Chuyên gia Thái Lan nhận định năm 2020 sẽ là một năm rất quan trọng với Việt Nam với nhiều sự phát triển thú vị.
"ASEAN không mạnh mẽ như một liên minh quân sự nhưng điều này lại là một điểm mạnh vì mọi người đều sẵn sàng đến với bạn, nói chuyện với bạn" - ông Kavi nói.
Trả lời về cách thức ASEAN tiếp cận các vấn đề như vấn đề Biển Đông, ông cho biết: "Điều quan trọng là ASEAN giờ đang làm việc với Trung Quốc về Biển Đông thông qua các bộ quy tắc ứng xử. ASEAN cần một bộ quy tắc ứng xử tốt và hiệu quả. Phiên thảo luận đầu tiên (về COC) đã diễn ra và phiên thảo luận thứ hai tôi nghĩ cũng sẽ sớm hoàn thành. Tôi cho rằng với sự dẫn đầu của Việt Nam, quá trình sẽ sớm có tiến triển, vì khi Việt Nam đồng ý một vấn đề gì đó về Biển Đông, các nước khác sẽ phản ứng theo sau đó."
Cũng tại tọa đàm, Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Phạm Quang Vinh khẳng định vai trò của ASEAN trong sự phát triển của mỗi quốc gia thành viên và khu vực, và cho rằng ASEAN luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Phạm Quang Vinh. (Ảnh: Phương Anh)
Theo ông Phạm Quang Vinh, Việt Nam được kỳ vọng dẫn dắt ASEAN vượt qua giai đoạn khó khăn. "Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi này, làm sao đặt ASEAN vào trung tâm chính sách của mỗi quốc gia. Với tư cách chủ tịch, làm cách nào dẫn dắt ASEAN vừa tiếp tục xây dựng cộng đồng đoàn kết nhưng cũng phải ứng phó với các thách thức đang nổi lên của tình hình thế giới, hội nhập như thế nào trong bối cảnh chiến tranh thương mại."
Ông nói thêm: "Đây là giai đoạn thử thách sống còn để ASEAN phát triển ở một tầm mới, mà muốn làm được điều đó ASEAN phải dựa trên nguyên tắc của mình, nhìn nhận những lợi ích, có sự tương tác với các nước lớn."
Phát biểu tại tọa đàm, TS. Lê Hải Bình, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao khẳng định sự tồn tại và phát triển của ASEAN trong hơn 50 năm qua là minh chứng cho sức sống dẻo dai của một mô hình hợp tác khu vực. Sự phát triển của Cộng đồng ASEAN dựa trên những thành tựu đã đạt được và vai trò quan trọng của ASEAN đối với từng nước thành viên, với khu vực Đông Nam Á và rộng hơn cả là khu vực Châu Á-Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động, thách thức đan xen những cơ hội, nhiệm vụ đặt ra với Chủ tịch luân phiên của ASEAN, trước mắt là Thái Lan và tiếp đến là Việt Nam là làm sao hóa giải những thách thức và nắm bắt cơ hội, tích cực phối hợp với các nước thành viên khác vì sự phát triển của ASEAN.
Đa số các đại biểu đều thống nhất với quan điểm rằng ASEAN đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Trong bối cảnh đó, Việt Nam được kỳ vọng phát huy vai trò nòng cốt và dẫn dắt, hơn hết là tăng cường tính gắn kết và trách nhiệm trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020, đóng góp một cách thực chất vào sự phát triển của Cộng đồng ASEAN.
Các đại biểu thảo luận tại tọa đàm. (Ảnh: Phương Anh)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Trung Quốc muốn gì từ COC? Trung Quốc gần đây nói rằng nước này và các thành viên ASEAN đã đạt được "tiến triển lớn" trong đàm phán tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một lễ kỷ niệm của hải quân nước này ở khu vực gần thành phố cảng Thanh Đảo ngày 23/4. Ảnh:...