Biển Đông: Trung Quốc bắt đầu hoang mang?
Chuyến công du Đông Nam Á của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hồi tuần trước đã chứng kiến việc Trung Quốc phải đón nhận những lời cảnh báo thẳng thừng nhất, nghiêm khắc nhất từ siêu cường số 1 thế giới.
Ngoại trưởng Kerry tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Malaysia hôm 6/8
Một trong những trọng tâm trong chương trình nghị sự của chuyến công du Đông Nam Á của Ngoại trưởng Mỹ hồi tuần trước chính là việc phát đi thông điệp kiên quyết và cứng rắn về Biển Đông đến Trung Quốc.
Phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh của ASEAN ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh đến tầm quan trọng sống còn của sự tự do hàng hải ở Biển Đông. “Hãy để tôi làm rõ một điều rằng, Mỹ sẽ không chấp nhận bất kỳ sự hạn chế nào trong quyền tự do hàng hải và bay qua lại trên bầu trời khu vực cũng như các quyền hợp pháp khác trong việc sử dụng vùng biển này”.
Ông Kerry bày tỏ “sự quan ngại sâu sắc” về tình trạng căng thẳng leo thang vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á. Theo nhà ngoại giao hàng đầu của nước Mỹ, “chính sách kiềm chế” là cần thiết để một bộ quy tắc ứng xử có ý nghĩa có thể ra đời và được thực thi nghiêm túc ở khu vực biển đang nóng bỏng bởi các cuộc đối đầu, tranh chấp nói trên.
Mỹ đang tích cực kêu gọi các nước có tranh chấp ở Biển Đông chấm dứt hoạt động cải tạo, bồi đắp và xây dựng ở Biển Đông đồng thời tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho các cuộc tranh chấp trong khu vực.
Video đang HOT
Trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ đang có chuyến thăm đến Đông Nam Á, Bắc Kinh bất ngờ thông báo ngừng các hoạt động cải tạo, bồi đắp trái phép ở Biển Đông. Không rõ quyết định này được đưa ra có phải là do Trung Quốc bắt đầu “sợ” dư luận quốc tế hay là vì Bắc Kinh muốn tìm cách “giảm nhiệt” tình hình khi đối mặt với hội nghị thượng đỉnh ASEAN – nơi vấn đề Biển Đông là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các cuộc hội đàm, thảo luận.
Trước đó, trong một thời gian dài, Trung Quốc gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng khi ngang nhiên tiến hành bồi đắp, cải tạo và xây dựng trái phép hàng loạt đảo nhân tạo ở Biển Đông. Điều đáng chú ý là các cơ sở mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo trái phép nói trên có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
Trung Quốc đang có tranh chấp ở Biển Đông với một loạt nước trong khu vực gồm Philippines , Brunei , Malaysia, Việt Nam và Vùng lãnh thổ Đài Loan cũng có tranh chấp ở Biển Đông. Bắc Kinh đang đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.
Khi Trung Quốc ngày càng lộ rõ tham vọng ở Biển Đông thì Mỹ cũng ngày càng cứng rắn, công khai đối đầu với Trung Quốc hơn. Washington đang ngày một thể hiện rõ hơn quyết tâm của nước này trong việc ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông. Chuyến công du của Ngoại trưởng Kerry đã phát đi thông điệp Biển Đông khiến Bắc Kinh không khỏi lo ngại. Không chỉ thể hiện thông điệp thông qua lời nói, Mỹ còn có nhiều hành động đủ để Bắc Kinh cảm thấy “chùn tay” trước khi định tiến thêm bất kỳ bước nào trong tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Ngoài vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ Kerry đến Đông Nam Á còn vì mục tiêu thúc đẩy Hiệp định thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ thương mại, đầu tư giữa Mỹ với Châu Á cũng như mối liên quan giữa sự thịnh vượng của nền kinh tế Mỹ và các nước Châu Á.
Chặng dừng chân đầu tiên của ông Kerry ở Đông Nam Á là Singapore – nơi ông này có các cuộc hội đàm với Thủ tướng Lý Hiển Long và các quan chức cấp cao khác của Singapore với nội dung tập trung vào thoả thuận thương mại TPP.
TPP cũng được ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Mỹ khi đến tham dự diễn đàn khu vực của ASEAN.
Sở dĩ Mỹ coi trọng TPP như vậy bởi đây là một phần trong chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Washington đang đặt ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển quan hệ với khu vực phát triển năng động nhất thế giới hiện nay. Diễn biến này cũng là lý do khiến Trung Quốc phải “đứng ngồi không yên” vì cảm giác bất an, lo sợ.
Việc Nam là chặng dừng chân cuối cùng nhưng là điểm nhấn trong chuyến công du Đông Nam Á của Ngoại trưởng Mỹ. Ông Kerry đã ở thăm Việt Nam trong 2 ngày, bắt đầu từ ngày 6/8. Tại đây, nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ sẽ đánh dấu lễ kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam.
Chuyến thăm của ông Kerry diễn ra ngay sau chuyến công du thành công hồi tháng trước của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ. Những sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới mạnh mẽ trong sự phát triển của quan hệ Việt-Mỹ sau chặng đường 20 năm. Ngoại trưởng Mỹ đã có cuộc gặp với các quan chức cấp cao của Việt Nam và hai bên đã tập trung thảo luận về cách thức để phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác về kinh tế và an ninh, quốc phòng.
Theo Vnmedia
Ông Kerry nghi Nga, Trung Quốc đọc trộm email
Trong bản tin tối 11/8 của đài CBS, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cáo buộc Trung Quốc và Nga "rất có thể" đã đọc trộm thư điện tử của ông, đồng thời cho biết Mỹ đã và sẽ tiếp tục thảo luận với Trung Quốc về các vụ tấn công mạng.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Khi được hỏi về khả năng Nga và Trung Quốc đọc trộm email cá nhân của mình, Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh rằng điều này "rất có thể xảy ra" và "chúng tôi biết rằng họ đã tấn công một số lợi ích của Mỹ trong nhiều ngày qua".
Bên cạnh đó, ông Kerry còn tiết lộ rằng các vụ tấn công mạng vẫn là chủ đề của các cuộc thảo luận đang diễn ra giữa Mỹ với Trung Quốc và vấn đề này sẽ lại được nhắc tới khi Tổng thống Barack Obama tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Washington vào tháng 9 tới.
Trước đó, Trung Quốc từng bị nghi ngờ đứng sau các vụ tấn công mạng được công bố hồi tháng 6 vừa qua, trong đó, lượng lớn thông tin cá nhân của các nhân viên liên bang Mỹ đã bị đánh cắp. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phủ nhận các cáo buộc trên.
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 11/8 cho biết, cộng đồng tình báo nước này đã đề xuất rằng một phần các thư điện tử chưa được công bố trong nhiệm kỳ Ngoại trưởng của ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton nên được nâng lên cấp độ tuyệt mật.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết, các nhân viên bộ này không xếp các thư điện tử trong giai đoạn 2009-2011 vào dạng thông tin mật, thậm chí còn gửi chuyển tiếp một số thư cho bà Clinton, khi đó là Ngoại trưởng Mỹ. Tuy nhiên, tuyên bố khẳng định: "Các thư điện tử này không hề được công khai". Theo ông Kirby, trong khi Bộ Ngoại giao làm việc với Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ để xem xem liệu những tài liệu này có thực sự được phân loại mật hay không, họ đã thực hiện các bước đi để đảm bảo rằng những thông tin đó được bảo vệ và lưu giữ hợp lý.
Cùng ngày, tờ "Washington Post" đưa tin luật sư của bà Clinton đã trao cho Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) ổ cứng cá nhân có chứa hàng nghìn thư điện tử mà bà sử dụng trong thời gian đảm nhiệm cương vị Ngoại trưởng Mỹ. Trước đó, những bức thư này đã được chuyển cho Bộ Ngoại giao Mỹ.
Theo TN/AFP
baotintuc.vn
Hoa Kỳ không chấp nhận quân sự hoá Biển Đông Phát biểu tại Hội thảo kỷ niệm hai mươi năm bình thường hoá quan hệ sáng nay (7/8), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định Hoa Kỳ không chấp nhận bất kỳ hành động khiêu khích, gây căng thẳng hay mưu toan quân sự hoá khu vực Biển Đông. Ông cũng tái khẳng định lập trường của Hoa Kỳ không đứng về phía...