Biển Đông: Trung Quốc, ASEAN thỏa thuận gì?
Các quan chức cấp cao của ASEAN và Trung Quốc hôm qua (15/9) đã nhất trí thúc đẩy tiến trình hoàn thiện Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Thỏa thuận trên là kết quả cuộc họp lần thứ 9 của Nhóm Làm việc Chung ASEAN-Trung Quốc về việc Thực thi Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC) và cuộc họp Quan chức Cấp cao ASEAN-Trung Quốc (SOM) lần thứ 6 về việc Thực thi DOC diễn ra trong hai ngày cuối tuần ở Suzhou, Trung Quốc.
Tại cuộc họp giữa ASEAN-Trung Quốc hồi cuối tháng 8
Bí thư thường trực của Bộ Ngoại giao Thái Lan – ông Sihasak Phuangketkaew cho biết, đây là lần đầu tiên ASEAN và Trung Quốc chính thức thảo luận về COC. Điều này cho thấy Bắc Kinh nghiêm túc trong việc bàn bạc về bộ quy tắc này.
Thái Lan với tư cách là nước điều phối viên giữa Trung Quốc và ASEAN đã đồng chủ trì hai cuộc họp ở Suzhou.
Video đang HOT
“Các cuộc họp này đã đặt ra một tiến trình rõ ràng hơn về việc COC sẽ nằm trong chương trình nghị sự của tất cả các cuộc họp quan chức cấp cao ASEAN. SOM sẽ báo cáo về tiến bộ đạt được trong những cuộc đàm phán, thảo luận về COC cho các ngoại trưởng và các ngoại trưởng sẽ báo cáo lên lãnh đạo ASEAN”, ông Sihasak cho biết.
Trung Quốc cũng cam kết thảo luận về COC ở mọi thời điểm và sẽ diễn ra liên tục, vị quan chức Thái Lan cho hay.
Cũng theo ông Sihasak, Nhóm Làm việc Chung và SOM sẽ gặp nhau thường xuyên hơn để giữ cho động lực tiến tới COC được duy trì và phát huy.
Cuộc họp SOM ngày hôm qua không đề cập đến nội dung của COC nhưng Trung Quốc và ASEAN đã trao đổi quan điểm về mục tiêu của họ trong việc thiết lập một bộ quy tắc như thế.
Các nước thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đồng ý rằng, COC nên bao gồm một tiến trình xây dựng lòng tin, ngăn chặn xung đột và giữ cho các cuộc tranh chấp không làm ảnh hưởng đến an ninh ở Biển Đông.
Trung Quốc cũng nhất trí với quan điểm của ASEAN nhưng nói thêm rằng, COC cần phải đề cập đến việc hành động nào được phép áp dụng và hành động nào không được phép hay phải hạn chế ở Biển Đông.
“ Tất cả các nước đều đồng ý với nhau rằng, COC không cần thiết phải bắt đầu từ đầu bởi các nguyên tắc của DOC cũng như tuyên bố chung của các Bộ trưởng ASEAN-Trung Quốc về Biển Đông có thể được sử dụng làm cơ sở, nền tảng cho các cuộc thảo luận”, ông Sihasak cho biết.
Cả ASEAN và Trung Quốc cũng đã nhất trí thiết lập một nhóm chuyên gia và các nhân vật xuất sắc để bàn bạc về vấn đề Biển Đông. Đây là đề xuất của phía Bắc Kinh. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ cần phải được thảo luận thêm nữa.
Theo khampha
Trung Quốc thất bại trong nỗ lực về Biển Đông
Giới lãnh đạo Trung Quốc gần đây đã nỗ lực tìm mọi cách để tập hợp sự ủng hộ của các nước có tiếng nói quan trọng như Nga và Ấn Độ cho việc đòi hỏi chủ quyền thái quá của họ ở Biển Đông. Tuy nhiên, sau hai cuộc gặp thượng đỉnh gần đây ở Moscow và New Delhi, hai nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đã phải trở về nhà mà không đem theo được "kết quả" gì cho nỗ lực vận động của họ trong vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc thường xuyên đưa tàu thuyền, trong đó có cả tàu chiến, đến các vùng tranh chấp ở Biển Đông để uy hiếp, doạ dẫm các nước khác.
Hôm 22/3, ông Tập Cận Bình đã chọn Nga là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông này trên cương vị là Nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc. Lạc quan về kết quả của chuyến đi này, báo chí Trung Quốc đã quá vội vàng khi gắn chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Nga là sự thể hiện "Quan hệ Đối tác Chiến lược Trung-Nga đối trọng với Mỹ".
Tuy nhiên, trên thực tế, điện Kremlin lại tỏ ra rất thận trọng. Chuyến công du của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Nga vì thế đã kết thúc với việc Tổng thống Vladimir Putin từ chối không đưa ra lời ủng hộ công khai nào cho các cuộc tranh chấp của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như biển Hoa Đông.
Tiếp đó, vào tháng 5, Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng đã thực hiện chuyến công du đến Ấn Độ. Đây cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị Thủ tướng của ông Lý Khắc Cường. Trong tuyên bố chung, ông Lý Khắc Cường nhấn mạnh: "Ấn Độ và Trung Quốc có cơ hội lịch sử để cùng phát triển kinh tế, xã hội và việc thực hiện mục tiêu này sẽ giúp tăng cường hòa bình và sự thịnh vượng ở khu vực Châu Á cũng như toàn thế giới nói chung".
Tuy nhiên, theo tờ Indian Express đưa tin, cũng giống như Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh trong cuộc gặp với người đồng cấp Lý Khắc Cường cũng đã thẳng thừng từ chối ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Việc Ấn Độ không ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông là điều dễ hiểu bởi New Delhi vốn đang rất lo ngại khả năng Bắc Kinh không chỉ muốn độc chiếm Biển Đông mà còn đang nhòm ngó đến cả Ấn Độ Dương. Hơn nữa, Ấn Độ đang có cuộc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với Trung Quốc ở khu vực biên giới kéo dài nhiều thập kỷ mà chưa thể tìm được lối thoát.
Trong khi đó, về phía Nga, đây không phải là lần đầu tiên giới lãnh đạo nước này lên tiếng về vấn đề Biển Đông. Hồi tháng 5 năm ngoái, một quan chức cấp cao của Nga từng bày tỏ sự "quan ngại" về sóng gió gần đây ở Biển Đông. Theo vị quan chức này, chính phủ Nga "không thờ ơ" trước tình hình hiện nay ở Biển Đông - khu vực rất gần biên giới Nga này.
"Chúng tôi liên tục cam kết bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Chúng tôi là một phần của khu vực này. Chúng tôi tin các nước sẽ coi trọng hàng đầu việc bảo đảm tự do hàng hải trong khu vực. Chúng tôi cần môi trường thương mại, giao thông an toàn. Điều đó là cho tất cả các nước như Trung Quốc, Mỹ, Philippine, Singapore và tất cả mọi người", vị quan chức Nga nhấn mạnh.
Theo vietbao
Vì sao Trung Quốc "cưng chiều" Campuchia? Theo giáo sư Heidi Dahles, Trưởng khoa Nghiên cứu châu Á (ĐH Griffith, Australia), Campuchia đã ngả về phía Trung Quốc sau một cuộc "tán tỉnh chính trị" và "say sưa với mối quan hệ mới" đến mức ngang nhiên biểu hiện tình cảm này ngay trên Hội nghị thượng đỉnh của khu vực, khi nước này làm Chủ tịch ASEAN và từ...