Biển Đông: Tàu ngầm Kilo Việt Nam phá vòng vây trực thăng săn ngầm Trung Quốc
Đối mặt với lực lượng trực thăng săn ngầm đông đảo của Trung Quốc, tàu ngầm Kilo Việt Nam làm cách nào để tác chiến hiệu quả?
Đội hình lai ghép của trực thăng chống ngầm Trung Quốc
Bên cạnh các máy bay săn ngầm cỡ lớn GX-6, Trung Quốc đang có trong trang bị một số loại trực thăng săn ngầm được đánh giá khá cao, đó là Z-9, Z-9C, K-28. Các trực thăng này là lực lượng chống ngầm chủ yếu của các hạm đội Hải quân Trung Quốc.
Trong số này thì Ka-28 là hàng nhập khẩu từ Nga, còn Z-9 với hai biến thể Z-9A và Z-9C là do Trung Quốc tự chế tạo.
Tính đến năm 2006, Hải quân Trung Quốc có 11 chiếc Ka-28. Trực thăng săn ngầm Ka-28 được trang bị các hệ thống trinh sát ngầm bao gồm: Hệ thống phát hiện từ trường tàu ngầm MAD, sonar phát hiện tàu ngầm, thả phao định vị thủy âm.
Ka-28 có thể mang theo ngư lôi, bom sâu, mìn ở trong khoang, khi phát hiện tàu ngầm đối phương, Ka-28 có thể tấn công bằng vũ khí mang theo hoặc phát tín hiệu báo động, thả phao đánh dấu vị trí tàu ngầm cho các lực lượng tấn công khác. Với tốc độ tối đa 270km/h, tốc độ hành trình 205km/h, phạm vi hoạt động 980km, trực thăng Ka-28 có thể trinh sát trên một vùng biển rộng lớn, nhanh chóng phát hiện sớm sự xuất hiện của các tàu ngầm đối phương, phát tín hiệu báo động và sẵn sàng tiêu diệt khi cần thiết. Ka-28 là một trong những trực thăng săn ngầm hiệu quả nhất thế giới hiện nay.
Trực thăng săn ngầm Z-9C đang thả phao sonar thủy âm
Trực thăng Z-9 được sản xuất bởi Tập đoàn công nghiệp hàng không Cáp Nhĩ Tân, dựa trên loại trực thăng AS-365 theo giấy phép của Tập đoàn Eurocopter. Z-9 là trực thăng của Pháp AS 365 Panther lắp đặt thiết bị dò tìm “Thomson” ngư lôi chống ngầm 244S của Italia. Đây là một kiểu lai ghép thường thấy ở các vũ khí Trung Quốc.
Sau Z-9A, Trung Quốc sản xuất Z-9 theo giấy phép trực thăng AS 365N Dauphin II của Pháp, mang tên lửa hoặc ngư lôi chống ngầm.
Video đang HOT
Z-9C được trang bị một radar tìm kiếm bề mặt KLC-1, băng tần X, radar này được phát triển bởi Viện nghiên cứu điện tử Nam Kinh. Tầm phát hiện mục tiêu cỡ một tàu đánh cá nhỏ khoảng 92km, phát hiện các mục tiêu cở tàu khu trục trung bình khoảng 118km.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, radar KLC-1 bộc lộ nhiều hạn chế trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Radar này không đủ công suất để có thể vượt qua các nhiễu chặn, thiếu sự linh hoạt trong chế độ nén xung khi đối phó với nhiễu trả lời.
Trực thăng được trang bị hệ thống chống ngầm ASW Type-605, được cho là sao chép lại từ hệ thống tác chiến chống ngầm AN/AQS-13 của Hải quân Mỹ.
Hệ thống này bao gồm một phao sonar thụ động được thả xuống dưới nước để phát hiện và định vị tàu ngầm, một máy thu tín hiệu radio cho phép trực thăng nhận tín hiệu của phao sonar ở cự ly 10km khi đang bay với tốc độ 120km/h.
Về vũ khí trực thăng Z-9C có khả năng mang theo 1-2 ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ ET-52. Đây là bản sao từ loại ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ A244 của Italia. Ngư lôi này sử dụng đầu dò âm thanh chủ động hoặc bị động với tầm bắn tối đa là 9,5km.
Trực thăng Z-9C được trang bị 2 động cơ Arriel-IC1, công suất 550kW, tốc độ tối đa khoảng 315km/h, tốc độ hành trình 285km/h, tầm hoạt động 1000km, trần bay 6000m. Phi hành đoàn 2 người, có khả năng mang theo 10 binh lính, tải trong hàng hóa tối đa khoảng 2038kg.
Tổng số trực thăng săn ngầm trên các tàu hải quân Trung Quốc bao gồm 42 chiếc: 19 chiếc Z-9, Z-9 và 4 chiếc Ka-28 trên tàu khu trục, 19 chiếc Z-9, Z-9 trên khinh hạm.
Như vậy có thể thấy rằng các trực thăng săn ngầm của Trung về số lượng khá đông nhưng chất lượng không thực sự nổi trội. Ngoài các trực thăng săn ngầm Ka-28 khá cũ được coi là đồng bộ thì các trực thăng Z-9 thực chất là một món hàng khá thập cẩm với cách chế tạo máy bay theo mẫu Pháp, tên lửa mẫu của Ý và hệ thống điện tử, trinh sát theo mẫu của Mỹ.
So với Việt Nam đây đều là những loại trực thăng săn ngầm quen thuộc. Trong biên chế của không quân Việt Nam hiện nay đều có mặt các loại máy bay săn ngầm Ka-28 cũng như “hàng xịn” Eurocopter SA 365 (tên gọi khác là AS365 Dauphin 2 – nguyên mẫu của Z-9C)
Tàu ngầm Kilo Việt Nam phá lưới trực thăng săn ngầm
Với lượng trực thăng săn ngầm đi kèm các chiến hạm đông đảo của Trung Quốc, để có thể bảo vệ an toàn cho các tàu ngầm Kilo, Việt Nam cần phải đánh mạnh vào phương tiện mang là các chiến hạm mang trực thăng. Để làm tốt điều này không có cách nào khác là phải thực hiện tác chiến hợp đồng một cách hết sức linh hoạt.
Các tên lửa trong tổ hợp Club-K được trang bị trên tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam
Khi tàu ngầm Kilo 636 làm nhiệm vụ, vào vùng hoạt động của trực thăng săn ngầm của đối phương, ta có thể dùng các phi đội không quân tiêm kích thực hiện làm chủ bầu trời sẵn sàng tiêu diệt các trực thăng săn ngầm của địch. Nên nhớ rằng để tìm ra được tàu ngầm Kilo giữa đáy Biển Đông mênh mông, các trực thăng săn ngầm cần một thời gian tuần tra tương đối dài chứ không phải là phát hiện ra ngay. Khi đó Su-27, Su-30, Su-22, MiG-21 Việt Nam đã có thể chế áp thành công trực thăng săn ngầm của đối phương.
Ngoài ra, sự hỗ trợ của các biên đội tàu mặt nước với các tên lửa chống hạm Kh-35E cũng có thể làm tê liệt các tàu chiến của địch khiến các trực thăng săn ngầm trở nên vô dụng.
Ngoài ra, không chỉ có ngư lôi với tầm bắn khá ngắn, Kilo 636 Việt Nam còn được trang bị tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E tầm bắn 200 km và 3M-54E1 tầm bắn 300 km. Với tầm bắn này, tàu ngầm Kilo có thể hoạt động ở ngoài vòng các vùng kiểm soát của trực thăng săn ngầm mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt các tàu địch.
Tri Thức Trẻ
Trung Quốc không muốn nâng cấp Kilo, lại phàn nàn Nga thiên vị Việt Nam
Nguyệt san tháng 11 của Tạp chí quốc phòng Canada Kanwa Defence Review cho biết, trước đây Moscow đã từng mời Bắc Kinh cải tiến các tàu ngầm Kilo, lắp đặt thêm các hệ thống tên lửa Club-S, nhưng họ đã không mặn mà với đề nghị này
Cục phó Cục thiết kế Rubin của Nga, ông Andrey Baranov tiết lộ, Nga đã kiến nghị với Hải quân Trung Quốc về việc nâng cấp tàu ngầm lớp Kilo Project 877EKM, trang bị thêm tên lửa hành trình ngầm đối hạm siêu âm Klub-S, nhưng Hải quân Trung Quốc không đưa ra phản hồi tích cực.
Hiện nay, Nhà máy đóng tàu Admiralty của Nga đang đóng 6 tàu ngầm Kilo 636 chạy bằng diesel điện cho hải quân Việt Nam. Kế hoạch này hiện đang tiến triển rất thuận lợi, chiếc đầu tiên đã lên đường về Việt Nam, dự kiến tháng 1-2014 sẽ chính thức kéo quốc kỳ Việt Nam, chiếc thứ 2 có thể được bàn giao vào tháng 1-2014, chiếc thứ 3 có thể cuối năm 2014 và cả 6 tàu sẽ được bàn giao trước năm 2016.
Ông Andrey Baranov còn nhấn mạnh, hiện Nga đang phát triển tàu ngầm lớp Lada được thiết kế hệ thống động lực không cần không khí (AIP), chiếc tàu ngầm thứ ba lớp Lada của hải quân Nga đã được tích hợp hệ thống AIP. Điều này có nghĩa là hải quân Nga đã quyết định, chiếc thứ 4, 5, 6 cũng sẽ được lắp đặt hệ thống AIP.
Tàu ngầm Kilo 636MV HQ-182 Hà Nội của Việt Nam
Từ lâu, kế hoạch nâng cấp tàu ngầm lớp Kilo Project 636, Kilo Project 877EKM đã được đưa vào chương trình nghị sự, đặc biệt là với hải quân các nước đã sử dụng số lượng lớn các tàu ngầm Kilo 877 và 636 như Ấn Độ, Trung Quốc và Algieria.
Hải quân Ấn Độ đã tuyên bố sẽ từng bước nâng cấp toàn bộ 10 tàu ngầm Kilo Project 877EKM, tích hợp hệ thống tên lửa Club-S. Hiện nay, công việc cải tiến đã và sẽ được được triển khai tại Nga. Từ năm 1997 trở lại đây, nhà máy này đã lần lượt cải tạo, nâng cấp hiện đại 5 tàu ngầm Kilo 877EKM của hải quân Ấn Độ.
Các tàu ngầm Kilo Ấn Độ đã được nâng cấp lớn bao gồm: Tàu S-58 Sindhuvir hoàn tất năm 1999, S-57 Sindhuraj hoàn thành năm 2001, S-55 Sindhughosh hoàn thiện năm 2005, còn S-62 Sindhuvijay được bàn giao vào năm 2007 và chiếc thứ 5 là S-63 Sindhurakshak vừa trở về Ấn Độ đầu năm nay thì bị cháy do ngư lôi phát nổ vào ngày 14-08 vừa qua.
Tàu ngầm Kilo 636MK (877EKM) của Trung Quốc
Ông Andrey Baranov khẳng định: "Chúng tôi đã sớm đề nghị hải quân Trung Quốc cải tiến loại tàu ngầm Kilo 877, tích hợp hệ thống tên lửa ngầm đối hạm Club-S mới, nhưng họ không đưa ra các phản hồi tích cực". Như vậy là Trung Quốc không muốn nâng cấp tàu ngầm chứ không phải là Nga "không cung cấp cho Trung Quốc các hệ thống tên lửa Club-S tối tân" như các phương tiện truyền thông của họ tuyên bố.
Trước đây, khi Moscow giúp New Dehli cải tiến các tàu ngầm này thì Bắc Kinh cũng lời ra tiếng vào cho là Nga thiên vị. Còn khi Việt Nam mua 6 tàu ngầm Kilo 636MV có trang bị các loại tên lửa hành trình chống hạm và đối đất tiên tiến thế hệ Club-S, các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng rầm rộ lên tiếng cho là Nga thiên vị, trang bị cho Kilo Việt Nam những vũ khí mạnh hơn của Trung Quốc, rõ ràng là có ý bênh vực Việt Nam trong vấn đề tranh chấp biển Đông với Trung Quốc.
Theo ANTD
"Soi" phương tiện chở tàu ngầm Kilo Hà Nội về Cam Ranh Tàu ngầm Kilo Project 636 đầu tiên của Việt Nam mang tên HQ-182 Hà Nội sẽ được vận chuyển bằng tàu vận tải siêu trường siêu trọng Rolldock Sea của Hà Lan. Theo truyền thông Nga, tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Project 636 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) đầu tiên cho Hải quân Nhân dân Việt Nam mang tên HQ-182...