Biển Đông: Tàu chiến TQ mang theo tên lửa vẫn áp sát Philippines
Hôm nay báo giới Philippines loan tin, 5 chiến hạm hiện đại nhất hạm đội Nam Hải vẫn đang “lởn vởn” gần vùng biển Philippines. 5 chiếc tàu chiến kéo theo 48 quả tên lửa này đã kéo sát tới vùng biển Philippines trong những ngày tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ bất ngờ xuất hiện tại cảng Subic gần bãi cạn Scarborough.
Sau hơn một tháng qua, căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, hôm nay 20/5 cựu Tổng thống Philippines bà Arroyo lần đầu tiên lên tiếng kêu gọi lãnh đạo cấp cao hai nước đối thoại trực tiếp với nhau.
Cựu Tổng thống Philippines Arroyo ngày còn tại chức
Trên website quỹ Hòa bình phát triển Arroyo, cựu Tổng thống Philippines cho đăng bài “Trung Quốc, Mỹ, Philippines – giữ lấy thể diện” khuyến cáo đương kim Tổng thống Aquino, ngoài việc đàm phán với Mỹ thông qua kênh ngoại giao, quốc phòng, ông nên cử Phó tổng thống Jejomar Binay trực tiếp đàm phán với Bắc Kinh.
Bà Arroyo nhấn mạnh, Philippines cần nhắc lại với Trung Quốc rằng, Philippines là một láng giềng tốt ở châu Á. Theo cựu Tổng thống nước này, Phó tổng thống Jejomar Birnay từng đại diện cho Philippines qua Bắc Kinh đàm phán nhiều tình huống nước sôi lửa bỏng và đều khá thành công.
Phó tổng thống Philippines Jejomar Binay được bà Arroyo đánh giá cao khả năng thương thảo với Bắc Kinh, đồng thời dự đoán ông nhiều cơ hội trúng cử Tổng thống năm 2016
Trong bối cảnh Manila khuyết vị trí Đại sứ tại Bắc Kinh hơn 1 năm qua thì ông Jejomar Binay là ứng viên phù hợp nhất cho nhiệm vụ thương thảo với giới chức Trung Quốc hiện nay.
Bà Arroyo “dự đoán”, Phó chủ tịch nước Trung Quốc ông Tập Cận Bình sẽ thay thế ông Hồ Cẩm Đào vào cuối năm nay, trong khi nhiều khả năng cuộc bầu cử Tổng thống Philippines năm 2016 ông Jejomar Binay sẽ trúng cử, hai người đều có thể lấy vấn đề biển Đông làm “hòn đá thử vàng” đối với năng lực lãnh đạo của vị trí nguyên thủ quốc gia trong tương lai.
Khu trục hạm Vũ Hán 169 hạm đội Nam Hải cơ động về hướng Philippines cùng 4 chiến hạm khác bị Nhật Bản phát hiện, chụp lại
Trong một diễn biến khác có liên quan, cũng trong hôm nay báo giới Philippines loan tin, 5 chiến hạm hiện đại nhất hạm đội Nam Hải vẫn đang “lởn vởn” gần vùng biển Philippines và sẵn sàng chi viện cho lực lượng tàu Ngư chính, Hải giám trên bãi cạn Scarborough nếu xảy ra tình huống bất ngờ.
Video đang HOT
5 chiếc tàu chiến kéo theo 48 quả tên lửa này đã kéo sát tới vùng biển Philippines trong những ngày tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ bất thình lình nổi lên mặt nước tại cảng Subic gần bãi cạn Scarborough.
Tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ bất thình lình nổi lên mặt nước cảng Subic gần Scarborough
Động thái này khiến dư luận Bắc Kinh không ngớt đồn đoán, chỉ trích Mỹ “can thiệp vào biển Đông” nhưng họ lờ đi một thực tế, trước đó đã có 5 chiến hạm hiện đại nhất hạm đội Nam Hải đang diễn tập trên biển Đông tại một vị trí không xác định gần Philippines trước khi tàu ngầm Mỹ đến biển Đông.
Đến hôm nay USS North Carolina đã rút khỏi biển Đông, 5 chiến hạm này vẫn đang lượn lờ gần Philippines và bãi Scarborough nơi xảy ra căng thẳng.
Chiến hạm lớp Hamilton số hiệu BRP Gregorio del Pilar (PF-15) hải quân Philippines được giới quân sự Đài Loan cho rằng không phải đối thủ của 5 tàu chiến hạm đội Nam Hải, Trung Quốc
Giới quan sát quân sự Đài Loan nhận định, chiến hạm lớp Hamilton lượng dãn nước 3200 tấn của hải quân Philippines không phải đối thủ của 5 chiến hạm hạm đội Nam Hải, đặc biệt trong bối cảnh chúng mang theo 48 quả tên lửa C-802/803 nằm áp sát lãnh hải Philippines.
Theo Giáo Dục VN
Biển Đông: Hải giám, ngư chính Trung Quốc nguy hiểm hơn cả quân đội
Các tổ chức hàng hải Trung Quốc như Hải giám, Ngư chính... trở nên rất nguy hiểm do dễ triển khai hơn, quy tắc giao chiến mơ hồ hơn.
Trang mạng "Thời báo Tài chính" Anh ngày 18/5 có bài viết với nội dung chính như sau:
Cuộc tranh chấp mới nhất trên biển Đông đã xảy ra giữa Trung Quốc và Philippines. Tháng trước, một tàu hải quân Philippines đã định bắt giữ một số tàu đánh cá của Trung Quốc. Phía Philippines cho biết, những tàu cá này của Trung Quốc khi đó đã đánh bắt cá bất hợp pháp ở bãi cạn Scarborough. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough mà họ gọi là đảo Hoàng Nham. Tàu hải giám Trung Quốc nhanh chóng đến hiện trường, ngăn chặn Hải quân Philippines bắt ngư dân của họ.
Tàu hải giám Trung Quốc.
Cuộc xung đột trên biển này đã gây ra cục diện bế tắc về ngoại giao gai góc. Tuần trước, một số tờ báo Trung Quốc hung hăng yêu cầu Hải quân Trung Quốc dạy cho Philippines một bài học, sau đó thậm chí có người phỏng đoán Trung Quốc chuẩn bị dùng vũ lực với Philippines.
Nhưng Trung Quốc đã sử dụng cách thức khác để trừng phạt Philippines. Trung Quốc đã tạm dừng nhập khẩu chuối của Philippines, mặc kệ cho chuối của Philippines thối rữa ở bến cảng của Trung Quốc, điều này đã đe dọa kế sinh nhai của 200.000 nông dân trồng chuối của Philippines. Các hãng du lịch của Trung Quốc lấy lý do an ninh, đã hủy các đoàn du lịch đến Philippines.
Manila không có khả năng bảo vệ quyền lãnh thổ tuyệt đối theo quan điểm của họ, điều này được phản ánh rất rõ ràng. Năm 2011, Tổng thống Philippines Benigno Noynoy Aquino thừa nhận, Quân đội Philippines với trang bị lạc hậu muốn giao chiến với Trung Quốc, sẽ giống như một cuộc đấu quyền Anh.
Đối với Philippines, vấn đề ở chỗ Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết biển Đông. Việt Nam cũng phải đối mặt tương tự trong vấn đề biển Đông.
Năm 2009, tàu thuyền Trung Quốc bao vây tàu khaor sát USNS Impeccable của Hải quân Mỹ.
Trong những năm gần đây, xung đột trên biển leo thang, hầu như cho thấy Bắc Kinh đang trở nên hung hăng hơn. Năm 2009, các tàu thuyền Trung Quốc từng bao vây một tàu giám sát của Hải quân Mỹ. Năm 2011, tàu hải giám Trung Quốc đã gây xung đột với tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam và Philippines.
Theo Aaron Friedberg, Học viện Các vấn đề quốc tế và công cộng Woodrow Wilson, Đại học Princeton, Trung-Mỹ đang tranh vị thế bá quyền ở châu Á, Trung Quốc có 3 nguyên tăc chính sách ngoại giao: "tránh đối đầu", "tăng cường sức mạnh quốc gia tổng hợp" và "từng bước tiến lên". Hành vi gia tăng "thẻ bài" của Trung Quốc xem ra rất giống với việc "từng bước tiến lên".
Đây có thể là mục tiêu lâu dài của Bắc Kinh. Hiện nay, một bản báo cáo của Tập đoàn Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group), một tổ chức giải quyết xung đột có trụ sở tại Brussels cho rằng, thực tế có thể càng bất ổn hơn, cũng càng nguy hiểm hơn. Đó là do sự gia tăng của các tổ chức hàng hải có thể đang mở rộng giới hạn chính sách của Trung Quốc.
Những con "rồng" này đang "gây ồn ào trên biển", bao gồm lực lượng chấp pháp của Hải quan, Trung tâm Chỉ huy Ngư chính Trung Quốc (China Fisheries Law Enforcement Commad), Cục Hàng hải Trung Quốc (Maritime Safety Administration), Tổng đội Hải giám Trung Quốc (China Marine Surveillance) v.v...
Ngày 26/5/2011, tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam.
Michael Wesley, Giám đốc điều hành Học viện Chính sách Quốc tế Lowy (Lowy Institute for International Policy) có trụ sở chính tại Sydney cho biết: "Một trò chơi nhiều cấp độ đang được tiến hành". Theo ông, những cơ quan này đua nhau đẩy tình hình theo hướng căng thẳng để giành lấy nhiều hơn dự toán tài chính.
Tác giả của báo cáo này, Stephanie Kleine-Ahlbrandt cho rằng: "Bản chất của trò chơi này là dùng chấp pháp (thực thi pháp luật) thay thế cho vấn đề lớn hơn là tranh chấp chủ quyền".
Bà cảnh báo, cuộc "chạy đua vũ trang" đang được tiến hành của những cơ quan, tổ chức hàng hải này thậm chí có thể nguy hiểm hơn cả quân đội, bởi vì tàu thuyền của chúng dễ triển khai hơn, quy tắc giao chiến của chúng cũng mơ hồ hơn.
Wesley cho rằng, mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là đột phá biển Đông, thâm nhập Thái Bình Dương rộng lớn. Còn Kleine Ahlbrandt lo ngại, Trung Quốc kiểm soát ngư trường có tranh chấp, hoặc tấn công tàu thuyền của Philippines chỉ là vấn đề thời gian.
Ngày 26/11/2011, tàu Ngư chính-311 Trung Quốc hoạt động tại vùng biển đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo GDVN
Căng thẳng Biển Đông: Trung Quốc cấm sinh viên du học tại Philippines? Căng thẳng trên bãi Scarborough chỉ là một vấn đề trong quan hệ song phương, Manila đang cố gắng tìm kiếm, thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc trên các lĩnh vực khác. Hơn một tháng đã trôi qua kể từ khi xảy ra căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc trên bãi Scarborough, Manila vẫn đang...