Biển Đông sẽ không lặng sóng sau phán quyết của Tòa trọng tài
Theo Business Insider, sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), việc Bắc Kinh tuyên bố sẽ tiếp tục làm bất cứ điều gì họ muốn ở Biển Đông dự báo, căng thẳng trong khu vực sẽ khó lòng hạ nhiệt và có thể diễn biến khó lường.
Phán quyết của PCA ngày 12.7 chính thức ủng hộ lập trường của Philippines, bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông thông qua tuyên bố, Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý nào để đòi “quyền lịch sử” đối với các nguồn tài nguyên tại vùng biển nằm trong đường 9 đoạn (Đường lưỡi bò) phi lý nước này đơn phương công bố.
Phán quyết cũng nhấn mạnh Đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển; Trung Quốc đã can thiệp vào quyền đánh bắt cá của ngư dân Philippines, đặc biệt là ở bãi cạn Scarborough; Trung Quốc gây thiệt hại đến hệ sinh thái quần đảo Trường Sa bằng các hoạt động như khai thác quá mức, xây đảo nhân tạo và các hành động của nước này làm gia tăng khả năng xảy ra xung đột trong khu vực.
PCA ngày 12.7 đã bác bỏ yêu sách chủ quyền Biển Đông dựa trên bản đồ Đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc.
Giới chuyên gia phân tích nhận định, phán quyết của PCA đánh dấu chiến thắng của Philippines đối với vụ kiện Đường lưỡi bò mà nước này kiên tri theo đuổi trong hơn 3 năm qua (kể từ tháng 1.2013). Trong một tuyên bố chính thức, Manila đã hoan nghênh phán quyết của PCA đồng thời gọi đây là quyết định cột mốc.
Trong khi đó, về phần mình, Bắc Kinh vẫn kiên quyết nhấn mạnh sẽ không bị ràng buộc bởi bất cứ phán quyết nào. Hãng thông tấn Tân Hoa xã của Trung Quốc cùng ngày (12.7) ngay lập tức giật tít gọi phán quyết của PCA là “hồ đồ”, vô căn cứ.
Tân Hoa xã còn dẫn lời Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất cứ đề xuất hay hành động nào dựa trên phán quyết hôm 12.7 của Tòa trọng tài về tranh chấp Biển Đông.
Video đang HOT
“Chủ tịch Tập tuyên bố, các đảo ở Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại. Chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng đều không bị ảnh hưởng bởi phán quyết”, theo Tân Hoa xã. Theo Business Insider, Bắc Kinh đã phát đi thông điệp rõ ràng rằng, nước này sẽ tiếp tục làm bất cứ điều gì họ muốn trên các vùng nước và các đảo không người ở trên Biển Đông – bao gồm những nơi đã bị nước này quân sự hóa trong nhiều năm qua.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động cải tạo, bồi đắp phi pháp biến một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trở thành những hòn đảo nhân tạo có khả năng sử dụng cho các mục đích quân sự. Ước tính, kể từ năm 2014, nước này đã cải tạo và xây dựng phi pháp ít nhất 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, sau khi PCA đưa ra phán quyết Biển Đông, mạng xã hội Trung Quốc cũng dậy sóng.
Trên Weibo, trang mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, nơi phán quyết Biển Đông là chủ đề tranh luật nóng hàng đầu với từ khóa#SouthChinaSeaArbitration, nhiều người dùng sử dụng những từ ngữ kích động để bác bỏ quyết định của PCA.
Thành viên Weibo Li Dacan viết: “Phán quyết vô giá trị, chỉ như mớ giấy lộn. Lãnh thổ của chúng tôi thì tại sao chúng tôi phải để cho người khác quyết định cái gì thuộc về chúng tôi”.
Tương tự, một thành viên khác là Genie tuyên bố: “Đó là lãnh thổ của chúng tôi”.
Trong khi đó, nhiều cư dân mạng Trung Quốc cũng đổi ảnh đại diện, thay bằng bản đồ Đường lưỡi bò phi pháp.
Theo Business Insider, phản ứng cứng rắn đã được dự báo trước từ Trung Quốc đang khiến Tổng thống Philiipines Rodrigo Duterte đứng trước một tình huống đầy thách thức và nguy hiểm không lâu sau khi nhậm chức.
Tổng thống Philiipines Rodrigo Duterte.
Ông Rodrigo Duterte nổi tiếng là người có khuynh hướng dân tộc với những tuyên bố cứng rắn, mạnh mẽ và quyết liệt chống lại từ tội phạm buôn bán ma túy cho tới các nhà báo.
Về vấn đề Biển Đông, phản ứng của Tổng thống Philippines bị xem là thất thường và nguy hiểm. Ông Duterte từng hùng hồn tuyên bố, ông sẽ tới quần đảo Trường Sa và cắm cờ Philippines ở đây đồng thời khẳng định Manila sẽ không bao giờ từ bỏ tuyên bố chủ quyền của nước này tại Biển Đông.
Tuy nhiên, ông Duterte đồng thời cũng bày tỏ mong muốn hợp tác với Trung Quốc và sẵn sàng đàm phán với nước này về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.
Sau phán quyết của PCA ngày 12.7, giới chuyên gia nhận định, một chiến thắng pháp lý có lợi có lợi cho Philippines có thể trở thành con bài mặc cả của nước này trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc trong tương lai.
Tuy nhiên, giới quan sát cũng nhận định, Bắc Kinh chắc chắn sẽ không chịu mất mặt, do đó, Biển Đông khó lòng lặng sóng sau phán quyết ngày 12.7 của PCA và căng thẳng tại vùng biển này có nguy cơ diễn biến khó lường.
Theo Danviet
Phản ứng của Trung Quốc trước phán quyết của Tòa Trọng tài
Tân Hoa xã (Trung Quốc) nói rằng Tòa Trọng tài quốc tế tuyên Philippines thắng vụ kiện "đường lưỡi bò" là vô căn cứ.
Tờ Straits Times đưa tin ngay sau khi Tòa Trọng tài quốc tế ra phán quyết cuối cùng vụ Philippines kiện yêu sách "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc ở biển Đông với phần thắng nghiêng về phía Philippines vào 4 giờ chiều nay (12-7), hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa xã cho hay "Tòa Trọng tài lạm quyền" này đã ban hành một "phán quyết vô căn cứ".
Tân Hoa xã không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Bãi cạn Scarborough. Ảnh: REUTERS
Lúc 4 giờ chiều 12-7, Tòa Trọng tài quốc tế vừa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với yêu sách của Trung Quốc tại biển Đông sau ba năm thụ lý. Theo đó, tòa tuyên bố "đường chín đoạn" của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý, đồng thời Trung Quốc "không có chủ quyền lịch sử" tại biển Đông.
NGỌC NHƯ
Theo PLO
Chi tiết nội dung quan trọng trong phán quyết Toà Trọng tài Theo quy định tại Điều 296 của Công ước và Điều 11 của Phụ lục VII, Phán quyết của Toà Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm. Phán quyết được Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (sau đây gọi là...