Biển Đông sau gặp gỡ cấp cao Tập Cận Bình Obama
Biển Đông không thể là vật cược của bất cứ thoả thuận ngầm nào giữa các cường quốc khi nó liên quan đến hoà bình, ổn định và tự do hàng hải của cả cộng đồng quốc tế.
Từ trái qua, ông Ben Cardin, đảng Dân chủ. Marco Antonio Rubio, ứng viên đảng Cộng hoà sẽ tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016. Robert Menendrez,chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện.
Cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Obama kết thúc, nhưng dư âm của nó vẫn chế ngự truyền thông thế giới. Một trong những đồn đoán tập trung vào câu hỏi, liệu các vị đứng đầu hai quốc gia có trách nhiệm cao nhất đã có những thoả thuận bí mật “bất thành văn” nào liên quan đến Biển Đông? Thật khó tìm được câu trả lời bằng giấy trắng mực đen về một thoả thuận ngầm như thế, nếu có! Nhưng căn cứ trên thực địa, vấn đề Biển Đông chỉ có thể giải quyết trên căn bản bộ luật quốc tế về biển đảo, chứ không thể là vật cược của bất cứ một cuộc mặc cả nào!
Cùng lúc từ cả hai Quốc hội
Dư luận quan tâm đến các sự kiện gần đây ở hai bờ Thái Bình Dương. Ở bên này, lần đầu tiên tại diễn đàn công khai, đại biểu Dương Trung Quốc đã cảnh báo Quốc hội Việt Nam về một bài học sớm nhất trong lịch sử nước nhà, đó là bài học cảnh giác. Dĩ nhiên, ông phát biểu khi đã có tin lan truyền về cấp cao Trung – Mỹ. Ông cảnh báo, mất đi ý thức cảnh giác là điều rất nghiêm trọng. Quốc hội không thể phó mặc, cho dù vẫn nuôi dưỡng lòng tin vào những nhà lãnh đạo, nhưng chắc chắn niềm tin ấy có những lý do để không còn như trước nữa! Và để đánh giá đúng hơn bản chất của vấn đề, chiều 11.6, Quốc hội đã được nghe báo cáo chi tiết về tình hình Biển Đông.
Video đang HOT
Đại biểu Dương Trung Quốc đã chuyển lời những người làm công tác sử học tới Chính phủ. Sang năm vừa đúng 40 năm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa (năm 1974) và 35 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (năm 1979). Chính phủ nên chỉ đạo sinh hoạt chính trị thế nào để ghi nhận bài học sâu sắc về chiến tranh, cũng là bài học về hoà bình. Chỉ có thấm nhuần những bài học lịch sử thì mới bảo vệ vững chắc được chủ quyền và giữ gìn hoà hiếu lâu bền với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Hy vọng vấn đề Biển Đông từ nay sẽ xuất hiện đều đặn/công khai trong các chương trình nghị sự, chứ không chỉ trình bày thoáng qua trong các báo cáo.
Ở bên kia Thái Bình Dương, cũng vào đầu tuần này, ba nghị sĩ Quốc hội là Robert Menendrez (chủ tịch uỷ ban Đối ngoại Thượng viện), Marco Antonio Rubio (ứng viên đảng Cộng hoà sẽ tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016) và Ben Cardin (đảng Dân chủ) đã trình lên Thượng viện một dự thảo nghị quyết, trong đó lên án Trung Quốc đe doạ vũ lực ở Biển Đông. Dự thảo yêu cầu Thượng viện lên án “Trung Quốc sử dụng thủ đoạn gây áp lực, đe doạ sử dụng vũ lực thông qua hải quân, hải giám, tàu cá, máy bay quân sự hay dân sự trên biển Đông để khẳng định các yêu sách chủ quyền hoặc cố tình thay đổi hiện trạng các vùng biển tranh chấp”.
Dự thảo được chuyển tới Thượng viện đã dẫn nhiều sự cố nguy hiểm liên quan đến các hoạt động gây hấn. Cụ thể: Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Việt Nam tháng 5.2011, chặn lối vào bãi cạn Scarborough tháng 4.2012, phát hành bản đồ chính thức với đường lưỡi bò (phi pháp) như biên giới quốc gia và ngày 8.5 tàu hải giám xâm nhập/hiện diện bất hợp pháp tại Bãi Cỏ Mây, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Dự thảo cũng trích dẫn sự quan ngại của Mỹ khi Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và đơn vị quân sự đồn trú mới trong vùng biển tranh chấp trên Biển Đông năm 2012.
Phải căn cứ vào UNCLOS
Ngày 12.6, theo TTXVN, trong hội nghị lần thứ 23 về Công ước Luật biển (UNCLOS) tại Liên hiệp quốc, đại sứ Lê Hoài Trung đề nghị, các quốc gia ven biển cần nghiêm túc tuân thủ các quy định của UNCLOS, trong đó có việc các quốc gia tiến hành thương lượng nhằm dàn xếp bảo đảm an toàn cho ngư dân.
Những dâu hiêu về sự kêt nối trong ASEAN cũng đáng khích lệ. Báo The Star của Malaysia hôm 11.6 cho biêt hãng dâu Petronas của nước này đã được bât đèn xanh đê khai thác giêng dâu vùng nước cạn ở Block-102 và Block-106, sử dụng kỹ thuât EPS. Các lô dâu này nằm trong khu Hàm Rông, ở vùng lòng chảo sông Hông, nơi đô sâu của các giêng dâu này là từ 25 – 30 mét. Hay là khi vươn xa hơn đê tìm môt đối tác như Ân Đô. Hải quân Ân Đô và Viêt Nam vừa có cuôc diên tâp cứu hô trên Biên Đông vào ngày 8.6. Cuôc diên tâp được thực hiên trong thời điêm đôi tàu chiên Hải quân Ân Đô thăm cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) từ ngày 4.6.
Hay như ý kiến của GS Artha Nantachukra (giám đôc Viên nghiên cứu Phuphan, Thái Lan) vê vai trò của ASEAN cũng đáng ghi nhận: “Trước bôi cảnh các quôc gia trong khu vực đang phải đôi mặt với nhiêu thách thức, có vân đê vượt quá khả năng giải quyêt của môt quôc gia hay các môi quan hê song phương, thì ASEAN đóng vai trò trung tâm trong viêc duy trì và củng cô môi trường hoà bình, ôn định, hợp tác cùng phát triên ở khu vực. ASEAN cân có sự đông thuân trong quan điêm và hành đông giải quyêt các vân đê quan trọng trong khu vực và thê giới…”
Theo vietbao
Cần lập các kênh ngăn căng thẳng khu vực leo thang
Ngày 2/6, tại Hội nghị An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 12 ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen phát biểu, cần nhanh chóng thiết lập kênh liên lạc và các cơ chế khác để ngăn căng thẳng leo thang trong các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở châu Á, đặc biệt là trên biển Hoa Đông và biển Đông.
Trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La lần thứ 12, ngày 1/6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh tiếp xúc song phương với Thứ trưởng Quốc phòng Nga. Ảnh: TTXVN.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore gợi ý việc tăng cường chia sẻ thông tin, đặc biệt giữa lực lượng hải quân các nước về thủ tục, cách thức họ triển khai hoạt động trong trường hợp có sự cố trên biển. Ông cũng đề xuất việc thúc đẩy hợp tác thực chất giữa quân đội các nước châu Á để xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau.
Hôm qua, phát biểu tại phiên họp toàn thể của Đối thoại Shangri-La lần thứ 12, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự hội nghị, nhắc lại đề xuất của Việt Nam rằng, các nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông tham gia thỏa thuận "không sử dụng vũ lực trước", từ đó rút kinh nghiệm mở rộng với các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Singapore ủng hộ đề xuất này. Brunei đề xuất thành lập các đường dây nóng để nhanh chóng hạ nhiệt căng thẳng về tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói rằng, các nước cần tiếp tục xây dựng lòng tin, hợp tác ngày càng sâu rộng hơn. Trong quá trình hợp tác, các nước, đặc biệt là những cường quốc, cần lắng nghe dư luận, quyết định trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam đề nghị các bên liên quan biển Đông tôn trọng, bảo vệ ngư dân, tuyệt đối không sử dụng vũ lực với họ dưới bất kỳ hình thức nào.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore cho rằng, chủ nghĩa dân tộc gia tăng ở một số nước châu Á, do vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Hoa Đông và biển Đông, có thể đe dọa sự ổn định trong khu vực. Vì vậy, cần có các khuôn khổ khu vực để cân bằng.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, khuôn khổ này vượt ngoài vấn đề an ninh và bao gồm các thỏa thuận khác, ví dụ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp bày tỏ sự quan tâm gia nhập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM ). ADMM đã thống nhất đưa ra năm lĩnh vực ưu tiên hợp tác: hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, quân y, an ninh biển, gìn giữ hòa bình, chống khủng bố. Theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, Việt Nam sẽ tham gia diễn tập trên thực địa về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và quân y trong tháng 6 này tại Brunei. Đây là lần đầu tiên ADMM phối hợp hành động trên thực địa và cũng là lần đầu tiên Việt Nam cử lực lượng quân đội ra nước ngoài tham gia các hoạt động đa phương.
Theo vietbao
Các cường quốc hạt nhân phát triển vũ khí hủy diệt mới 5 quốc gia được quyền sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc đang âm thầm nghiên cứu, phát triển những loại vũ khí chống lại loài người thế hệ mới. Các cường quốc hạt nhân đang tham vọng chế tạo những loại vũ khí hủy diệt mới. Theo báo cáo của Viện nghiên...