Biển Đông: Quân Trung Quốc tăng gấp đôi lực lượng bộ binh cơ giới đổ bộ
TQ đang chuẩn bị cho hành động một khi có thời cơ, các bên không thể không cảnh giác, đề phòng.
Báo chí Đài Loan đưa tin cho biết quân đội Trung Quốc (PLA) đã tăng gấp đôi quân số và trang bị của các sư đoàn bộ binh cơ giới đổ bộ của nước này nhằm chuẩn bị cho các cuộc xung đột có thể xảy ra với Đài Loan và các nước trong khu vực Biển Đông mà Trung Quốc đang đòi yêu sách.
Theo nguồn tin của báo chí Đài Loan, PLA trước đây chỉ có 2 sư đoàn bộ binh cơ giới đổ bộ (AMID). Trong các sư đoàn này 1 đóng quân và trực thuộc sự quản lý của Quân khu Nam Kinh và 1 sư đoàn khác trực thuốc sự quản lý của Quân khu Quảng Châu.
2 sư đoàn bộ binh cơ giới đổ bộ trước đây của quân đội TQ có từ 26.000 đến 30.000 ngàn binh sỹ. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2007 đến 2012, Sư đoàn bộ binh cơ giới 86 của Tập đoàn quân 31, Quân Khu Nam Kinh và Sư đoàn bộ binh cơ giowis123 của Tập đoàn quân 41, Quân khu Quảng Châu đã được chuyển thành hai Sư đoàn bộ binh cơ giới đổ bộ (AMID) và nâng số lượng binh sỹ của lực lượng này lên đến 52,000-60,000 quân.
Với 4 sư đoàn bộ binh cơ giới đổ bộ như hiện nay, quân Trung Quốc đã nâng cao được khả năng đánh trận. Một khi kết hợp lực lương 20.000 quân của lực lượng Thủy quân lục chiến khả năng này của quân TQ sẽ còn tăng mạnh.
Theo các nguồn tin quân sự của Đài Loan, mỗi sư đoàn bộ binh cơ giới đổ bộ của Trung Quốc hiện nay có 3 nhóm tác chiến, được trang bị ít nhất 300 phương tiện cơ động chiến đấu có khả năng đổ bộ.
Đánh giá của một số chuyên gia quân sự Đài Loan cho thấy, quân đội Trung Quốc có vẻ như đang muốn và sẽ tiếp tục đa dạng hóa năng lực tác chiến của các lực lượng đổ bộ chứ không hoàn toàn trông cậy vào lực lượng thủy quân lục chiến để giải quyết các cuộc xung đột hoàn toàn có thể xảy ra ở Đài Loan và Biển Đông nơi Bắc Kinh đang vẫn kiên trì lập trường và yêu sách chủ quyền vô lý của mình.
Trong một báo cáo về vấn đề quân đội Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ từ năm 2008 đã tiết lộ rằng Trung Quốc đã tìn cách gia tăng khả năng điều động binh lực của mình trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Đài Loan.
Trong báo cáo tương tự, xuất bản năm 2014, quân đội Mỹ cho biết ý định gia tăng khả năng đánh trận của quân PLA ngày càng được bộ lộ rõ.
Đáng chú ý, một trong những lựa chọn chiến lược Trung Quốc có thể áp dụng đó là điều động lực lượng quân sự hùng hậu của mình nhằm khống chế Đài Loan trước khi nước ngoài có thời gian nhảy vào can thiệp.
Tuy nhiên, cũng có chuyên gia quân sự Đài Loan cho rằng việc TQ tăng quân bị gấp đôi các đơn vị bộ binh cơ giới đổ bộ của mình chưa hẳn đã là mối đe dọa thực sự đối với hòn đảo.
Video đang HOT
Yi-Jia Shiah – một cựu đại tá Lính thủy đánh bộ Đài Loan cho biết lực lượng bộ binh cơ giới đổ bộ cơ bản khác với lính thủy đánh bộ, chúng không có hệ thống chủ huy kiểm soát chung.
Hiện nay các đơn bị bộ binh cơ giới đổ bộ của quân PLA đặt dưới sự chỉ huy và điều động của các quân khu, trong khi đó, lực lượng Lính thủy đánh bộ lại trực thuộc điều động của Hải quân PLA.
Một số chuyên gia khác cho rằng, với chế độ đảng chỉ huy và kiểm soát quân đội như ở Trung Quốc thì lực lượng nào cũng phải tuân thủ mệnh lệnh cao nhất từ tầng lớp chóp bu lãnh đạo ở Bắc Kinh.
Việc Trung Quốc tăng gấp đôi các sư đoàn đổ bộ của mình trong bối cảnh nước này vẫn kiên quyết duy trì lập trường, yêu sách chủ quyền bị nhiều nước ở Biển Đông phản đối là dấu hiệu cho thấy TQ đang chuẩn bị cho hành động một khi có thời cơ, các bên không thể không cảnh giác, đề phòng.
Mặc dù kinh nghiệm tác chiến thực tế của các sư đoàn bộ binh cơ giới đổ bộ của Trung Quốc hiện nay không nhiều, bản thân lực lượng này cũng không thể chỉ dựa vào các xe chiến đấu ZBD-05 để độc lập tác chiến nhưng một khi được sự phối hợp và yểm trợ của hải, không quân TQ thì khả năng tác chiến, chiếm lĩnh trận địa của các AMID sẽ tăng mạnh.
Đại tá Yi-Jia Shiah cho rằng để có thể khống chế được Eo biển Đài Loan, Hải quân Trung Quốc sẽ cần phải sử dụng đến các tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 lớp Yuzhao cũng như các trực thăng hỗ trợ đổ bộ Type 081…
Theo vị cựu đại tá này, kinh nghiệm và khẳ năng tác chiến mạnh nhất của lực lượng AMID của quân Trung Quốc hiện nay dựa trên chiến thuật đánh trên bờ, đặc biệt khả năng băng sông, vượt hồ và tác chiến trên các địa hình khó chứ chưa có khả năng đánh trận mạnh trên biển.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc tính kế hợp vây Nhật từ hai hướng
Trong khi Trung Quốc đang có những động thái chứng tỏ có thể tấn công Nhật Bản thì Tokyo lại cho thấy điều ngược lại trong quan hệ với Bắc Kinh.
Động thái đáng ngờ của Trung Quốc
Theo dõi những hành động của Trung Quốc gần đây diễn ra xung quanh Nhật Bản, nhà nghiên cứu cấp cao Ching Chang tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Đài Loan nhận định Bắc Kinh dường như đang vạch chiến lược áp sát Nhật Bản từ cả phía Bắc và phía Nam trong trường hợp xung đột quân xảy ra.
Nhận định này được ông Ching Chang đưa ra sau khi hàng loạt cuộc tập trận được Trung Quốc thực hiện với 3 hạm đội: Bắc Hải, Nam Hải và Đông Hải trong tháng 12/2014.
Cụ thể, ngày 4/12, tàu khu trục Type 052 Harbin, 2 tàu khinh hạm đa năng Yantai và Yangcheng lớp Type 054A cùng tàu hậu cần Type 903 Taihu đã di chuyển về phía đông, thông qua eo biển Osumikaikyo ở phía tây nam Nhật Bản trước khi tiến về phía bắc, đi qua quần đảo Kuril tiến vào biển Okhotsk.
Ngày Noel 2014, đoàn tàu này tiến qua eo La Perouse - gần hòn đảo Hokkaido, phía bắc Nhật Bản và về Trung Quốc qua biển Hoa Đông.
Hải quân Trung Quốc trong một cuộc diễn tập đổ bộ đảo trong năm 2014.
Theo ông Chang, đây là lần thứ 2 trong năm 2014 các tàu chiến Trung Quốc tiến qua eo biển La Perouse.
Trong tháng 7, các tàu chiến Trung Quốc cũng tiến qua eo biển La Perouse trong cuộc tập trận chung với Nga. Trong cuộc tập trận này, phía Trung Quốc phải dựa vào Nga để định vị tiến qua eo biển kể trên.
Sự kiện Trung Quốc tự định vị được để tiến qua eo biển La Perouse cho thấy, Hải quân Trung Quốc không chỉ có khả năng tác chiến ở các khu vực lạnh mà còn dần quen với vùng biển xung quanh Nhật, chuyên gia Đài Loan nhận xét.
Trong khi, Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc đã tập trận gần eo Miyako - phía nam Nhật Bản. Ngày 6/12, máy bay chiến đấu Trung Quốc đến phía Tây Thái Bình Dương để tham gia tập trận không-đối-biển bắn đạn thật với 6 tàu của Hạm đội Đông Hải. Trong ngày 12/12, các tàu đã đi qua eo biển Miyako để trở về Trung Quốc.
Đánh giá từ thời gian và con đường sử dụng trong các cuộc tập trận của Trung Quốc, chuyên gia Đài Loan đánh giá rằng phía Trung Quốc đang lập chiến lược để bao vây Nhật từ phái Bắc và phía Nam cùng lúc. Cũng cần chú ý thêm, đây là lần đầu tiên cuộc tập trận này được thực hiện.
Các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã tăng cường hoạt động xung quanh vùng biển của Nhật trong những năm gần đây. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang đánh giá khoảng cách phản xạ và năng lực hệ thống giám sát của Nhật cũng như để làm quen với khu vực.
Nỗ lực giảm căng thẳng của Nhật Bản
Trong khi Trung Quốc đang có những động thái đáng ngờ quanh Nhật Bản thì trái lại, Tokyo đang nỗ lực giảm căng thẳng với Bắc Kinh do những vấn đề liên quan đến đến tranh chấp tại biển Hoa Đông.
Theo Kyodo ngày 27/12 đưa tin, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe năm 2015 sẽ dốc toàn lực tránh để xảy ra đối đầu Nhật-Trung xoay quanh đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Đây là do một khi xảy ra tình thế bất trắc giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản triển khai ở tuyến thứ nhất và Quân đội Trung Quốc thì sẽ khiến cho quan hệ Nhật-Trung rơi vào khủng hoảng.
Nhật Bản diễn tập chiếm đảo hồi tháng 8/2014.
Nhật Bản hy vọng tổ chức tham vấn vào tháng 1 để khởi động "cơ chế liên lạc trên biển" trong các tình huống khẩn cấp, cố gắng mở ra cục diện. Nhưng Trung Quốc rất nhạy cảm đối với các động thái của Nhật Bản trong vấn đề "nhận thức lịch sử", chương trình vẫn chưa được xác định.
Chính quyền Shinzo Abe chủ trương đồng thời thúc đẩy cải thiện quan hệ Nhật-Trung và phòng vệ lãnh thổ, lãnh hải sẽ đối mặt với thách thức to lớn.
Về xây dựng "cơ chế liên lạc trên biển", tham vấn cấp sự vụ tháng 6 năm 2012 đã cơ bản đạt được đồng thuận. Nội dung chủ yếu là khi xảy ra các vấn đề như máy bay và tàu chiến nước đối phương tiếp cận bất thường, sử dụng tần số vô tuyến điện được xác định trước để tiến hành liên lạc, tìm cách tiến hành trao đổi ở cấp tuyến đầu tiên. Hành động này nhằm tránh hiểu nhầm để xảy ra xung đột ngẫu nhiên.
Một khi cơ chế này được khởi động, ngoài giữa các tàu chiến và giữa các máy bay, giữa tàu chiến và máy bay cũng sẽ có thể tiến hành liên lạc khẩn cấp. Sau khi quốc hữu hóa đảo Senkaku vào năm 2012, Trung Quốc từ chối triển khai đối thoại về khởi động cơ chế, vì vậy, Nhật Bản phải chăng có thể thúc đẩy Trung Quốc có thái độ tích cực đã trở thành trung tâm chú ý.
Ý kiến nội bộ Chính phủ Nhật Bản chỉ ra: "Trung Quốc cho rằng cần thiết quan sát Thủ tướng phải chăng sẽ đến thăm đền Yasukuni vào cuối năm và đầu năm". Nếu ông Abe lập tức thăm đền sau khi tổ chức tham vấn đạt được thỏa thuận, sẽ làm cho tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc mất hết thể diện, chắc chắn sẽ dẫn đến sự phê phán từ nội bộ.
Do tháng 1/2013, tàu chiến Trung Quốc chiếu radar điều khiển hỏa lực vào tàu hộ vệ Lực lượng Phòng vệ, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng "luôn cảm thấy có rủi ro xảy ra xung đột". Cán bộ tuyến đầu của Lực lượng Phòng vệ cũng yêu cầu khởi động "cơ chế liên lạc trên biển".
Theo Đất Việt
Nếu Trung Quốc có ưu thế quân sự sẽ không do dự tấn công hạt nhân đối với Mỹ? Trước nay TQ tuyên bố không sử trước vũ khí hạt nhân, nhưng việc thử nghiệm tên lửa siêu thanh WU-14... có thể thúc đẩy Trung Quốc tự tin, sử dụng trước. Hình ảnh này được cho là Trung Quốc bắn thử tên lửa siêu thanh WU-14 Mạng "Breitbart" Mỹ ngày 28 tháng 12 có bài viết cho rằng, vài chục năm qua,...