Biển Đông: Philippines muốn ‘hạ cánh mềm’, Trung Quốc thân thiện
Tân Tổng thống Philippines muốn “hạ cánh mềm’ trong tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông, còn Chủ tịch Trung Quốc khẳng định muốn cải thiện quan hệ với Manila.
Reuters ngày 1/7 đưa tin, tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết, ông hy vọng có thể “hạ cánh mềm” trong tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sẽ ra phán quyết ngày 12/7 tới đây. Ông Duterte nói điều này trong cuộc họp nội các đầu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức.
Tổng thống Rodrigo Duterte. Ảnh: Inquirer
Cũng trong cuộc họp nội các đầu tiên do ông Duterte chủ trì, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay từ chối đề nghị ra một tuyên bố mạnh mẽ “chống lại Trung Quốc” nếu phán quyết của PCA nghiêng về Philippines.
Theo ông, chính phủ mới sẽ nghiên cứu tác động và hậu quả của phán quyết trước tiên. Tân Tổng thống Rodrigo Duterte thì hy vọng một “hạ cánh mềm” với Trung Quốc sẽ diễn ra trên Biển Đông: “Có Chúa chứng giám, tôi thực sự không muốn khiêu chiến với bất kỳ ai”.
Video đang HOT
Trước đó, Tổng thống Rodrigo Duterte đã không ít lần phát biểu công khai về xu hướng muốn quay lại bàn đàm phán với Trung Quốc, kể cả phương án đàm phán song phương.
Cũng trong ngày 1/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thư chúc mừng tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Trong thư, ông Tập nhấn mạnh Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ với Manila thông qua các nỗ lực chung. Ngoài ra, ông Tập mô tả hai nước là những người láng giềng và “thân thiện” vốn là truyền thống đã tồn tại cách đây hơn 1.000 năm.
Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc rạn nứt sau khi cựu Tổng thống Benigno Aquino kiện yêu sách “đường chín đoạn” phi pháp của Bắc Kinh lên PCA vào năm 2013. Tiến sĩ Zhu Feng, Giám đốc Trung tâm Hợp tác nghiên cứu về biển Đông của Đại học Nam Kinh, Trung Quốc, nhận xét Tổng thống Duterte có thể theo đuổi lập trường mềm mỏng hơn người tiền nhiệm Aquino về tranh chấp biển Đông nhưng vẫn chưa rõ quan điểm của ông đối với phán quyết sắp tới của PCA.
Theo Đất Việt
Việt Nam nâng cấp vũ khí tàu săn ngầm lớp Petya
Có khả năng Ấn Độ sẽ được chọn là nhà thầu hiện đại hóa các tàu săn ngầm lớp Petya của Hải quân Việt Nam.
Theo báo Economictimes (ET), Ấn Độ đang thắt chặt mối quan hệ quân sự với Việt Nam hơn nữa bằng nhiều hợp đồng quân sự, với sự tiến bộ của ít nhất là hai thỏa thuận lớn về hải quân.
Bên cạnh các cuộc thảo luận mới về các hệ thống tên lửa hành trình BrahMos, loại vũ khí đa năng có thể diệt tàu chiến và các mục tiêu mặt đất, thì hai thỏa thuận nhằm tăng cường sức mạnh cho Hải quân Nhân dân Việt Nam cũng đang đi đến giai đoạn cuối.
Có khả năng Ấn Độ đã được chọn để nâng cấp vũ khí cho hai tàu săn ngầm lớp Petya của Hải quân Việt Nam. Đây là những tàu chiến được Liên Xô cung cấp từ những năm 1980, nay khả năng chiến đấu đã giảm sút, phía Việt Nam đang cần hiện đại hóa các tàu này nhằm đáp ứng nhiệm vụ chiến đấu trước các thách thức mà họ phải đối mặt trên Biển Đông.
Tàu săn ngầm Petya HQ-15 trên ụ nổi.
Một nguồn tin thân cận của ET đã tiết lộ rằng, gói nâng cấp tàu săn ngầm lớp Petya cho Việt Nam bao gồm hệ thống sonar mới, bệ phóng bom chống ngầm, hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống vũ khí chống ngầm mới. Trong khi Hải quân Nhân dân Việt Nam đang được biên chế 5 tàu lớp Petya, trước tiên phía Ấn Độ sẽ nâng cấp 2 tàu chiến cho phía Việt Nam, sau đó sẽ thực hiện hợp đồng tiếp theo. Hợp đồng ban đầu này sự kiến có giá trị khoảng 200 triệu rupee.
Tàu Petya diễn tập bắn ngư lôi 400mm trên Biển Đông.
Hải quân Việt Nam cũng đang chuẩn bị tiếp nhận ít nhất 10 tàu tuần tra cao tốc mới từ Ấn Độ thoe khoản tín dụng mà Ấn Độ cấp. Nguồn tin của ET cho biết rằng, 10 tàu tuần tra mới sẽ được công ty quốc phòng L&T đóng mới và dự kiến sẽ hoàn thành trong một thời gian ngắn.
Các tàu tuần tra cao tốc thuộc mẫu tiếp cận nhanh tương tự như phiên bản mà phía lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ đang sử dụng, được thiết kế để đáp ứng các nhiệm vụ giám sát an ninh ven biển. Hợp đồng trị giá khoảng 600 triệu rupee, có thể được ký kết trong ba tháng tới.
Không dừng lại ở đó, Ấn Độ và Việt Nam đang có các cuộc thảo luận "hiệu quả" về việc cung cấp loại ngư lôi hạng nặng Varunastra cho Hải quân Việt Nam. Ấn Độ đánh giá loại ngư lôi này có hiệu quả đáng tin cậy. Ấn Độ đang xúc tiến việc xuất khẩu cho Việt Nam các loại ngư lôi phóng từ tàu chiến để diệt tàu ngầm và tàu mặt nước.
Một quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Ấn Độ tiết lộ với ET rằng, vấn đề ngư lôi Varunastra đã được thảo luận với phía Việt Nam trong chuyến thăm đến Hà Nội trong tháng 6 vừa qua của Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar. Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ khẳng định rằng, "chắc chắn họ đang quan tâm đến ngư lôi".
Trong chuyến thăm vừa qua họ đã thể hiện sự quan tâm và có nhu cầu lớn trong việc trang bị các như lôi như Varunastra. Nguồn tin cho biết với ET là một trong những người có mặt trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua.
Theo Kiến Thức
Venezuela bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama Ngày 30/6, chính phủ Venezuela đã phản đối những tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama khi ông này bày tỏ sự ủng hộ yêu cầu của phe đối lập quốc gia Nam Mỹ về việc tiến hành trưng cầu dân ý nhằm bãi nhiệm Tổng thống Nicolas Maduro. Venezuela bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama Thông cáo...