Biển Đông nóng với cuộc chiến “đường lưỡi bò”

Theo dõi VGT trên

Bắc Kinh mới đây đã lại lên tiếng tuyên bố sẽ không tôn trọng phán quyết sắp tới của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye về Biển Đông. Không những thế, một quan chức cao cấp Trung Quốc còn gọi thủ tục trọng tài của quốc tế là một trò hề chính trị.

Phát biểu với giới báo chí tại Bắc Kinh, ông Âu Dương Ngọc Tĩnh, lãnh đạo Cục Biên giới và Đại dương thuộc bộ Ngoại Giao Trung Quốc, đã không ngần ngại cho rằng thủ tục do Tòa Trọng tài Thường trực La Haye tiến hành là một trò hề chính trị và là một mưu đồ nhằm phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Phán quyết của Tòa án về đơn Philippines kiện những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh trên Biển Đông dự kiến sắp được được đưa ra.

Nhân vật này xác định rằng Trung Quốc sẽ không tuân thủ phán quyết đó, đồng thời cảnh cáo rằng các chỉ trích của cộng đồng quốc tế nhằm vào nước Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông sẽ bị bật lại giống như ấn vào lò xo.

Theo quan chức này, các nhận định xây dựng sẽ được Trung Quốc sẵn sàng tiếp nhận, nhưng nếu các nước liên quan muốn gây áp lực lên Trung Quốc hoặc làm tổn hại thanh danh Trung Quốc, vậy thì hãy coi đó như là một cái lò xo, có cả lực tác dụng và phản lực. Càng ép mạnh thì lò xo bật lại càng mạnh.

Tuyên bố của Âu Dương Ngọc Tĩnh là phản ứng mới nhất của Trung Quốc trước khi Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Haye (Hà Lan) ra phán quyết về vụ Philippines kiện cái gọi là “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc dùng để đòi chủ quyền một cách ngang ngược hầu như toàn bộ Biển Đông. Phán quyết này được trông đợi sẽ có lợi cho Manila.

Biển Đông nóng với cuộc chiến đường lưỡi bò - Hình 1

Âu Dương Ngọc Tĩnh ngang nhiên coi vụ xét xử của tòa án quốc tế là “trò hề”

Trong hai ngày 6-7/5, tại Đại học Yale, bang Connecticut, Mỹ, đã diễn ra hội thảo với chủ đề “Xung đột tại Biển Đông.”

Hội thảo đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các học giả hàng đầu về vấn đề Biển Đông đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học có uy tín có trụ sở tại Mỹ và các nước như Pháp, Đức, Australia, Anh, Canada…

Hội thảo chia làm ba phiên, thảo luận về các vấn đề như lịch sử các khu vực có tranh chấp tại Biển Đông, Biển Đông và vị trí địa chính trị, vai trò của luật pháp trong giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông.

Video đang HOT

Theo các nội dung thảo luận tại hội thảo, các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông chỉ mới xuất hiện từ sau năm 1933. Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, các học giả Trung Quốc bắt đầu đề cập đến khu vực Trung Quốc yêu sách như là “một bộ phận địa chính trị quốc gia” của Trung Quốc. Đó cũng là thời điểm Trung Quốc bắt đầu các nỗ lực chính thức đầu tiên trong việc xác định chủ quyền tại đây thông qua “Ủy ban thanh tra bản đồ đất liền và biển.”

Trung Quốc cho rằng các đảo ở Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều diễn giả nhấn mạnh yêu sách này bản thân nó đã không đảm bảo tính rõ ràng về lịch sử và cần phải kiểm chứng. Kể từ khi đưa ra yêu sách về “đuờng chữ U,” Trung Quốc vẫn mập mờ về các vùng nước và các quyền đối với yêu sách chủ quyền này.

Học giả đã viện dẫn nhiều tài liệu và bản đồ cổ, bao gồm cả của Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực và của những người phương Tây khi đi qua vùng biển này, chứng minh điều ngược lại đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Nhiều tài liệu pháp lý, lịch sử và bản đồ phương Tây xuất bản giai đoạn từ thế kỷ 16-19, thậm chí có cả bản đồ của Trung Quốc xuất bản vào khoảng thế kỷ 19-20, cũng được đưa ra để chứng minh rằng người Việt Nam đã xuất hiện và thường xuyên có mặt tại khu vực các quần đảo Hoàng Sa và Truờng Sa.

Biển Đông nóng với cuộc chiến đường lưỡi bò - Hình 2

Đá Subi ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc bồi lấp và đang ráo riết lắp đặt trang thiết bị quân sự

Theo các học giả, Trung Quốc đang tìm cách biến một khu vực biển rộng lớn thành lãnh thổ của riêng mình không phải vì nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú hay vì sự an ninh an toàn của hàng hải quốc tế tại đây, mà chính là vì vị trí chiến lược của vùng biển này.

Cũng tại hội thảo, các học giả cảnh báo Trung Quốc đã xây dựng lực lượng quân sự có đủ sức mạnh chi phối, kiểm soát được chuỗi đảo thứ nhất tại Biển Đông, đối đầu với chính sách tái cân bằng hướng tới châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Obama.

Các đảo nhân tạo của Trung Quốc có thể được sử dụng làm cơ sở hậu cần cho các hoạt động của ngư dân, ngành công nghiệp cácbon và các cơ quan thực thi pháp luật. Quan trọng hơn là các cơ sở này có thể được sử dụng để quân đội Trung Quốc gia tăng sự hiện diện tại Biển Đông trong tương lai.

Có học giả cho rằng nếu như trước kia, chủ nghĩa thực dân cũ xâm lược lãnh thổ đất liền để kiểm soát các nguồn tài nguyền và dân cư thì giờ đây Trung Quốc đang bị coi là “chủ nghĩa thực dân” mới do tiến hành các hoạt động xây dựng trên các rạn san hô ngầm để kiểm soát các vùng biển và các nguồn tài nguyên.

Nhằm đáp trả lại việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế, Trung Quốc đã không ngừng tiến hành các hoạt động quyết đoán, khiêu khích tại bãi cạn Scarborough. Trung Quốc đang từ từ quân sự hóa các đảo nhân tạo, điều này giúp gia tăng sức mạnh cho hải quân, có thể tạo thế cân bằng về sức mạnh so với các lực lượng hải quân đang hiện hiện tại Biển Đông trong những thập kỷ tới. Chỉ thông qua các hoạt động tuần tra tự do hàng hải thì Mỹ có thể sẽ không ngăn chặn được tham vọng của Trung Quốc trong việc kiểm soát vùng biển này.

Các học giả nhắc lại rằng Trung Quốc đã có những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các nước tại Biển Đông. Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1956, 1974 và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988.

Trung Quốc đưa ra yêu sách đường lưỡi bò, hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tiến hành tôn tạo, xây dựng các đảo nhân tạo từ các bãi ngầm, thậm chí tiến hành các hoạt động quân sự hóa tại Biển Đông, vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế.

Tại hội thảo, các học giả lưu ý đến một xu hướng mới đáng ngại, đó là Trung Quốc đang tăng cường sử dụng đội tàu cá kết hợp tàu thương mại và các tàu của lực lượng thực thi pháp luật làm thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông.

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn sử dụng lực lượng dân quân biển vào mục đích làm thay đổi nguyên trạng. Một khi có xung đột vũ trang xảy ra, lực lượng dân quân này có thể đóng vai trò như lực lượng hải quân không chính thức. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc phân định đâu là tàu cá và đâu là tàu chiến và rõ ràng, điều này đang gây ra nhiều thách thức cho các quốc gia láng giềng.

Tất cả các đại biểu tham dự hội thảo đều nhấn mạnh rằng các nước cần sử dụng các biện pháp hòa bình dựa trên các quy định của luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

Theo VietTimes

Đường 9 đoạn của Trung Quốc tiếp tục bị phản bác dữ dội

Lập luận của Trung Quốc về đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò không nhận được sự đồng tình của nhiều học giả, vì lịch sử đường 9 đoạn được các học giả Trung Quốc xây dựng trên cơ sở số lượng hạn chế các tài liệu chính trị, không tham khảo các nguồn tài liệu khoa học đa dạng khác nhau của các nước.

Đường 9 đoạn của Trung Quốc tiếp tục bị phản bác dữ dội - Hình 1

Ảnh minh họa

Qua bảy phiên làm việc trong hai ngày (23 và 24/11) diễn ra hội thảo Hội thảo Quốc tế lần thứ 7 về Biển Đông với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực", hàng chục học giả quốc tế đã thảo luận sôi nổi về bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực, những diễn biến gần đây ở Biển Đông, các khía cạnh pháp lý của tranh chấp Biển Đông, triển vọng giải pháp về quản lý và giải quyết tranh chấp, mô phỏng tình huống đàm phán giữa các bên có yêu sách tại Biển Đông và kiến nghị các biện pháp thúc đẩy an ninh, ổn định và xây dựng lòng tin trong khu vực.

Bên cạnh các phiên làm việc chính, hội thảo đã tổ chức Chương trình Các lãnh đạo trẻ nhằm thiết lập mạng lưới nghiên cứu giữa các học giả trẻ đang nghiên cứu về vấn đề Biển Đông tại các trường đại học và trung tâm nghiên cứu trên thế giới để chuẩn bị thế hệ kế cận tiếp nối và phát triển những ý tưởng hợp tác ở Biển Đông.

Đánh giá về tình hình chung, các đại biểu cho rằng tình hình thế giới có tác động tới tranh chấp trên Biển Đông theo hai hướng. Một mặt, các quốc gia đều có lợi ích với một Biển Đông hoà bình, ổn định và mong muốn đảm bảo quyền tự do, an toàn hàng hải, hàng không qua Biển Đông. Các quốc gia đều mong muốn thúc đẩy hợp tác biển, trong đó hợp tác kinh tế biển đóng vai trò chủ đạo. Mặt khác, Biển Đông là khu vực còn nhiều cạnh tranh, bất đồng, mất lòng tin, thiếu thống nhất giữa các nước về giải thích các khái niệm pháp lý, và tồn tại những ranh giới chiến lược chưa rõ ràng, dễ dẫn đến hiểu lầm và xung đột.

Về những diễn biến gần đây ở Biển Đông, trên khía cạnh chính trị, chiến lược, các học giả nhất trí rằng để đảm bảo an ninh và ổn định ở Biển Đông, các bên cần thực thi chính sách tự kiềm chế, giữ nguyên trạng, không thực hiện các hành động đơn phương trên Biển Đông như quân sự hóa các điểm chiếm đóng hoặc tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông. Một số đại biểu bày tỏ quan ngại về hoạt động cải tạo đảo trái phép với quy mô lớn, xây dựng đường băng và khả năng lắp đặt các trang thiết bị quân sự của Trung Quốc tại các công trình nhân tạo ở Biển Đông. Các diễn biến mới này có thể dẫn đến chạy đua vũ trang tại Biển Đông và đe doạ đến hoà bình, an ninh của khu vực.

Trên khía cạnh pháp lý, các học giả tiếp tục nhấn mạnh vai trò của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) là cơ sở để xác định các quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia tại các vùng biển ở Biển Đông. Một số học giả Trung Quốc lập luận về quyền lịch sử mà Trung Quốc có thể vận dụng để giải thích đường chín đoạn ở Biển Đông từ góc độ tập quán quốc tế. Tuy nhiên, lập luận này không nhận được sự đồng tình của nhiều học giả vì lịch sử đường chín đoạn được các học giả Trung Quốc xây dựng trên cơ sở số lượng hạn chế các tài liệu chính trị, không tham khảo các nguồn tài liệu khoa học đa dạng khác nhau của các nước.

Đồng thời, một số học giả đã đặt câu hỏi với học giả Trung Quốc về một số vấn đề như giá trị pháp lý của đường chín đoạn, nội dung bao hàm trong quyền lịch sử, thực tiễn Trung Quốc sử dụng biển trong lịch sử, cũng như việc không có giải thích chính thức của Chính phủ Trung Quốc. Bên cạnh đó, một số đại biểu chia sẻ về các nỗ lực giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, trong đó có phán quyết về thẩm quyền của Trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc và tác động của vụ kiện với triển vọng giải quyết và quản lý tranh chấp tại Biển Đông.

Trên khía cạnh hợp tác, nhiều mô hình hợp tác trên các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, bảo vệ an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn và hợp tác khai thác, quản lý tài nguyên đã được nhiều học giả thảo luận sôi nổi. Trong đó, mô hình hợp tác về tìm kiếm cứu nạn tại Bắc Cực và Bộ quy tắc về chống đâm va bất ngờ trên biển của Diễn đàn Hải quân Tây Thái Bình Dương (CUEs) được đặc biệt chia sẻ như là các bài học khả thi cho hợp tác tại Biển Đông. Tại phiên đàm phán giả định, các đại biểu cũng thảo luận về đề xuất thành lập Hội đồng chuyên gia của Liên hợp quốc để tư vấn cho các bên về lĩnh vực và khu vực hợp tác. Đề xuất này được các học giả của các bên có yêu sách tại Biển Đông ủng hộ trên cơ sở thực hiện nguyên tắc của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và chấm dứt các hành động đơn phương tại Biển Đông.

Ngoài ra, các học giả cũng nhấn mạnh rằng các hoạt động đơn phương trên Biển Đông đã dẫn đến tình trạng hủy hoại và cạn kiệt nguồn tài nguyên tự nhiên, gây căng thẳng và làm ảnh hưởng đến lòng tin trong khu vực. Do đó, thực hiện nghĩa vụ kiềm chế, không thực hiện các hành động đơn phương là việc làm cần thiết để thúc đẩy hợp tác tại Biển Đông. Để ứng phó với sự tàn phá hệ sinh thái biển gần đây, các bên cần nhanh chóng xây dựng một cơ chế quản lý môi trường biển trên Biển Đông vì chiến lược phát triển bền vững.

Trình bày kết quả thảo luận trước hội thảo, các thành viên của Chương trình Lãnh đạo trẻ chia sẻ nhiều ý tưởng về cơ hội hợp tác ở Biển Đông. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các bên cần có ý chí chính trị để cùng tìm biện pháp thực chất thúc đẩy hợp tác dựa trên lòng tin. Từ đó, Tuyên bố của Nhóm Lãnh đạo trẻ khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các nhà lãnh đạo trẻ ở tất cả các quốc gia, trên tất cả các lĩnh vực, đóng góp vào mục tiêu chung là duy trì hòa bình và thịnh vượng ở Biển Đông, vì lợi ích của toàn bộ khu vực.

Hải Yến

Theo_VnMedia

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bộ trưởng Quốc phòng Anh lên tiếng sau khi Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa Storm Shadow
14:20:16 21/11/2024
Nga tuyên bố bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh
06:05:03 22/11/2024
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị truy tố tại Mỹ vì tội hối lộ
13:12:37 21/11/2024
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
20:17:03 21/11/2024
Phản ứng của các nước với lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel
12:47:29 22/11/2024
Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS
16:29:06 20/11/2024
J&J có nguy cơ bị kiện tại Anh về bột talc gây ung thư
18:11:14 21/11/2024
Lý giải nguyên nhân Tổng thống đắc cử Trump 'mê' Elon Musk
15:01:42 21/11/2024

Tin đang nóng

Hiện trường hơn 200 bộ hài cốt vừa được phát hiện giữa Hà Nội
10:18:38 22/11/2024
Con đường sa ngã của cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ
10:11:58 22/11/2024
Danh tính cô gái Đà Lạt có tên khai sinh độc lạ, nhan sắc được ví như mỹ nhân TVB thập niên 90
11:38:33 22/11/2024
Động thái mới nhất của Hoài Lâm gây xôn xao
11:55:13 22/11/2024
Kỳ lạ chiếc ô tô "vắt vẻo" trên cổng nhà ở Đồng Nai, chủ nhà giải thích mới vỡ lẽ nguyên nhân đầy cảm động
11:35:55 22/11/2024
Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con
14:03:02 22/11/2024
Lộ vóc dáng Yến Xuân khi mang bầu, một khoảnh khắc hé lộ luôn tình cảm của Đặng Văn Lâm dành cho vợ
13:14:17 22/11/2024
'Độc đạo' tung ngoại truyện đặc biệt quy tụ dàn diễn viên sau cái kết tranh cãi
10:45:30 22/11/2024

Tin mới nhất

WTO: Tác động kép của AI đối với thương mại toàn cầu

13:50:32 22/11/2024
WTO kêu gọi có sự phối hợp toàn cầu để giải quyết sự phân mảnh trong quy định quản lý này và đảm bảo các lợi ích của AI được phân phối một cách công bằng.

Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh

13:50:07 22/11/2024
Đây là một trong những cơ sở thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế Education Consortium Anáhuac (CEA) hiện đang hoạt động tại 18 quốc gia.

Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD nhờ kỳ vọng về chính sách của Mỹ

13:47:33 22/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã ủng hộ các tài sản kỹ thuật số, cam kết sẽ biến Mỹ thành trung tâm tiền điện tử thế gTrong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã ủng hộ các tài sản kỹ thuật số, cam kết sẽ biến Mỹ thành trung tâm tiền...

Những điểm quan trọng trong bài phát biểu mới nhất của Tổng thống Putin

13:43:28 22/11/2024
Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng không có hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện nay, kể cả những hệ thống mà Mỹ triển khai ở châu Âu, có thể đánh chặn được Oreshnik. Ông nhấn mạnh: "Hiện nay, không có biện pháp nào để đối phó với loại vũ k...

Ai Cập, Iran quan ngại tình hình căng thẳng leo thang trong khu vực

13:39:39 22/11/2024
Theo Ngoại trưởng Ai Cập, cần thiết phải hỗ trợ tất cả các bên ở Liban trong giai đoạn quan trọng này, để bầu ra một tổng thống thông qua sự đồng thuận toàn quốc.

Lực lượng Mỹ tấn công Houthi bằng tên lửa phóng từ biển

13:33:50 22/11/2024
Trước đó, ngày 14/11, Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM) đã công bố video ghi lại cuộc không kích chính xác vào mục tiêu của Houthi ở Yemen.

Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia

13:31:37 22/11/2024
Người phát ngôn của Bộ Febri Hendri Antoni Arif cho biết, kế hoạch đầu tư đã tăng gấp 10 lần so với kế hoạch phát triển nhà máy sản xuất linh kiện và phụ kiện ban đầu trị giá 158 tỷ rupiah (ttương đương 10 triệu USD) của Apple ở Bandung...

Mỹ không có kế hoạch sửa đổi học thuyết hạt nhân

13:31:24 22/11/2024
Người phát ngôn Karine Jean-Pierre đã thông báo như vậy khi trả lời báo giới ngày 21/11. Bà nêu rõ Chính quyền Mỹ không thấy có bất kỳ lý do nào để thay đổi học thuyết hạt nhân của nước này sau bước đi của Moskva.

Iran tìm kiếm mối quan hệ sâu rộng hơn với Qatar

12:39:32 22/11/2024
Theo truyền thông nhà nước Iran, trong cuộc gặp vào ngày 20/11, Tổng thống Massoud Pezeshkian, đã bày tỏ mong muốn thúc đẩy mối quan hệ giữa Iran và Qatar trở nên sâu rộng và mạnh mẽ hơn .

Thông điệp của Liên bang Nga khi dùng tên lửa siêu vượt âm mới tấn công Ukraine

12:31:11 22/11/2024
Mục đích là nhằm duy trì lợi thế an toàn cho các hoạt động của Liên bang Nga, thông qua loại bỏ các lựa chọn mà phương Tây có thể cung cấp cho Ukraine.

Vụ diễn viên, MC bị bắt: Phát hiện giao dịch đáng ngờ liên quan chính trị gia

11:02:34 22/11/2024
Liên quan đến vụ án The Icon Group, Cục Điều tra Đặc biệt (DSI) hướng sự chú ý vào 1 chính trị gia sau khi liên kết dòng tiền giữa các nghi phạm và mẹ của người này.

Ác liệt giao tranh sau tin Ukraine nã tên lửa ATACMS sang đất Nga

06:05:27 22/11/2024
Tỉnh Voronezh (Nga) cũng ghi nhận bị UAV Ukraine tấn công. Chính quyền địa phương tuyên bố rằng 5 UAV Ukraine đã tấn công một cơ sở công nghiệp dân sự ở Voronezh, gây ra hỏa hoạn.

Có thể bạn quan tâm

Kiểm tra cặp của con sau khi đi học về, phụ huynh TP.HCM bàng hoàng phát hiện ra thứ bên trong: Sao lại có thể như thế?

Netizen

15:33:19 22/11/2024
Mới đây, trong một nhóm cộng đồng cho phụ huynh TP.HCM, một người mẹ đã bức xúc chia sẻ câu chuyện mà con gái chị gặp phải ở lớp.

Xịt khoáng gây hại như thế nào cho làn da nếu sử dụng sai cách?

Làm đẹp

15:02:15 22/11/2024
Đây là công dụng đầu tiên và quan trọng nhất của xịt khoáng. Khi làn da cảm thấy khô căng, chỉ cần xịt một lớp sương mỏng, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và làn da được cấp ẩm tức thì.

Gã chồng rút kiếm gây án sau màn ẩu đả của hai người phụ nữ

Pháp luật

14:55:50 22/11/2024
Trước đó, vào tháng 6/ 2023, Đỗ Văn Quyền vay của anh Nguyễn Sỹ Sơn (SN 1997) số tiền 2,5 triệu đồng. Sau mấy hôm, Quyền trả cho anh Sơn được 1 triệu đồng. Anh Sơn nhiều lần đòi nợ số tiền còn lại nhưng Quyền chưa có tiền trả.

Về Thanh Hóa ngắm bình minh trên bãi Đông

Du lịch

14:42:32 22/11/2024
Bãi Đông nằm trên bán đảo Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sở hữu cảnh sắc còn khá hoang sơ. Vào lúc bình minh, bãi Đông như khoác lên mình vẻ đẹp khác lạ, thu hút du khách đến săn ảnh và check-in.

Thần số học thứ 6 ngày 22/11/2024: Số 4 làm điều mới, số 8 khởi nghiệp

Trắc nghiệm

14:38:45 22/11/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 22/11/2024 cho thấy ngày hôm nay Thần số học số 8 rời khỏi vị trí hiện tại, sẵn sàng đối diện với những thay đổi mới.

Những chiếc áo sơ mi, áo thun.... giúp che khuyết điểm bắp tay

Thời trang

14:11:53 22/11/2024
Những chị em đang sở hữu phần vai hay bắp tay to luôn có xu hướng giấu chúng dưới những chiếc váy có phần tay bèo hay nhiều lớp nhưng điều này lại hoàn toàn phản tác dụng .

Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng

Sao châu á

14:05:58 22/11/2024
Theo giáo sư Lim Myung Ho, vì không thể sở hữu những món đồ xa xỉ nên họ thường ngưỡng mộ những người giàu có và trở thành người hâm mộ của họ. Do vậy, khán giả tẩy chay Song Ji A vì họ thấy bị lừa dối.

Vụ ô tô rơi khỏi cầu ở Huế: "Người nhái" và tàu lặn tìm kiếm 2 nạn nhân

Tin nổi bật

13:56:55 22/11/2024
Theo anh Nghĩa, đội của anh đã có kinh nghiệm tìm kiếm cứu hộ trong nhiều năm, tại nhiều tỉnh, thành miền Trung, mới nhất là tại khu vực cầu Đại Lộc (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Sao âu mỹ

12:53:29 22/11/2024
Trò chuyện trong chương trình Good Morning America, Angelina chia sẻ rằng, đối với cô, thiên chức làm mẹ là trọng tâm chính trong cuộc sống, giống như việc ca hát là quan trọng nhất với Maria Callas - nghệ sĩ opera cô thủ vai trong phim...

Tiến Linh khen ngợi Indonesia, sẵn sàng cạnh tranh với Nguyễn Xuân Son

Sao thể thao

12:10:35 22/11/2024
Tiến Linh thừa nhận Indonesia là ứng viên số 1 cho chức vô địch ASEAN Cup 2024, nhưng ĐT Việt Nam sẽ chơi hết khả năng để thể lấy lại vị thế của mình.

Nữ ca sĩ nhiều năm vắng bóng: Định cư Pháp, làm mẹ đơn thân sexy tuổi 35

Nhạc việt

11:59:16 22/11/2024
Sau thời gian dài vắng bóng, ca sĩ Hằng BingBoong chính thức trở lại với MV Đứa bé nó hỏi (sáng tác: Đạt G; sản xuất âm nhạc: Đoàn Minh Vũ).