Biến động nhân sự Quân đội Trung Quốc
Ba viên tướng Chính ủy binh chủng Không quân thuộc 3 đại quân khu Nam Kinh, Thẩm Dương, Tế Nam vừa được điều động về Bộ Tư lệnh Không quân Trung Quốc.
Thông tin này được South China Morning Post ngày 8/7 đăng tải cho biết. Theo đó, Vu Trung Phúc, Chính ủy binh chủng Không quân quân khu Nam Kinh được thăng chức Chính ủy Quân chủng Không quân Trung Quốc thay tướng Điền Tư Tu đến tuổi nghỉ hưu.
Ông Tu 65 tuổi là một trong số ít các tướng tại ngũ có kinh nghiệm chiến tranh thực tế, từng chỉ huy pháo binh ở Tân Cương năm 1968 và tham gia Chiến tranh Biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979.
Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc 66 tuổi, cũng từng tham gia cuộc chiến tranh năm 1979 cũng có khả năng phải về hưu vì độ tuổi quy định tối đa cho vị trí Ủy viên Quân ủy Trung ương là 68.
(Từ trái qua phải): Phạm Kiêu Tuấn, Triệu Dĩ Lương, Vu Trung Phúc.
Hai viên tướng được điều chuyển khác gồm Triệu Dĩ Lương - Chính ủy binh chủng Không quân quân khu Thẩm Dương được thăng chức Phó Chính ủy Quân chủng Không quân, Phạm Kiêu Tuấn – Chính ủy binh chủng không quân quân khu Tế Nam được điều về làm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Không quân Trung Quốc.
Theo báo tiếng Hoa ngày 8/7, một dấu hiệu đáng chú ý nữa là cả Triệu Dĩ Lương và Phạm Kiêu Tuấn đều từng làm Chính ủy Tập đoàn quân không quân 15, một đơn vị cấp tập đoàn quân duy nhất của không quân ngoài 18 tập đoàn quân của lục quân.
Video đang HOT
Tướng mới
Cuối năm 2014 vừa qua, đã có 6 tướng lĩnh được điều động và bổ nhiệm vào các vị trí mới của lực lượng Quân giải phóng Trung Quốc, theo tờ Đại Công báo.
Theo nguồn tin này, đích thân Ủy viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Hứa Kỳ Lượng đã công bố các quyết định điều động và bổ nhiệm nhân sự cấp cao của lực lượng Quân giải phóng Trung Quốc.
Đầu tiên là Thượng tướng không quân Lưu Thành Quân đang giữ chức Viện trưởng Viện khoa học quân sự Trung Quốc sẽ chính thức nghỉ hưu vào cuối tháng 12/2014. Thay thế ông là trung tướng Cao Tân sẽ nhận nhiệm vụ này vào tháng 1.2015.
Chính ủy của cơ quan này là thượng tướng Tôn Tư Kính sẽ nhận nhiệm vụ mới là chính ủy bộ đội cảnh vệ, thay thế ông làm Chính ủy Viện khoa học quân sự sẽ là thượng tướng Hứa Diệu Nguyên.
Trung tướng Cao Tân là tướng lĩnh trẻ nhất (55 tuổi) trong đợt bổ nhiệm này. Ông có học vị thạc sĩ pháo binh, đạn đạo và là chuyên gia hàng đầu trong việc hoạch định chiến lược tác chiến bằng pháo binh của quân đội Trung Quốc.
Hồi tháng 7/2014, Cao Tân được bổ nhiệm làm trợ lý Tổng tham mưu trưởng, sau nửa năm công tác ông được điều động nắm giữ cơ quan quan trọng nhất trong viện nghiên cứu chiến lược của quân đội Trung Quốc, theo tờ Đại Công báo.
Các tướng lĩnh khác được điều động và bổ nhiệm gồm: Trung tướng Miêu Hoa, Chính ủy quân khu Lan Châu sẽ nhận chức Chính ủy Hải quân Trung Quốc. Thượng tướng Vương Kiện Bình, Tư lệnh lực lượng bộ đội cảnh vệ sẽ nhận chức Phó tổng tham mưu trưởng quân giải phóng Trung Quốc.
Trung tướng Sài Chiêu Lương, Phó chính ủy quân khu Thành Đô sẽ nhận chức Phó chính ủy Tổng cục vũ khí – quân trang, quân dụng.
Trong đợt bổ nhiệm này hai tướng lĩnh từ các quân khu được điều về trung ương là Miêu Hoa (Lan Châu) và Sài Chiêu Lương (Thành Đô). Ngoài ra, 6 tướng lĩnh này đều có thời gian công tác tại Tổng cục chính trị trước khi nhận nhiệm vụ mới.
Các tướng Vương Kiện Bình, Hứa Diệu Nguyên và Tôn Tư Kính hiện đang là Ủy viên trung ương. Riêng tướng Cao Tân vẫn còn là ủy viên dự khuyết. Tướng Miêu Hoa và Sài Chiêu Lượng là ủy viên Ủy ban kiểm tra – Kỷ luật trung ương.
Theo Hòa Sơn (tổng hợp)
Đất Việt
Mưa lũ "hiếm có" trong lịch sử Trung Quốc, 108 người chết
Theo Chinadaily hôm 3/7, trận mưa lũ lịch sử ở 20 tỉnh của Trung Quốc khiến ít nhất 108 người thiệt mạng, gây thiệt hại 5,6 tỷ USD.
Một người đàn ông cầm ô lội nước ở Trùng Khánh hôm 30/6
Theo Nhật báo Thông tin Kinh tế của Trung Quốc, trận mưa lũ lịch sử khiến 20,79 triệu người bị ảnh hưởng, hơn 1 triệu người phải sơ tán. Nước lũ cũng khiến 1.7 triệu ha hoa màu bị mất trắng, 44.000 ngôi nhà bị hư hại.
Thậm chí Chinadaily còn gọi đây là trận mưa lũ "hiếm có" trong lịch sử Trung Quốc bởi sức tàn phá khủng khiếp của nó. Các chuyên gia khí tượng cho biết, hiện tượng El Nino, tức nhiệt độ mặt biển ở Thái Bình Dương tăng, là nguyên nhân của trận mưa lũ này.
Nam Kinh, tỉnh Giang Tô nhìn từ trên cao
Chinadaily dẫn lời ông Zhang Jiatuan, người phát ngôn của cơ quan chức năng cho biết, chính quyền địa phương không chú ý tới hệ thống thoát nước nên khiến lũ lụt thường xuyên xảy ra.
Ông nói thêm, hơn 300 trong số 657 thành phố của Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn quốc gia về phòng chống lũ lụt, thậm chí 90% các khu đô thị cũ không đáp ứng được tiêu chí thấp nhất về phòng chống lụt bão. Ông nói: "Ngập lụt đô thị sẽ chỉ nghiêm trọng hơn nếu chúng ta bỏ qua việc xây dựng hệ thống thoát nước".
Theo Phan Yến/Chinadaily
Tiền Phong
Dùng động vật làm "nhà tiên tri... động đất" Các nhà khoa học Trung Quốc hiện đang dùng động vật để dự báo về các trận động đất có khả năng sắp sửa xảy ra. Những loài vật như gia cầm được cho là có khả năng biết trước động đất sắp xảy ra Cụ thể, các nhà nhân trắc học ở Nam Kinh - thủ phủ của tỉnh Giang Tô -...