Biển Đông: “Nga không hỗ trợ Trung Quốc mà ủng hộ Việt Nam”
Nga có quan hệ đặc biệt với Việt Nam, trên thực tế Nga là một người bạn thân của Việt Nam và rõ ràng rằng Nga sẽ tiếp tục quan hệ với Việt Nam.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters
Tờ The Moscow Times ngày 27/5 đăng phân tích của Morena Skalamera, một học giả thuộc Dự án Năng lượng – địa chính trị của trung tâm Belfer trường Kennedy, đại học Harvard bình luận, Nga lo ngại về ý định của hải quân Trung Quốc trong khu vực Thái Bình Dương và Bắc Cực.
Ngay cả khi Bắc Kinh – Moscow phát triển quan hệ gần gũi hơn, Nga vẫn tiến hành cải thiện quan hệ với Nhật Bản. Nga không hỗ trợ yêu sách chủ quyền rộng lớn (bành trướng) của Trung Quốc và gần đây đã ủng hộ Việt Nam – một khách hàng vũ khí lớn của Nga trong vấn đề Biển Đông.
Hôm 23/5, Dmitry Mosyakov, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á – Úc và châu Đại Dương từ Moscow nhận xét trên Đài Tiếng nói Nước Nga, trước đây trong một số lĩnh vực của đời sống quốc tế, lợi ích của Nga và Trung Quốc trùng nhau.
Video đang HOT
Nhưng ở các khu vực khác, nơi 2 nước có lợi ích khác nhau, Nga và Trung Quốc không thực hiện bất kỳ chính sách chung nào cùng nhau, đó là một thực tế. Nga có quan hệ đặc biệt với Việt Nam, trên thực tế Nga là một người bạn thân của Việt Nam và rõ ràng rằng Nga sẽ tiếp tục quan hệ với Việt Nam.
Đối với Trung Quốc, họ cũng có bạn bè và kẻ thù của mình, vì vậy Trung Quốc có chính sách của Trung Quốc, Nga có chính sách của Nga, nhưng sẽ có sự phối hợp nhiều hơn giữa Moscow và Bắc Kinh.
Mặc dù Nga – Trung đẩy mạnh hợp tác song phương, nhưng Nga có lợi ích riêng của Nga, Trung Quốc có lợi ích riêng của Trung Quốc. Ảnh: RIA Novosti / Alexey Druzhinin.
Franois Godement, giáo sư khoa học chính trị từ trung tâm Sciences Po, giám đốc chiến lược Trung tâm Châu Á tại Paris phân tích, Nga là một nước ủng hộ truyền thống của Việt Nam trong khi Việt Nam có nhiều khả năng đối mặt với xung đột vũ trang vì bị Trung Quốc bắt nạt trên Biển Đông. Và Nga sẽ mất bạn bè rất nhanh một khi có những bước tiến gần tới Trung Quốc.
Tầm nhìn ngoại giao của Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin là ông luôn luôn kiểm soát hành động của Nga ở Đông Á để cân bằng giữa Trung Quốc và các nước khác, bao gồm cả Hàn Quôc và Nhật Bản.
Cả 2 nước này đều đã khá miễn cưỡng thực hiện ngay lập tức các biện pháp trừng phạt Moscow trong cuộc khủng hoảng Crimea.
Nếu ông Putin có những hành động khuyến khích 2 nước này đối phó với Nga, thì ngay lập tức sẽ thấy được những hỗ trợ hơn nữa của Nhật Bản và hàn Quốc cho chính sách của phương Tây, đặc biệt là Mỹ đối với Nga.
Giáo sư Đinh Ngọc Thụ từ Viện Quan hệ Quốc tế đại học Chính trị Đài Loan nói với Đài Tiếng nói Nước Nga, ông không biết Tập Cận Bình sẽ làm thế nào để dung hòa hai mục tiêu hoàn toàn khác nhau mà ông tuyên bố tại Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á, tổ chức tại Thượng Hải vừa qua.
Tại đây Tập Cận Bình vừa đề xuất cái gọi là một mô hình mới của thỏa thuận an ninh, hợp tác toàn diện và bền vững ở châu Á, cam kết giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp ngoại giao, thương lượng hòa bình. Nhưng cũng chính ông Bình khẳng định sẽ bảo vệ cái gọi là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.
(Theo Giáo Dục)
Vận động ngoại giao tại Bỉ phản đối Trung Quốc
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 26/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ đã tổ chức gặp mặt các đại sứ thuộc Đoàn Ngoại giao tại Brussels nhằm vận động các quốc gia này lên tiếng phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tại Bỉ Phạm Sanh Châu thông báo với các đại sứ về hành vi sai trái của Trung Quốc vi phạm vùng biển đặc hữu của Việt Nam. (Hương Giang- PV TTXVN tại Bỉ)
Tham dự cuộc họp có các đại sứ đại diện cho Nhật Bản, Liban, Pháp, Đức, Italy, Thụy Sĩ, Monaco, Na Uy, Brazil, Uruguay, Maroc, Malawi và Đại sứ Tòa thánh Vatican tại Bỉ. Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Phạm Sanh Châu khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành vi xâm phạm nghiêm trọng thềm lục địa Việt Nam, đi ngược lại Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và an toàn hàng hải ở khu vực.
Đại sứ Phạm Sanh Châu đề nghị các nước, vì hòa bình, an ninh và an toàn hàng hải ở khu vực, lên án mạnh mẽ hành vi sai trái của Trung Quốc. Nhân dịp này, Đại sứ Phạm Sanh Châu đã chuyển tài liệu tập hợp toàn bộ hành vi của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phản ứng của Việt Nam cũng như của cộng đồng quốc tế lên án hành vi sai trái này.
Các Đại sứ tham dự cuộc gặp đều đồng tình cho rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động sai trái, cần phải lên án.
Cùng ngày, Phái đoàn Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU) cũng đã gửi công hàm và thông cáo báo chí đến các cơ quan thuộc hệ thống của EU gồm Hội đồng châu Âu, Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và Cơ quan phụ trách đối ngoại châu Âu (EEAS), Phái đoàn các nước thành viên EU, các Đoàn ngoại giao tại Vương quốc Bỉ, các viện nghiên cứu và cơ quan báo chí quốc tế tại Brussels về việc Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo Tin Tức
Chuyên gia Úc: Trung Quốc đang tạo cơ hội cho Mỹ gần châu Á Tuyên bố tranh chấp chủ quyền trên biển Đông của Trung Quốc đã khiến Mỹ có cơ hội xây dựng lại hệ thống liên minh của mình trong khi vực châu Á - Thái Bình Dương và giữ vị trí trung hòa sự bành trướng hàng hải ngày càng tăng của Trung Quốc, một chuyên gia an ninh của Úc cho biết. Tàu...