Biển Đông: Mỹ sẽ thách thức ngay trước mũi Trung Quốc
Chỉ huy lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương mới đây đã không ngần ngại tuyên bố, Mỹ nên thách thức đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông của Bắc Kinh bằng cách tiến hành những cuộc tuần tra ngay sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trong khu vực. Tuyên bố này được đưa ra công khai ngay trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Washington vào tuần tới.
Ảnh minh họa
Đô đốc Harry Harris đã phát biểu tại cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ ngày hôm qua (17/9) rằng, việc Trung Quốc xây dựng 3 sân bay trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông và tiếp tục quân sự hóa những cơ sở này là “điều gây quan ngại rất lớn về mặt quân sự” và nó tạo ra mối đe dọa cho toàn bộ các nước trong khu vực.
Bị thúc ép bởi các thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ về việc lực lượng Mỹ có nên thách thức Trung Quốc bằng cách đưa tàu thuyền vào hoạt động trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo, Đô đốc Harris trả lời: “Tôi tin rằng, chúng ta nên thực thi và được phép thực thi quyền tự do hàng hải và tự do bay ở Biển Đông, ở khu vực những hòn đảo không phải là đảo thực”. Phát biểu của ông Harris ám chỉ đến những đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã và đang xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Khi được hỏi liệu những gì ông nói có đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ tăng cường hoạt động trong phạm vi 12 hải lý đối với những hòn đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc, vị chỉ huy lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương trả lời: “Điều đó phụ thuộc vào kế hoạch. Việc tiến hành chiến dịch tự do hàng hải kiểu đó là một trong những chiến dịch mà chúng tôi đang cân nhắc”.
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ Thượng nghị sĩ kỳ cựu John McCain đã lên tiếng chỉ trích chính quyền của Tổng thống Obama về việc không thách thức Trung Quốc bằng cách đưa tàu thuyền vào khu vực phạm vi 12 hải lý của những đảo nhân tạo. Ông McCain cho rằng, sẽ là một “sai lầm nguy hiểm” nếu không làm điều đó bởi nó đồng nghĩa với việc công nhận trên thực tế đòi hỏi chủ quyền thái quá và phi lý của Bắc Kinh.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear cho rằng, những cuộc tuần tra như trên đã không được thực hiện kể từ năm 2012 nhưng sẽ là một trong “hàng loạt” lựa chọn trong tương lai của Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm kéo dài 1 tuần đến Mỹ vào thứ Hai tuần sau (21/9). Quan ngại của Mỹ về tham vọng chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông sẽ là một chủ đề được ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của Tổng thống Barack Obama khi ông này có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc vào tuần tới.Chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Mỹ
Video đang HOT
Thượng nghị sĩ McCain cho rằng, Mỹ vẫn tiếp tục giới hạn các chuyến đi tuần tra thậm chí sau khi Trung Quốc đưa tàu hải quân vào khu vực phạm vi 12 hải lý của đảo Aleutian, ngoài khơi bang Alaska hồi tuần trước.
Theo ông Shear, Trung Quốc vẫn chưa đưa vũ khí hiện đại, tối tân vào các đảo nhân tạo. Vị quan chức Mỹ khẳng định: “Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo đảm Trung Quốc không làm điều đó. Đây sẽ là một nỗ lực lâu dài”.
Đô đốc Harris cho hay, Trung Quốc đang xây dựng các đường băng dài 3.000 mét trên các đảo nhân tạo. “Và họ cũng đang xây dựng các cơ sở cảng nước sâu để đưa những chiếc tàu hoạt động ở vùng nước sâu và tàu chiến tới đó. Điều này sẽ giúp họ tăng năng lực”, ông Harris cho biết.
Sẽ có một mạng lưới vị trí tên lửa, đường băng, máy bay chiến đấu và các khu vực do thám, giám sát. “Tất cả tạo ra một cơ chế mà thông qua đó Trung Quốc trên thực tế sẽ kiểm soát Biển Đông trong bất kỳ kịch bản chiến tranh nào”, vị quan chức quân sự Mỹ cho biết thêm.
Theo lời Đô đốc Harris, Mỹ cũng phát hiện Trung Quốc đang tăng cường triển khai tàu ngầm ở tầm ngày một xa, trong đó có cả khu vực Sừng Châu Phi và Tây Bắc Ấn Độ Dương, đồng thời triển khai tàu ngầm tên lửa đạn đạo ở Thái Bình Dương.
Trung Quốc gần đây đã và đang đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông. Hoạt động bồi đắp làm thay đổi thế nguyên trạng ở Biển Đông của Trung Quốc hiện nay đang gây ra sự lo ngại, bất bình rất lớn trong khu vực nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung. Điều gây quan ngại hơn nữa là những công trình mà Trung Quốc đang cấp tập xây dựng trái phép ở Biển Đông có khả năng được dùng cho mục đích quân sự.
Động thái của Trung Quốc được tin là một bước tiến dài táo tợn để nước này tiến tới tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Việc Trung Quốc rầm rập xây dựng hàng loạt công trình trái phép có khả năng dùng cho mục đích quân sự ở Biển Đông được xem là một bước đi đẩy mọi thứ lên cao trào. Vì thế, Trung Quốc đang phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Mỹ giờ đây đã không còn che giấu ý định quyết liệt chặn bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông. Giới chức Mỹ công khai đưa ra những phát biểu phản đối mạnh mẽ những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đồng thời cũng thể hiện sự sẵn sàng của nước này trong việc ra tay đối phó với Trung Quốc ở vùng biển chiến lược và giàu tài nguyên này.
Nhiều nước lâu nay vốn chỉ dừng lại ở sự chỉ trích Trung Quốc giờ đã không thể còn ngồi yên đứng nhìn. Họ hiểu rằng, nếu tiếp tục để mọi việc diễn ra như thế này thì Trung Quốc sẽ ngày càng tiến gần sát hơn tới mục tiêu giành quyền kiểm soát ở Biển Đông. Và đến khi họ muốn ra tay thì mọi việc có thể đã quá muộn.
Vân Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Chênh lệch trình độ phát triển: Thách thức lớn nhất khi gia nhập AEC
Một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam là sự chênh lệch về trình độ phát triển so với các nước ASEAN-6, thể hiện ở quy mô vốn của nền kinh tế, các doanh nghiệp, trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề lao động...
Đó là một trong những nội dung được các chuyên gia lưu ý nhất khi Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) tại buổi hội thảo với chủ đề: "Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội, thách thức và giải pháp cho doanh nghiệp" vừa diễn ra tại Đà Nẵng sáng nay (12/9).
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức được thành lập vào cuối tháng 12/2015. Đây là bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập toàn diện của các quốc gia Đông Nam Á tiến tới hình thành một cộng đồng kinh tế - chính trị, an ninh - văn hóa, xã hội chung. Gia nhập cộng đồng kinh tế AEC sẽ mở ra những cơ hội to lớn trong việc tiếp cận một khu vực thị trường rộng lớn và đặt ra cho các doanh nghiệp rất nhiều thách thức, đặc biệt là cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực.
Theo GS.TS Lê Thế Giới và ThS Trương Mỹ Diễm (Đại học kinh tế Đà Nẵng), những cơ hội của Việt Nam khi gia nhập AEC, đó là mở rộng thị trường và gia tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu.
Dự báo trước thềm AEC, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan với tổng số trên 99% dòng thuế của ASEAN-6 là 0% theo Hiệp định ATIGA. Đây là thời điểm để các doanh nghiệp nhỏ và vừa hết sức linh hoạt, nhạy bén, sớm nhận diện và nắm bắt những lợi ích tiềm năng từ AEC để thúc đẩy khả năng tăng quy mô kinh tế không chỉ khối thị trường này mà còn với các thị trường khác, trong đó có các thị trường ASEAN đã ký các Hiệp định thương mại tự do như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand.
Toàn cảnh hội thảo
Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN những năm qua, có thể thấy hai mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch và tỷ trọng lớn nhất là dầu thô (khoảng 40%) và gạo (trên 50%). Như vậy, có thể thấy rằng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN chủ yếu là nông sản, hải sản và khoáng sản thô. Những mặt hàng nông sản, hải sản tuy được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi CEPT tại các nước nhập khẩu nhưng do có giá trị thấp, giá cả phụ thuộc vào biến động trên thế giới nên kim ngạch xuất khẩu không ổn định. Với AEC, khi thuế suất giảm xuống 0%, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện giảm chi phí, hạ giá thành hàng xuất khẩu.
Theo quy định của ASEAN, các sản phẩm sản xuất có tỷ lệ "nội khối" 40% được xem là sản phẩm vùng ASEAN, sẽ được hưởng các ưu đãi khi xuất khẩu sang các thị trường khu vực ASEAN đã có FTA. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tận dụng các ưu đãi nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu trong nước sang thị trường khu vực.
Cơ hội được mong đợi nhất từ các nước ASEAN là sự đầu tư và hợp tác đến từ các nền kinh tế lớn, phát triển. AEC cũng sẽ giúp Việt Nam cải thiện hơn môi trường kinh doanh từ thủ tục hải quan, hành chính đến việc tạo ra ưu đãi đầu tư cân bằng hơn.
Khi gia nhập AEC, lao động Việt Nam có kỹ năng và tay nghề sẽ có nhiều việc cơ hội hơn trong thị trường lao động ASEAN. Bên cạnh đó, còn là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh thể chế, tái cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, GS.TS Lê Thế Giới và ThS Trương Mỹ Diễm cũng chỉ ra những thách thức của Việt Nam khi gia nhập AEC. Đó là sự chênh lệch về trình độ phát triển của Việt Nam so với các nước ASEAN-6. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nguồn lực có kỹ năng và tay nghề còn ít, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường lao động ASEAN. Áp lực phải cải cách thể chế kinh tế.
Ông Nguyễn Đình Tiến và ông Nguyễn Tú Anh (khoa Kinh tế - Đại học Vinh) cũng chỉ ra rằng, khi gia nhập AEC, Việt Nam sẽ có được một thị trường rộng lớn hơn, có cơ hội mở rộng xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, cơ hội thu hút các nguồn đầu tư.
Và một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam là sự chênh lệch về trình độ phát triển so với các nước ASEAN-6, thể hiện ở quy mô vốn của nền kinh tế, các doanh nghiệp, trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề lao động... Thứ hai là vấn đề năng suất lao động của Việt Nam thấp cũng là một trong những thách thức của Việt Nam. Thứ ba là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, khối liệt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Vi phạm bản quyền game đang ngày càng thu hẹp đất sống? Mặc dù công cụ chống tải lậu Denuvo đã bị phá bỏ, song các nhà phát hành game vẫn đang tìm ra các cách thức mới để giải quyết vấn nạn bản quyền game trên PC. Họ sẽ làm những gì? 9/9, Metal Gear Solid 5 đã được crack (phần nào) thành công và lan truyền trên khắp các trang chia sẻ torrent....