Biển Đông: Mỹ “nói một đằng”, Trung Quốc “nghe một nẻo”
Mỹ gần đây đưa ra những phát biểu mạnh mẽ và rõ ràng trước những diễn biến mới ở Biển Đông. Nhưng có vẻ như Trung Quốc không muốn nghe thấy.
“Không được nhầm lẫn: Máy bay và tàu thuyền của Mỹ vẫn sẽ di chuyển trên vùng trời, vùng biển mà luật pháp quốc tế cho phép”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố tại Đối thoại Shangri-La hồi cuối tháng 5 vừa qua. Phát biểu này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Mỹ điều máy bay do thám P-8A Poseidon tuần tra trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông. Trước đó, Tổng thống Barack Obama yêu cầu Trung Quốc không có các hành vi gây hấn, lựa chọn cách tiếp cận giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp và các cơ chế quốc tế, chứ không phải bằng vũ lực.
Hoạt động xây “đảo nhân tạo” trái phép của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế lo ngại
Thế nhưng, Trung Quốc không coi những phát biểu và hành động trên đây của Mỹ là vấn đề liên quan đến luật pháp quốc tế. Thay vào đó, Bắc Kinh cho rằng mục đích chính của Washington là ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cách giải nghĩa này gây ra nhiều hệ lụy có thể cuốn các bên liên quan vào vòng xoáy đối đầu.
Trung Quốc có trách nhiệm trong việc duy trì giao thương rộng mở toàn cầu – một nguyên tắc thông thường mà nền kinh tế nước này cũng phụ thuộc rất nhiều. Bắc Kinh cũng sẽ không bằng mọi cách cản trở tự do hàng hải nếu như cộng đồng quốc tế có được tiếng nói phản đối đủ sức nặng. Thế nhưng nếu đối trọng đó chỉ giới hạn trong cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới thì điều này có thể đẩy khu vực vào trò chơi bên được – bên mất mà đi kèm đó là mức độ gia tăng căng thẳng.
Trở ngại chính yếu hiện nằm ở chỗ nghi ngờ của Bắc Kinh đối với Washington đã ăn quá sâu mà các nỗ lực giải tỏa hiện là chưa đủ. Trung Quốc luôn xem chính sách của Mỹ là nhằm kiềm chế mình, và luồng dư luận này phổ biến rộng rãi trong xã hội Trung Quốc cũng như giới nghiên cứu nước này. Từ đây, Bắc Kinh luôn cho rằng, hành động của Mỹ ở Biển Đông là cách để gây bất ổn, trợ giúp đồng minh của Mỹ, mở rộng khu vực ảnh hưởng và cuối cùng là giới hạn sự nổi lên của Trung Quốc như là một cường quốc đứng đầu khu vực.
Video đang HOT
Cách nhìn nhận Washington đang khép chặt vòng vây xung quanh Trung Quốc chỉ làm gia tăng ảnh hưởng của tư tưởng cực đoan. Một số nhân vật trong quân đội nước này đã lên tiếng đề cập đến khả năng thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Quan điểm cứng rắn này theo trình tự sẽ lại gây ra những nghi ngại mới ở Washington, rằng Bắc Kinh không chỉ thách thức vị thế “người bảo trợ an ninh” của Mỹ tại khu vực, mà còn muốn bẻ cong các nguyên tắc và luật lệ vốn được xem là nền tảng của trật tự thế giới hiện nay. Từ đây, tiếng nói đòi phải có hành động cứng rắn hơn sẽ chiếm ưu thế trong chính giới Mỹ. Biển Đông khi đó sẽ trở thành chiến trường cho cuộc đấu Mỹ – Trung – một viễn cảnh mà tất cả các quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương đều e sợ.
Khi một bên “nói vào tai phải”, nhưng bên kia lại nghe “nghe bằng tai trái” thì đương nhiên cách giải thích của Trung Quốc đối với hoạt động xây dựng “đảo nhân tạo” ở Biển Đông là mập mờ, thiếu cơ sở, không hề có tính thuyết phục, đại loại như:
1/ Nhiều khu vực khác như Thượng Hải, Hong Kong, Dubai đều có hoạt động bồi đắp, mở rộng lãnh thổ trên biển mà không gặp phải phản ứng gì;
2/ Xây “đảo nhân tạo” là vì “lợi ích chung” của khu vực, Trung Quốc sẽ “chia sẻ” những cơ sở này đối với các nước, trong các hoạt động cứu trợ, cứu nạn hàng hải, dự báo thời tiết;
3/ Luật pháp quốc tế không thể đóng vai trò giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, bởi lãnh hải được quyết định bởi “các diễn tiến lịch sử”, “chủ quyền của Trung Quốc là tiền định”, “không chịu sự ràng buộc của luật pháp quốc tế”;
4/ Trung Quốc làm vậy bởi có đủ sức mạnh để làm vậy…
Hôm 8/6, phái đoàn quân sự cấp cao Trung Quốc do Thượng tướng Phan Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, dẫn đầu đã tới San Diego, bắt đầu chuyến thăm chính thức 6 ngày tại Mỹ, trọng tâm là cuộc gặp với Bộ trưởng Carter vào ngày 11/6. Đây là một phần trong nỗ lực nhiều năm qua nhằm xây dựng khung đối thoại thường xuyên giữa quân đội hai nước để giải tỏa những căng thẳng tiềm tàng, tránh những tính toán sai lầm. Biển Đông sẽ được đề cập trong các cuộc tiếp xúc giữa hai bên, nhưng khác biệt sẽ khó có thể được thu hẹp nếu như Trung Quốc vẫn tiếp tục có các hành động đơn phương khẳng định chủ quyền không dựa trên luật pháp quốc tế.
Theo Hoài Thanh/CFR, WP, Sputnik
baotintuc.vn
Công ty Mỹ có thể đóng tàu tuần tra cho Việt Nam
Công ty Metal Shark, bang Louisiana (Mỹ), được cho là đang trong giai đoạn thương thảo về việc đóng các tàu tuần tra cho Việt Nam, AP đưa tin.
Tàu tuần tra Metal Shark Defiant 75 Class của Metal Shark. (Ảnh: Metal Shark)
Vào ngày 31/5 vừa qua, ngày đầu tiên của chuyến thăm Việt Nam sau khi tham dự Đối thoại Shangri-La tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter ngày 31/5 đã cam kết viện trợ 18 triệu USD cho Việt Nam để mua các tàu tuần tra Metal Shark Defiant 75 Class, có tốc độ 40 hải lý/giờ (74 km/h), giúp tăng cường năng lực tuần tra trên biển.
AP dẫn lời Phó Giám đốc Metal Shark Greg Lambrecht cho biết công ty hy vọng có thể bắt đầu đóng các tàu vào tháng 7. Tuy nhiên, ông Lambrecht không tiết lộ giá trị hợp đồng, hay số lượng tàu Defiant 75 sẽ đóng cho Việt Nam.
Theo Lambrecht, cơ sở Metal Shark ở thành phố Franklin, bang Louisiana sẽ tiếp nhận đơn hàng, đóng tàu cho Việt Nam. Hiện đơn hàng này vẫn đang trong giai đoạn ký hợp đồng.
Metal Shark hiện sản xuất từ 150 đến 200 tàu mỗi năm và là công ty chuyên đóng tàu tuần tra nhỏ cho lực lượng tuần duyên Mỹ.
Các tàu của công ty của Metal Shark cũng phục vụ trong hải quân, bộ binh, không quân, Sở Động vật hoang dã và nghề cá Louisiana cùng nhiều đồn cảnh sát ở bang này.
Ngoài ra, Metal Shark còn đóng tàu tuần tra cho các chính phủ nước ngoài và gửi các nhóm huấn luyện tới các quốc gia đặt hàng.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ AP
Úc cảnh báo Trung Quốc về các hành động đơn phương ở Biển Đông Thủ tướng Úc Tony Abott ngày 4/6 đã gia tăng lập trường của nước này trước các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, cảnh báo rằng chính phủ Úc lên án nỗ lực của bất kỳ nước nào nhằm mở rộng lãnh thổ trong khu vực tranh chấp. Thủ tướng Úc Tony Abbott (Ảnh: ABC) Đó là giọng điệu mạnh mẽ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Iran tuyên bố rắn sau khi ông Trump dọa ném bom

Sau khi 'rất giận', ông Trump tỏ ra tin tưởng ông Putin về thỏa thuận Ukraine

Nga, Mỹ khởi động đàm phán về đất hiếm

IMF lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận tín dụng với Argentina

Chứng khoán lao dốc vì thuế dồn dập từ Mỹ

Lên mạng xã hội khoe 'chiến tích', băng cướp tiệm vàng bị tóm gọn

Ông Trump răn đe Iran 'chọn đàm phán hoặc bị ném bom'

Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cùng nhau đối phó thuế của Mỹ?

Lãnh đạo cực hữu Pháp bị cấm ra tranh cử tổng thống, Nga lên tiếng

Giải mã chiến lược Trump 2.0: Củng cố sức mạnh Mỹ

Thủ tướng Israel lấy lời khai trong vụ bê bối 'Qatargate'

Lầu Năm Góc đưa AI vào phòng thủ 'bầy đàn' UAV
Có thể bạn quan tâm

HOT: Á hậu Vbiz được cầu hôn?
Sao việt
12:32:05 01/04/2025
Gia đình Sulli ra tuyên bố nóng về tin cô tự tử vì cảnh nóng với Kim Soo Hyun
Sao châu á
12:28:37 01/04/2025
Ngại gì thể hiện phong cách cá tính với mũ lưỡi trai ngày hè
Thời trang
12:19:43 01/04/2025
TP.HCM: Bác sĩ đi xe cấp cứu 2 bánh đến cứu cụ bà ngưng tim tại nhà
Sức khỏe
12:17:56 01/04/2025
Walker lấy Messi dằn mặt Felix
Sao thể thao
12:15:46 01/04/2025
Bắt nghi phạm đâm tử vong chiến sĩ bảo vệ an ninh trật tự cơ sở ở Đồng Nai
Pháp luật
12:14:12 01/04/2025
5 cung hoàng đạo này được dự đoán sẽ kiếm nhiều tiền vào tháng 4 năm 2025
Trắc nghiệm
11:58:41 01/04/2025
Ăn quá nhiều đường gây lão hóa da thế nào?
Làm đẹp
11:37:45 01/04/2025
Phụ nữ nên học cách yêu bản thân mình: 4 món ăn mùa xuân giúp nuôi dưỡng làn da đẹp, gương mặt rạng rỡ
Ẩm thực
11:09:19 01/04/2025
Clip: Trêu chọc ong bắp cày, cún con nhận bài học nhớ đời
Lạ vui
10:59:49 01/04/2025