Biển Đông: Mỹ dọa thẳng tay ‘xử’ Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hồi cuối tuần vừa rồi đã thẳng thừng đe dọa sẽ không ngần ngại ra tay với Trung Quốc, nếu nước này tiếp tục xây dựng trên một bãi cạn ở Biển Đông mà Philippines cũng đang đòi chủ quyền. Đây có lẽ là lời cảnh báo sắc lạnh nhất của Washington từ trước đến nay nhằm vào Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông.
Ảnh minh họa
Việc Trung Quốc tiếp tục tiến hành xây dựng trên một bãi cạn ở Biển Đông mà Philippines cũng đòi chủ quyền sẽ khiến Mỹ cùng với các nước khác “phải hành động”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm thứ Bảy (4/6) đã tuyên bố như vậy.
Phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, ông Carter cho rằng, Bắc Kinh đang có nguy cơ xây một “Vạn lý Trường Thành tự cô lập mình” bằng việc bành trướng quân sự ở những vùng biển tranh chấp. Ông chủ Lầu Năm Góc đã đề nghị Mỹ và Trung Quốc hợp tác chặt chẽ hơn để tránh nguy cơ xảy ra những rủi ro không cần thiết.
“Tôi hy vọng, điều đó sẽ không xảy ra bởi nếu có, nó sẽ dẫn đến hành động của cả Mỹ và các nước khác trong khu vực. Hành động của chúng tôi sẽ không chỉ làm gia tăng căng thẳng mà còn cô lập Trung Quốc”, ông Carter nói khi được hỏi về bãi cạn Scarborough Shoal trong một diễn đàn có sự tham gia trực tiếp của giới chức quân sự Trung Quốc.
Bộ trưởng Carter từ chối không cho biết cụ thể Mỹ sẽ hành động như thế nào nếu Trung Quốc tiến hành dự án xây dựng trên bãi cạn Scarborough.
Lời cảnh báo của Mỹ được đưa ra ngay trước thời điểm Tòa án quốc tế ở The Hague sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines nhằm vào Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Trong bài phát biểu của mình, ông Carter cho biết, Mỹ coi phán quyết sắp tới là “một cơ hội để Trung Quốc và phần còn lại của khu vực tái cam kết với một tương lai có nguyên tắc và nối lại các hoạt động ngoại giao, giảm căng thẳng thay vì là làm leo thang tình hình”.
Video đang HOT
Chuẩn Đô đốc Guan Youfei – người đứng đầu văn phòng hợp tác quân sự quốc tế của Trung Quốc đã nhanh chóng lên tiếng chỉ trích những phát biểu nói trên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, miêu tả đó là phát biểu phản ánh “tư tưởng thời Chiến tranh Lạnh”.
Ông Youfei còn đe dọa, bất kỳ sự trừng phạt nào nhằm vào Trung Quốc “chắc chắn sẽ đều thất bại”.
Tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam của Hồng Kông trước đó đưa tin, Trung Quốc đang có kế hoạch thiết lập một tiền đồn ở bãi cạn Scarborough.
Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km. Bãi cạn này là nơi chứng kiến cuộc đối đầu vô cùng căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc được châm ngòi từ một vụ va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám Trung Quốc hồi tháng 4 năm 2012.
Sau vụ va chạm trên, Trung Quốc trên thực tế đã chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough vốn là ngư trường đánh cá truyền thống của Philippines. Trung Quốc đã triển khai hàng loạt tàu tuần tra ở bãi cạn Scarborough, xua đuổi không cho các ngư dân của Philippines đến đánh bắt cá như thường lệ.
Trước diễn biến trên, vào tháng 1 năm 2013, Manila đã quyết định đưa vụ tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế với lý do họ đã “dùng mọi biện pháp hòa bình” có thể để giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh nhưng không có tác dụng.
Bắc Kinh luôn chủ trương giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông trong khuôn khổ song phương, với từng nước một để dễ bề gây sức ép với các nước nhỏ hơn. Hành động quốc tế hóa cuộc tranh chấp ở Biển Đông của phía Manila đương nhiên không được Trung Quốc chấp nhận. Bắc Kinh đang tìm mọi cách chống phá phiên toàn xét xử của Tòa án Quốc tế đồng thời khăng khăng khẳng định họ sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa án này.
Biển Đông là nơi chứa các tuyến đường biển chiến lược và cũng là nơi có những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như dầu mỏ, hải sản… Vì thế, Bắc Kinh có tham vọng độc chiếm Biển Đông. Điều đó được thể hiện thông qua việc nước này đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông dựa trên yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tiếp có những hành động quyết liệt, lấn tới nhằm thực hiện tham vọng Biển Đông của mình. Manila cáo buộc Bắc Kinh ngày càng hành động “hung hăng”, trong đó có các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Trung Quốc hứng "đòn đau điếng" từ láng giềng?
Philippines hôm qua (29/2) đã yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyết định sắp được đưa ra bởi một toà án trọng tài quốc tế về vụ kiện Biển Đông để thể hiện rằng cường quốc Châu Á không xem mình "đứng trên pháp luật".
Ảnh minh hoạ
Phản ứng trước những lời chỉ trích được đưa ra gần đây bởi người đồng cấp Trung Quốc, Ngoại trưởng Philippine Albert del Rosario hôm qua đã nói rằng, Bắc Kinh nên gìn giữ trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế bằng việc tôn trọng quyết định sắp được đưa ra trong năm nay về vụ kiện Biển Đông do Manila đưa lên toà án quốc tế.
Vào tháng 1 năm 2013, Manila đã quyết định đưa vụ tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế với lý do họ đã "dùng mọi biện pháp hòa bình" có thể để giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh nhưng không có tác dụng.
Bắc Kinh luôn chủ trương giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông trong khuôn khổ song phương, với từng nước một để dễ bề gây sức ép với các nước nhỏ hơn. Hành động quốc tế hóa cuộc tranh chấp ở Biển Đông của phía Manila đương nhiên không được Trung Quốc chấp nhận.
Bất chấp mọi nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn vụ kiện của Philippines bằng việc đưa ra cả "cây gậy và củ cà rốt", hôm 30/3/2014, Manila vẫn kiên quyết nộp bản thuyết trình cho Tòa án đúng thời hạn để chính thức thách thức những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Hành động này của Philippines đã khiến Trung Quốc nổi giận đùng đùng bởi trước đó họ được cho là đã chìa ra "hai củ cà rốt' để nhằm thuyết phục Philippines ngừng vụ kiện. Cụ thể, Trung Quốc đã đưa ra đề nghị hai nước rút toàn bộ tàu thuyền ra khỏi bãi cạn Scarborough và đưa ra một số lợi ích kinh tế khác dành cho Philippines với điều kiện Manila không tiếp tục theo đuổi vụ kiện. Tuy nhiên, Manila đã thẳng thừng bác bỏ điều này.
Bắc Kinh tuyên bố sẽ không chấp nhận phán quyết của toà án quốc tế.
Bỏ qua mọi phản ứng dữ dội của Trung Quốc, bồi thẩm đoàn gồm 5 thành viên của toà án quốc tế The Hague hồi tháng 10 năm ngoái đã tuyên bố, họ có đầy đủ thẩm quyền để giải quyết vụ kiện của Philippines trong năm nay.
Mới đây nhất, hôm 25/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Wang cáo buộc Philippines đã đóng cánh cửa đàm phán song phương về tranh chấp Biển Đông và miêu tả động thái của Manila là một "sự khiêu khích về chính trị".
Ông Wang tuyên bố, quyết định của chính phủ Philippines là "vô trách nhiệm đối với nhân dân và tương lai của đất nước Philippines." Ông này còn nói thêm rằng, Trung Quốc muốn góp phần vào sự phát triển kinh tế của Philippines.
Đáp lại, Ngoại trưởng Del Rosario cho hay, Philippines "đã có vô số cuộc gặp gỡ với Trung Quốc để nỗ lực giải quyết cuộc tranh chấp song phương ở Biển Đông song đều không có tác dụng." Manila cũng nỗ lực một cách bất thành trong việc mời Trung Quốc tham gia giải quyết vụ tranh chấp tại toà án quốc tế.
"Vì chúng ta là những quốc gia có trách nhiệm, Philippines cũng như cộng đồng quốc tế yêu cầu Trung Quốc hãy tôn trọng phán quyết sắp tới. Nếu Trung Quốc phớt lờ lời kêu gọi tập thể của chúng tôi thì phải chăng Trung Quốc xem mình là quốc gia đứng trên luật pháp?", Ngoại trưởng del Rosario phát biểu.
Biển Đông đang là nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Cuộc tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh được xem là căng thẳng nhất, quyết liệt nhất.
Manila bắt đầu ra đòn pháp lý với Trung Quốc ở Biển Đông sau khi xảy ra cuộc va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám Trung Quốc hồi tháng 4 năm 2012 ở bãi cạn Scarborough. Sau vụ va chạm đó, Trung Quốc trên thực tế đã chiếm quyền kiểm soát Scarborough nơi vốn là ngư trường đánh cá truyền thống của Philippines. Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km.
Kiệt Linh(tổng hợp)
Theo_VnMedia
Trung Quốc trả giá đắt vì tham vọng Biển Đông Khi một toà án quốc tế hồi cuối tháng 10 tuyên bố họ có đầy đủ thẩm quyền để tiến hành xét xử vụ kiện của Philippines đối với đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh đã bác bỏ quyết định trên, nói rằng điều đó 'chẳng đi đến đâu'. Tuy nhiên, giới chuyên gia tin...