Biển Đông: “Mỹ chẳng có ý định chiếm đảo, mà chỉ muốn làm 2 điều”
Đó là phát biểu của trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, ông Daniel Russel, về tình hình Biển Đông, trong buổi họp báo diễn ra sáng nay (10/5) tại Hà Nội.
Biển Đông: “Mỹ chẳng có ý định chiếm đảo, mà chỉ muốn làm 2 điều”
Nhận định về tình hình Biển Đông, ông Russel nhấn mạnh, việc đảo này thuộc sở hữu của bên A hay bên B có thể là tranh chấp nội bộ giữa hai bên, nhưng hành xử trên vùng biển quốc tế là vấn đề liên quan đến lợi ích chung của toàn thế giới.
Theo trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, rất nhiều nước đã thể hiện sự lo ngại sâu sắc đối với một số hành vi của Trung Quốc, như cải tạo đất, xây dựng, và quân sự hóa trái phép trên các đảo đá trên Biển Đông.
“Mỹ không đứng về phía bên này hay bên kia trong các tranh chấp, mà chúng tôi đứng về phía luật pháp quốc tế, cụ thể là luật biển” – ông Russel cho biết.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh cam kết của Washington nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại trên các vùng biển quốc tế, và ưu tiên hàng đầu của chính phủ nước này là một khu vực châu Á-Thái Bình Dương bình ổn, phát triển, phục vụ lợi ích của tất cả các bên liên quan
“Dù Mỹ là quốc gia mạnh nhất thế giới, và tàu thuyền, máy bay của chúng tôi có thể tới bất kì nơi đâu luật pháp quốc tế cho phép, nhưng chúng tôi sẽ chưa thể hài lòng chừng nào tất cả các nước, kể cả những nước nhỏ, còn chưa được thực thi quyền ấy” – ông phát biểu.
Ông Russel nhấn mạnh, Mỹ không có tuyên bố chủ quyền, cũng như không có ý định chiếm đảo của ai cả, mà chỉ muốn làm 2 điều: đó là đảm bảo quyền tự do đi lại cho tất cả các bên liên quan, và đảm bảo quyền và luật pháp quốc tế không bị “xói mòn”.
Video đang HOT
Nhà ngoại giao kì cựu này cũng khẳng định, các đợt tuần tra của Mỹ không nhằm mục đích khiêu khích, gây hấn, mà đơn giản chỉ là thực thi quyền công dân toàn cầu.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama
Ông Russel cho biết, thời điểm diễn ra chuyến công du của ông Obama sẽ được Nhà Trắng công bố trong tương lai gần. Tại Việt Nam, ông Obama dự kiến sẽ hội đàm với các quan chức chính phủ, gặp gỡ các doanh nhân, thế hệ trẻ…
Theo trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, một số trọng tâm trong chuyến thăm của ông Obama có thể kể đến: Mở rộng hợp tác an ninh song phương, hợp tác và giao lưu giữa nhân dân hai nước; tăng cường đầu tư vào thế hệ trẻ Việt Nam, hợp tác hướng tới trật tự dựa trên nguyên tắc, giảm căng thẳng Biển Đông, đảm bảo luật pháp quốc tế được tôn trọng, cùng nhau giải quyết những vấn đề chiến tranh để lại…
Về vấn đề Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, ông Russel cho biết hiện quyết định chính thức vẫn chưa được đưa ra, song đây là một chủ đề đã, đang, và sẽ thường xuyên được thảo luận trong nội các Mỹ.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh, việc Washington dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận nói trên vào năm 2014 đã thể hiện những tiến bộ trong hợp tác chiến lược an ninh quốc phòng giữa hai nước, và cho thấy Mỹ ủng hộ Việt Nam trong vấn đề đảm bảo an ninh hàng hải và bảo vệ chủ quyền trên biển.
Theo Trí Thức Trẻ
Báo Nga lo ngại Việt Nam sẽ thay dần vũ khí Nga
Truyền thông Nga lo ngại sự tăng cường hợp tác với Washington sẽ khiến Việt Nam sẽ dần dần thay thế các thiết bị quân sự của Nga bằng của Mỹ.
Truyền thông Nga gần đây đã bày tỏ lo ngại rằng thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật mới giữa Mỹ và Việt Nam có thể dẫn tới hệ quả là người Việt sẽ dần dần thay thế các thiết bị quân sự của Nga bằng của Mỹ.
Những lo ngại này theo Itar-tass xuất hiện từ sau chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter diễn ra hồi cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua.
Báo Nga lo ngại Việt Nam sẽ thay dần vũ khí Nga
Trong khuôn khổ chuyến thăm này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ John Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh bên đã ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ trên các lĩnh vực thương mại và quốc phòng. Bộ trưởng Carter cũng cam kết viện trợ 18 triệu USD cho Cảnh sát biển Việt Nam để mua sắm tàu tuần tra.
Theo Itar-tass, bản Tuyên bố Tầm nhìn chung vè hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ sẽ mở đường cho sự mở rộng thương mại trong lĩnh vực quốc phòng giữa hai nước, cho phép mở ra khả năng hợp tác trong sản xuất của các công nghệ và thiết bị quân sự mới trong phạm vi của thỏa thuận.
Thêm vào đó, chính phủ Mỹ cũng đã quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam như một phần của nỗ lực mở rộng và nâng tầm quan hệ hợp tác song phương giữa hai quốc gia.
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện của Quốc hội Mỹ John McCain cũng đang thúc đẩy kế hoạch bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận bán vũ khí Việt Nam.
Điều này dẫn đến lo ngại rằng mặc dù Việt Nam đã và đang mua tới hơn 90% thiết bị quân sự từ Nga, nhưng thỏa thuận mới có thể cho phép Mỹ mở rộng phạm vi của ngành công nghiệp quốc phòng của mình đồng thời làm giảm ảnh hưởng của Nga đối với lực lượng vũ trang Việt Nam hay thậm chí là trở thành một nhà cung cấp các thiết bị quân sự cho Việt Nam thay thế Nga.
Theo Itar-tass, bản Tuyên bố Tầm nhin chung vè hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ sẽ mở đường cho sự mở rộng thương mại trong lĩnh vực quốc phòng giữa hai nước.
Tuy nhiên, trước đó trong một báo cáo phát hành năm 2011, Trung tâm phân tích mua bán vũ khí TSAMTO của Nga nhận định rằng, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Nga ở trên mức đối tác chiến lược.
Trong những năm gần đây, Việt Nam và Nga đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác quân sự có giá trị lớn. Năm 2009, Việt Nam và Nga cũng đã ký kết hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay về việc mua bán 6 tàu ngầm tấn công diesel-điện Kilo
Năm 2006 và năm 2010, Việt Nam đã ký kết các hợp đồng mua tàu tên lửa Gepard 3.9 của Nga. Ngoài ra, phía Việt Nam cũng đã hoàn thành việc ký kết hợp đồng mua 10-12 tàu tuần tra cao tốc Project 10412...
Nếu như trong những năm 2008-2011, tỷ trọng của Nga trên thị trường vũ khí Việt Nam là 92,5%, thì trong những năm 2012-2015, chỉ số này là 97,6%. Trong giai đoạn 2008-2011, trong số các nước nhập khẩu vũ khí Nga, Việt Nam đứng thứ 5 với 1,88 tỷ USD. Năm 2015, xét về tổng khối lượng các đơn đặt hàng, Việt Nam có thể dịch chuyển lên vị trí thứ 4 với khối lượng xuất khẩu vũ khí Nga sang Việt Nam dự báo đạt 2,46 tỷ USD.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái, hàng trên).
Nhìn chung thực tế phát phát triển quan hệ Việt - Nga là tích cực và thỏa thuận cho phép Nga sử dụng dịch vụ tại Cam Ranh chỉ là một trong nhiều bằng chứng khẳng định điều đó. Sự hợp tác giữa hai nước có tính chất đối tác chiến lược với triển vọng tiếp tục mở rộng.
Các nhà lãnh đạo Nga và Việt Nam cũng liên tục khẳng định tầm quan trọng chiến lược của quan hệ đối tác song phương. Nga đã xem Việt Nam như một cánh cửa để hội nhập vào Đông Nam Á của mình trong bối cảnh khắc phục các hậu quả từ các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây.
Trong một tuyên bố hồi tháng 3 tại Hà Nội, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Liên bang Nga Konstantin Vasilievich Vnukov đã gọi Việt Nam là một đối tác lâu đời và tin cậy nhất tại Đông Nam Á của Moscow. Ông nhấn mạnh rằng, việc tăng cường hợp tác toàn diện với Việt Nam là hướng đi ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Sputnik của Nga, Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Khắc Nguyệt cũng lưu ý tới những cơ sở quan trọng của mối quan hệ quân sự-kỹ thuật gắn bó mật thiết, thành công và hiệu quả giữa Nga và Việt Nam.
Ông Nguyệt nói được dẫn lời cho biết: "Nga là đối tác chắc chắn đáng tin cậy nhất của Việt Nam. Nga đã cung cấp cho Việt Nam những vũ khí công nghệ cao hiện đại cần thiết để chúng tôi bảo vệ đất nước mình. Vũ khí Nga phù hợp với học thuyết quân sự Việt Nam và chiến thuật của quân đội Việt Nam, như thực tế đã chứng minh trong suốt hai cuộc kháng chiến chống xâm lược thời hiện đại"./.
Theo Giáo Dục
Việt Nam trở thành thị trường mới nổi đầy hấp dẫn Việt Nam đang trải qua giai đoạn bùng nổ chi tiêu quốc phòng và tìm cách ngăn chặn sự lấn lướt của quốc gia láng giềng, báo chí nước ngoài nhận định. Chi tiêu dành cho quốc phòng của Việt Nam đã tăng 128% kể từ năm 2005, và chỉ riêng năm ngoái mức chi cho quân sự tăng 9,6% lên 4,3 tỷ...