Biển Đông: Mỹ cáo buộc Trung Quốc, nói nước lớn không nên bắt nạt
Đại diện của Mỹ cáo buộc Trung Quốc có hành vi đe dọa các nước láng giềng trên Biển Đông.
Cố vấn Robert O’Brien (bên phải) và ông Donald Trump – ảnh tư liệu.
Đại diện Washington nói rằng, nước lớn thì không nên đi bắt nạt kẻ khác, đồng thời cáo buộc Trung Quốc có hành vi đe dọa các nước láng giềng trên Biển Đông.
Báo Japan Times đưa tin, Hôm thứ Hai, Hoa Kỳ đã dùng đến những ngôn từ cứng rắn nhất để bác bỏ hoàn toàn yêu sách phi lý của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp mang tính chiến lược ở Biển Đông.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Bangkok, Thái Lan hai cường quốc trong khu vực Thái Bình Dương là Mỹ và Trung Quốc liên tục “ăn miếng trả miếng” khi đối thoại về những diễn biến mới nhất trên Biển Đông.
Theo Japan Times, Trung Quốc vẫn giữ tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông với yêu sách phi lý- bản đồ “đường lưỡi bò, đường chín đoạn”.
Đặc biệt, những năm qua, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các đảo nhân tạo và tiến hành hoạt động quân sự hóa trái phép trên các thực thể trên Biển Đông nhằm khẳng định và bảo vệ tuyên bố chủ quyền (phi pháp-PV) của Bắc Kinh ở khu vực tranh chấp này.
Video đang HOT
Đó là chưa kể đến lối hành xử ngang ngược khi nhiều vụ đâm chìm tàu cá do Trung Quốc tiến hành bị dư luận quốc tế lên án.
Trong khi Bắc Kinh chỉ trích Hoa Kỳ cố tình “thêm dầu vào lửa”, làm gia tăng căng thẳng trên vùng biển, tuyến đường vận tải mang tính chiến lược và quan trọng toàn cầu, phía Mỹ cũng đáp trả mạnh mẽ.
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, Robert O’Brien đã kêu gọi tăng cường tự do hàng hải khi dẫn đầu phái đoàn Washington, tới hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
“Bắc Kinh liên tục áp dụng chính sách đe dọa nhằm ngăn chặn các quốc gia ASEAN khai thác tài nguyên trên biển của họ”, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ phát biểu taij Hội nghị thượng đỉnh ASEAN hôm thứ Hai.
“Nước lớn không nên đi bắt nạt những quốc gia khác”, ông Robert O’Brien tuyên bố trước báo giới.
Sau khi Hội nghị thượng đỉnh ASEAN kết thúc, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã công bố báo cáo về chiến lược châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt sử dụng thứ ngôn ngữ mạnh mẽ khác thường tố cáo chính sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông thông qua cái gọi là “đường lưỡi bò chín đoạn “.
Những tuyên bố chủ quyền, báo cáo về hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông, được minh họa bằng bản đồ “đường chín đoạn” là vô cùng phi lý, vô căn cứ, trái pháp luật và hoàn toàn không hợp lý”, báo cáo của Mỹ chỉ trích.
Tuy nhiên, theo trang báo Nhật Bản, dù giới lãnh đạo Hoa Kỳ chỉ trích Bắc Kinh với một giọng điệu ngày càng cứng rắn, thâm sâu nhằm vào Trung Quốc, nhưng sau cùng, họ thường tập trung vào việc khuyến khích tất cả các bên thống nhất giải quyết mọi tranh chấp theo đường lối hòa bình, thay vì Washington phải đơn phương can thiệp.
Hòa Bình
Theo baogiaothong
Mỹ kêu gọi hành động pháp lý đối phó Trung Quốc trên Biển Đông
Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O'Brien, đặc phái viên của tổng thống Mỹ tại hội nghị cấp cao ASEAN, kêu gọi các nước đối phó với sự đe dọa từ Trung Quốc qua con đường tài phán.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ ngày 4/11 cho biết ông đã gặp gỡ lãnh đạo các nước ASEAN và thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có trang chấp trên Biển Đông. Ông nhấn mạnh đây là "một vấn đề quan trọng đối với Mỹ".
Washington vào tháng 8 cũng cáo buộc Bắc Kinh ngăn chặn các quốc gia trong khu vực tiếp cận dự trữ dầu mỏ và khí đốt trị giá đến 2.500 tỷ USD tại Biển Đông. Mỹ cũng lên án các hành động quấy rối của Trung Quốc đối với hoạt động thăm dò dầu khí hợp pháp của Việt Nam.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) ngày 4/11, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị cấp cao liên quan ở Thái Lan. Ảnh: Reuters.
Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O'Brien nhấn mạnh Mỹ không tán thành hành động "đe dọa" của lực lượng dân quân biển, hải quân và hải cảnh của Trung Quốc nhắm vào những nước khác trong khu vực.
"Chúng tôi cho rằng các quốc gia cần hòa hợp với nhau. Họ cần sử dụng con đường tài phán nếu có vấn đề nảy sinh", đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump nhận định.
Ông đề cập đến vụ kiện của Philippines thông qua tòa trọng tài nhằm bác bỏ bản đồ "đường 9 đoạn" của Trung Quốc. Ông kêu gọi Việt Nam, đặc biệt là các chuyên gia hàng hải, tham khảo hành động của Philippines, theo Nikkei Asian Review.
Phản ứng trước tuyên bố của Bắc Kinh rằng những bên không có tranh chấp tại Biển Đông cần kiềm chế không can thiệp vào vấn đề, quan chức Nhà Trắng nói Mỹ không gây rối nhưng vẫn là một "nhân tố then chốt trong khu vực".
Ông Robert O'Brien, đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump, phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Mỹ lần 7 tại Thái Lan. Ảnh: Reuters.
Ông Robert O'Brien cũng thông báo Mỹ, Nhật Bản và Australia ngày 4/11 bắt đầu triển khai chương trình "Blue Dot Network" (Mạng lưới Chấm Xanh). Chương trình sẽ đánh giá các dự án cơ sở hạ tầng để Washington cùng đồng minh cân nhắc đầu tư.
Ông gián tiếp đề cập đến Trung Quốc khi bày tỏ lo ngại "có quá nhiều cơ sở hạ tầng" trong khu vực đang thiếu chất lượng và tính minh bạch. Ông cảnh báo nhiều quốc gia đang bị đưa vào "bẫy nợ", một cụm từ mà các quan chức Mỹ thường xuyên sử dụng để chỉ trích mô hình cho vay của Trung Quốc.
"Những dự án cơ sở hạ tầng nhận được chấm xanh đồng nghĩa rằng dự án đó đảm bảo được tính minh bạch, có chất lượng và thích hợp để tất cả các bên từ người bán, tài chính, nhà thầu, thi công và các chính phủ cùng tham gia", ông mô tả.
Theo Zing.vn
Những sự việc ở biển Đông đi ngược lại luật pháp quốc tế Phát biểu trước Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo ASEAN, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ hôm qua tái khẳng định quan điểm Washington phản đối hành vi ngăn cản các hoạt động kinh tế hợp pháp trên biển, không tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của các nước và luật pháp quốc tế ở biển Đông. Tại...