Biển Đông: Manila ngỡ ngàng vì bị “bỏ rơi”?
Nhà Trắng hôm qua (2/10) thông báo, Tổng thống Barack Obama đã quyết định hoãn chuyến thăm đến Philippines và Malaysia vào tuần tới vì cuộc đối đầu căng thẳng trong vấn đề ngân sách của nước Mỹ, khiến chính phủ nước này phải đóng cửa.
Tổng thống Obama đang bị “đè nặng” bởi những vấn đề nảy sinh trong nước
Tổng thống Obama sẽ có chuyến thăm đến Indonesia vào tuần tới để tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC – nơi các nhà lãnh đạo Châu Á sẽ tụ họp ở Bali để bàn về các vấn đề kinh tế. Theo lịch trình ban đầu, ông sẽ có chuyến thăm đến 2 nước Philippines và Malaysia trong khuôn khổ chuyến công du Châu Á lần này.
Tuy nhiên, Nhà Trắng hôm qua đã phát đi một thông báo như sau: “Do tình trạng chính phủ đóng cửa, chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Malaysia và Philippines sẽ bị hoãn lại. Vể mặt lô gíc, chúng tôi không thể tiến hành những chuyến thăm như vậy trong tình trạng chính phủ đóng cửa. Bởi vì các chuyến thăm đó là phần sau của chuyến công du sắp tới của Tổng thống và các nhân viên của chúng tôi không làm việc nên chúng tôi không thể tiếp tục kế hoạch được. Không giống như các hội nghị thượng đỉnh Đông Á và APEC, những chuyến thăm đó có thể được sắp xếp vào thời gian khác và Tổng thống Obama mong ngóng đến thăm Malaysia và Philippines vào một thời gian sau đó trong nhiệm kỳ của ông”.
Ước tính, 800.000 nhân viên của chính phủ Mỹ phải nghỉ không lương do tình trạng chính phủ đóng cửa.
Việc ông Obama hoãn chuyến thăm các nước Đông Nam Á diễn ra trong bối cảnh chính quyền Mỹ đang nỗ lực thực hiện chính sách chuyển trọng tâm về Châu Á nhằm đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc. Nó cũng diễn ra khi mà căng thẳng trong khu vực đang leo thang vì những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải nóng bỏng giữa Trung Quốc với một số đồng minh thân thiết của Mỹ. Diễn biến này chắc chắn sẽ khiến Philippines thất vọng bởi nước này đang trông mong rất nhiều vào chuyến thăm của Tổng thống Obama để thể hiện mối quan hệ liên minh chặt chẽ, gắn bó với Mỹ. Điều đó giúp họ thêm tự tin và phát đi một thông điệp răn đe mạnh mẽ với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Đây là lần thứ ba Tổng thống Obama hoãn chuyến công du đến châu Á vì những vấn đề trong nội bộ nước này. Hồi tháng 3 năm 2010, ông chủ Nhà Trắng từng phải hoãn chuyến thăm đến Indonesia và Australia để ở nhà vận động cho chương trình chăm sóc sức khỏe của ông. Tiếp đó, vào tháng 6 cùng năm, Tổng thống Obama cũng tiếp tục buộc phải hoãn chuyến thăm trên một lần nữa vì sự kiện tràn dầu của công ty BP ở vùng Vịnh Mexico.
Philippines là một đồng minh kiên định và vững chắc của Mỹ khi Washington tìm cách kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Washington và Manila gần đây liên tiếp củng cố mối quan hệ quân sự. Ông chủ Nhà Trắng tối hôm 1/10 đã gọi điện trực tiếp cho người đồng cấp Philippines Benigno Aquino để nói về quyết định hoãn chuyến thăm được Manila chờ đợi này.
Ngày hôm qua, Nhà Trắng đã thuật lại nội dung cuộc điện đàm, trong đó nói rằng: “Tổng thống đã tái khẳng định mối quan hệ liên minh mạnh mẽ với Philippines, tôn trọng chính quyền của Tổng thống Aquino và hứa sẽ đến thăm Philippines vào một thời gian nào đó sau này trong nhiệm kỳ của ông. Ông Obama cũng nhấn mạnh cam kết chung đối với an ninh của Philippines cũng như an ninh và sự thịnh vượng của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”.
Video đang HOT
Tổng thống Obama cũng gọi điện cho Thủ tướng Malaysia Najib Razak để thông báo cho ông này quyết định hoãn chuyến thăm.
Hệ lụy từ sự kiện hoãn chuyến thăm Đông Nam Á của Tổng thống Obama
Việc Tổng thống Obama hoãn chuyến thăm đến hai quốc gia Đông Nam Á đã để lại hệ lụy khá lớn cho nước này. Hệ lụy đầu tiên chính là sự thất vọng mà Mỹ gây ra cho đồng minh Philippines của mình.
Philippines và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền căng thẳng và quyết liệt ở Biển Đông. Do ở thế yếu hơn hẳn so với nước láng giềng, Manila đã tìm đến và trông chờ vào đồng minh lớn của nước này – siêu cường số 1 thế giới Mỹ. Khi cuộc tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc ngày càng căng thẳng thì Manila càng muốn thể hiện rõ hơn mối quan hệ liên minh chặt chẽ với Mỹ. Và chuyến thăm của ông Obama được xem là một minh chứng để họ thể hiện điều này.
Chính quyền Philippines đã dự kiến trước là sẽ bàn thảo với phía Mỹ về những nội dung gì khi ông Obama đến thăm Manila. Một trong những vấn đề chính đó là những cáo buộc của Philippines về việc Trung Quốc xâm nhập vào lãnh thổ, lãnh hải của nước này ở Biển Đông.
Hệ lụy thứ hai được các nhà phân tích chính sách đối ngoại chỉ ra là, việc hoãn chuyến thăm đến Châu Á có thể đẩy chính quyền Obama và tình trạng cực kỳ khó xử. Ông chủ Nhà Trắng đã đặt Châu Á là trọng tâm của chính sách đối ngoại Mỹ trong nhiệm kỳ 2, hy vọng xây dựng các mối quan hệ kinh tế và ngoại giao ở khu vực phát triển năng động nhất thế giới sau một thập kỷ dài thập trung vào khu vực Trung Đông và Afghanistan. Giới chức Mỹ liên tục nói đến tầm quan trọng của khu vực Châu Á và vai trò của Mỹ ở đây. Tuy nhiên, việc hoãn chuyến thăm đến các quốc gia Đông Nam Á sẽ khiến nhiều nước nghĩ rằng, Mỹ đang xao nhãng khỏi chính sách trên do những khó khăn trong nội bộ nước này.
Ông Carlyle Thayer, một giáo sư xuất sắc của Học viện Quốc phòng Australia và là một chuyên gia về sự cân bằng địa chính trị ở Châu Á, đã nhận định, “tình hình nước Mỹ hiện nay đang gây ra một thảm họa cho chính sách đối ngoại của nước này ở Châu Á-Thái Bình Dương. Và bạn có thể chắc chắn rằng Trung Quốc có mặt sẵn ở đó và sẽ thu lợi từ tình trạng đó”.
Theo_VnMedia
Mỹ, Philippines sắp "hoành hành" trên biển
Mỹ và Philippines tuần này sẽ khởi động một cuộc tập trận rầm rộ kéo dài ở gần khu vực tranh chấp trên Biển Đông nhằm thể hiện mối quan hệ quân sự ngày càng thắt chặt giữa hai nước. Cuộc tập trận này được cho là có thể khiến quan hệ Trung Quốc-Philippines thêm căng thẳng và khiến Biển Đông thêm một lần "dậy sóng".
Hình ảnh trong một cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines ở Biển Đông gần đây.
Cuộc tập trận Đổ bộ Mỹ-Philippines (Phiblex) sẽ chính thức được khai hoả vào ngày mai (18/9) tại một căn cứ hải quân ở Zambales - một tỉnh nằm trên bờ biển phía tây đảo Luzon, đối diện với Biển Đông.
Khu vực diễn ra cuộc tập trận cách bãi cạn Scarborough chỉ khoảng 220km. Bãi cạn này là nơi chứng kiến cuộc đối đầu gay gắt và quyết liệt vì tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines trong thời gian gần đây.
Theo quân đội Philippines, cuộc tập trận Phiblex sẽ có sự tham gia của 2.300 lính thuỷ đánh bộ đến từ cả hai nước Mỹ, Philippines cùng với 2 tàu chiến của Mỹ. Trong các bài diễn tập sẽ có màn bắn đạn thật trên mặt đất. Cuộc tập trận sẽ kéo dài trong suốt 3 tuần liền.
Tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ tại Philippines cho biết thêm, cuộc tập trận chung lần này nhằm mục đích "tăng cường năng lực tiến hành các chiến dịch an ninh hàng hải và bảo vệ lãnh thổ của hai nước".
Tuy nhiên, cả Philippines và Mỹ đều không cung cấp thông tin về địa điểm cụ thể diễn ra cuộc tập trận Phiblex.
Cuộc tập trận gần Biển Đông diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Philippines đang đàm phán về việc tăng cường sự hiện diện quân sự cũng như triển khai vũ khí của cường quốc số 1 thế giới trên lãnh thổ Philippines.
Cuộc tập trận Phiblex cũng diễn ra 3 tuần trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến có chuyến thăm đến thủ đô Manila. Đây được xem là một sự kiện lớn ở Philippines bởi nước này đang trông chờ vào sự hậu thuẫn, giúp đỡ của Mỹ trong cuộc tranh chấp chủ quyền nóng bỏng ở Biển Đông với nước láng giềng to lớn Trung Quốc.
"Trung Quốc sẽ coi những cuộc tập trận như thế là một ví dụ thêm nữa về việc Philippines khuấy đảo căng thẳng ở Biển Đông và là một bằng chứng khác về việc Mỹ lợi dụng tình hình để tăng cường sự hiện diện quân sự ở đây", chuyên gia an ninh khu vực Ian Storey đã nhận định như vậy.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với một loạt nước trong khu vực gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Bắc Kinh khiến các nước láng giềng bất bình và lo ngại khi đòi chủ quyền một cách phi lý và thái quá đối với gần như toàn bộ Biển Đông.
Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp quyết liệt bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Bãi cạn này nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km. Kể từ sau khi xảy ra cuộc chạm trán giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám Trung Quốc hồi tháng 4 năm ngoái ở bãi cạn Scarborough, Bắc Kinh đã cho tàu thuyền phong tỏa nơi này bất chấp sự phản đối quyết liệt qua con đường ngoại giao của phía Manila. Trung Quốc trên thực tế đang nắm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough.
Trong suốt thời gian qua, Manila khiến Bắc Kinh khó chịu nhất khi là nước phản đối mạnh mẽ nhất và tỏ ra cứng rắn nhất với các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Manila đang lấy cuộc tranh chấp ở Biển Đông làm "động lực trung tâm" cho các nỗ lực của họ nhằm củng cố quan hệ liên minh quân sự với cường quốc Mỹ.
Obama đến Philippines củng cố quan hệ liên minh
Nỗ lực của Philippines được cho là đang được đền đáp khi Tổng thống Barack Obama có kế hoạch đến thăm nước này vào tháng tới với mục đích là để mở rộng mối quan hệ liên minh giữa hai nước.
Chuyến thăm của ông Obama là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ đến Philippines trong một thập kỷ qua. Ngoài thăm Manila, ông chủ Nhà Trắng còn dừng chân ở Indonesia, Brunei và Malaysia trong chuyến công du kéo dài từ ngày 6 đến 12/10 này.
Tổng thống Mỹ sẽ ở thăm Philippines từ ngày 11 đến 12/10. Chuyến thăm được chờ đợi từ lâu này sẽ "mang đến động lực mới" cho quan hệ giữa Mỹ và Philippines, Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết. Philippines từng là một nước thuộc địa của Mỹ nhưng hiện giờ đang là một trong những đồng minh thân thiết nhất của siêu cường số 1 thế giới ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Chuyến thăm của ông Obama sẽ giúp Mỹ và Philippines tiến gần hơn đến thoả thuận mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Philippines. Thoả thuận này được cho là sẽ được ký kết trước cuối năm nay.
Thoả thuận trên sẽ cho phép Mỹ đưa thêm nhiều vũ khí và binh lính đến các căn cứ của Philippines. Mỹ từng đóng quân thường trú tại hai căn cứ của Philippines cho đến năm 1992. Các căn cứ này đã bị đóng cửa trước sự phản đối của những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc. Tuy nhiên, gần đây, chính quyền của Tổng thống Benigno Aquino đã tập hợp được sự ủng hộ cho sự trở lại của quân Mỹ trước mối đe doạ từ nước láng giềng Trung Quốc.
Philippines là nước ủng hộ tích cực hàng đầu cho chiến lược "hướng trọng tâm vào Châu Á" của Mỹ. Chiến lược này được cho là nhằm mục đích để kiềm chế, bao vây Trung Quốc.
"Philippines là một những những nước ủng hộ nhiệt tình nhất cho chính sách tái cân bằng ở Châu Á và Mỹ rất vui mừng vì được đón chào trở lại các căn cứ không quân và hải quân cũ của họ ở Philippines", ông John Blaxland - nhà phân tích an ninh và quốc phòng của trường Đại học Quốc gia Australia, đã nhận định như vậy.
Theo_VnMedia
Bí ẩn vụ thảm sát chấn động ở căn cứ hải quân Mỹ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang yêu cầu người dân giúp đỡ để tìm hiểu xem vì lý do nào mà một cựu lính dự bị của Hải quân hôm qua (16/9) đã xả súng điên cuồng vào căn cứ Yard ở thủ đô Washington, khiến ít nhất 12 người thiệt mạng. Tên này sau đó đã bị cảnh sát bắn...