Biến động mạnh có thể xảy ra trên thị trường chứng khoán Việt tuần này
Theo một số chuyên gia, thị trường chứng khoán tuần này sẽ tiếp tục có diễn biến giằng co, điều chỉnh tích lũy trong những phiên đầu tuần. Chỉ số có khả năng sẽ có sự hồi phục trở lại về cuối tuần.
VN-Index chững lại sau khi vượt đỉnh lịch sử
Sự hưng phấn sau thời khắc VN-Index vượt đỉnh lịch sử đang có sự chững lại trong tuần qua. VN-Index phải trải qua những phiên giao dịch giằng co và không thể giữ được mạch tăng liên tiếp của mình. Đóng cửa tuần giao dịch từ ngày 5/4 đến ngày 9/4, VN-Index tăng 7,21 điểm ( 0,59%) lên mốc 1.231,66 điểm với thanh khoản đạt 82.952 tỷ đông. Trong khi đó, chỉ số HN-Index giảm nhẹ 1,1 điểm (-0,37%) xuống mức 293,79 điểm với thanh khoản đạt 14.777 tỷ đông.
Dòng tiền có sự phân hóa rõ nét nhưng nhìn chung, sắc xanh vẫn chiếm ưu thế trên các nhóm ngành. Có tổng cộng 12/18 nhóm ngành tăng giá trong tuần qua, trong đó đứng đầu là ngành Công nghệ thông tin với các mã tiêu biểu như: SAM ( 8,18%), ELC ( 4,36%), SRA ( 4,26%) và FPT ( 2,88%). Đứng ở vị trí thứ hai là ngành Ô tô và phụ tùng ( 2,76%) với các mã nổi bật như: TMT ( 13,84%), TCH ( 9,09%) và HAX ( 6,54%. Ở vị trí tiếp theo là ngành Bảo hiểm với các mã: MIG ( 3,92%), PVI ( 3,36%), VNR ( 2,50%) và BVH ( 0,97%).
VN-Index chững lại sau khi vượt đỉnh lịch sử (Ảnh minh họa: KT)
Giao dịch các nhà đầu tư nước ngoài tương đối trung lập trong 4 phiên giao dịch đầu tuần nhưng bất ngờ, phiên cuối tuần họ mua ròng đến hơn 2.300 tỷ đồng trên HSX. Trong đó, phần lớn đến từ giao dịch thỏa thuận cổ phiếu VHM. Lũy kế cả tuần, khối ngoại mua ròng 2.327 tỷ đồng trên cả hai sàn, trong đó, mua nhiều nhất VHM ( 2.320 tỷ đồng), VRE ( 340,36 tỷ đồng) và HPG ( 282,45 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng nhiều nhất CTG (-758,80 tỷ đồng), VNM (-179,40 tỷ đồng) và BID (-127,57 tỷ đồng).
Theo các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến Thiết (VNCSI), VN-Index kết tuần bằng một cây nến Doji Star trên biểu đô ngày cho thấy, trạng thái tâm lý yếu ớt ở cả bên mua và bên bán trong ngắn hạn. Đối với bên mua, vùng giá cao của nhiều cổ phiếu đang khiến lực mua trở nên chùn tay, còn về phía bên bán họ cũng chưa tìm được lý do đủ thuyết phục để khiến thị trường giảm sâu. Nhìn chung, sau hai phiên giảm nhẹ, xu hướng tăng ngắn hạn của VN-Index vẫn được giữ nguyên. Có chăng chỉ báo nhanh Stochastic đã bắt đầu chuyển sang dấu hiệu tiêu cực.
“Dựa theo tín hiệu của đường Fibonacci mở rộng, chúng tôi cho rằng mức kháng cự tiếp theo của VN-Index là mốc 1.255 điểm, được đo bằng 61,8% giá trị của sóng tăng từ tháng 8/2020 đến tháng 1/2021″, VNCSI nhận định.
Video đang HOT
Chuyên gia của VNCSI cho rằng, cả hai phiên giảm gần đây, biên độ giảm điểm không lớn cho thấy áp lực bán hiện tại là tương đối thấp và đơn giản đây chỉ là dòng tiền chốt lời của các nhà đầu tư lướt sóng. Giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang ủng hộ cho xu hướng thị trường khi dấu hiệu mua ròng của họ đang ngày càng rõ nét.
“Chúng tôi vẫn giữ sự lạc quan về xu hướng ngắn hạn của thị trường, những phiên giảm điểm gần đây chỉ là sự điều chỉnh kỹ thuật và kỳ vọng trong tuần giao dịch tới VN-Index có thể quay lại những phiên tăng điểm. Việc lựa chọn cổ phiếu nên ưu tiên những có kết quả kinh doanh khả quan trong quý 1 để đón đầu trước thời điểm công bố báo cáo tài chính”, chuyên gia của VNCSI nêu quan điểm.
Biến động mạnh có thể xảy ra
Còn theo nhóm phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), thị trường chứng khoán có tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp với mức tăng nhẹ và thanh khoản tiếp tục ở mức cao cho thấy dòng tiền vẫn còn xoay vòng trong thị trường, chưa có dấu hiệu rút ra thực sự. Thị trường giao dịch 5 phiên với biên độ trong khoảng 1.230-1.245 điểm và kết tuần vẫn giữ được ngưỡng 1.230 điểm nên tình hình hiện tại vẫn đang nghiêng về trung tính, chưa rõ thị trường sẽ bứt phá theo hướng nào.
“Trên góc độ sóng elliot, VN-Index đã đi gần hết sóng tăng 5 với target 1.250 – điểm và thời gian hoàn thành sóng trong nửa đầu tháng 4/2021. Nên tuần giao dịch tiếp theo sẽ là thời điểm quan trọng để xác nhận thị trường sẽ nối dài sóng 5 lên các ngưỡng cao hơn hay sẽ điều chỉnh với sóng a. Tuần tới cũng là tuần đáo hạn của hợp đồng tương lai VN30 tháng 4/2021 nên khả năng có biến động mạnh có thể xảy ra, nhà đầu tư cần chú ý điều này”, chuyên gia của SHS cho hay.
Nếu kết thúc tuần 12/4-16/4, VN-Index không thể đóng cửa trên ngưỡng 1.250 điểm thì có khả năng thị trường sẽ bước vào sóng điều chỉnh a với target gần nhất 1.125 – điểm (fibonacci retracement 50% sóng tăng 5).
“Nhà đầu tư trung hạn đã mua vào trước Tết và nhà đầu tư ngắn hạn đã mua vào trong phiên 24/3, 25/3, 26/3 quan sát diễn biến thị trường, canh chốt lời dần nếu VN-Index chạm tới ngưỡng 1.250 điểm trong phiên hoặc canh bán ra nếu VN-Index đóng cửa dưới ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm (MA20) xác nhận sóng tăng 5 kết thúc”, chuyên gia của SHS lưu ý.
Ông Trần Xuân Bách, Phụ trách mảng phân tích thị trường Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo, thị trường chứng khoán tuần này sẽ tiếp tục có diễn biến giằng co, điều chỉnh tích lũy trong những phiên đầu tuần. Chỉ số có khả năng sẽ có sự hồi phục trở lại về cuối tuần.
Thị trường chứng khoán tuần này sẽ tiếp tục có diễn biến giằng co, điều chỉnh tích lũy trong những phiên đầu tuần (Nguồn: BVSC)
“Tuần này, thị trường sẽ tiếp tục diễn biến theo hướng giằng co với sự phân hóa mạnh theo thông tin kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể. VN-Index sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ vùng 1.225-1.230 điểm trong những phiên đầu tuần. Vào giữa tuần, thị trường có thể sẽ có biến động mạnh khi hoạt động đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 04/2021 diễn ra”, ông Trần Xuân Bách dự báo.
Theo chuyên gia của BVSC, dòng tiền nội vẫn là động lực chính hỗ trợ cho diễn biến thị trường trong giai đoạn này. Dòng cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là các cổ phiếu dẫn dắt sẽ luân phiên tăng điểm để hỗ trợ thị trường. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ nhiều khả năng sẽ có diễn biến sôi động trở lại trong tuần tới.
“Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục ở mức 65-80% cổ phiếu. Có thể xem xét bán giảm tỷ trọng các vị thế ngắn hạn nếu chỉ số xuyên thủng vùng hỗ trợ 1.225-1.230 điểm. Các nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể canh bán trading giảm tỷ trọng các vị thế ngắn hạn khi thị trường tiếp cận vùng kháng cự 1.250-1.265 điểm”, ông Trần Xuân Bách khuyến nghị./.
Phái sinh: Các hợp đồng giảm kịch biên độ vì Covid-19
Cùng chung xu hướng với chỉ số cơ sở, các hợp đồng tương lại cũng giảm rất mạnh. Áp lực điều chỉnh vẫn hiện hữu và thông tin về Covid-19 bùng phát lại là nguyên nhân chính khiến các thị trường giảm sâu. Thanh khoản phái sinh cũng giảm vì nhà đầu tư thận trọng hơn.
Thông tin về các ca nhiễm Covid-19 mới ảnh hưởng tiêu cực tới vận động của cơ sở. Thị trường tương lai cũng phản ánh tương tự khi bên Short đẩy mạnh vị thế và chiếm ưu thế hoàn toàn trong phiên 28/01.
VN30F2102 đóng cửa tại mức giá sàn (-75,7 điểm). Đây cũng là trạng thái của toàn bộ các hợp đồng còn lại, khoảng cách chênh lệch của các hợp đồng trở nên phân hóa nhưng không chênh nhiều với cơ sở. Khoảng cách chênh lệch âm của hợp đồng tháng 2 hiện đạt -4,25 điểm.
Việc thiếu vắng lệnh Long từ sớm khiến thanh khoản chỉ ở mức thấp với hơn 156.334 hợp đồng (so với quy mô trên 200 nghìn đơn vị trong 2 phiên gần nhất). Giá trị giao dịch đạt 16.133 tỷ đồng. Khối lượng mở không thay đổi nhiều so với phiên liền trước, đạt 34.830 hợp đồng.
Trên thị trường cơ sở, thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên giảm lịch sử về điểm số và biên độ. Thông tin có các ca nhiễm mới trong cộng đồng ở Hải Dương là nguyên nhân chính tác động đến tâm lý nhà đầu tư trong phiên 28/1.
Chỉ số VN-Index giảm 73,23 điểm (-6,67%) về còn 1.023,94 điểm; chỉ số VN30 giảm 72,88 điểm (-6,73%) về còn 1.010,75 điểm. Trên HOSE chỉ có 19 mã tăng, còn nhóm VN30 ghi nhận 28 mã dư bán sàn vào cuối phiên; EIB là cổ phiếu duy nhất trong nhóm tăng 2,3%.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX và chỉ số HNX30 giảm 8,03% và 8,2%; riêng chỉ số UPCoM giảm 7,17%. Nhìn chung, áp lực bán giá thấp quyết liệt diễn ra trên toàn sàn và rất hiếm hoi có cổ phiếu nào đi ngược thị trường chung.
Giá trị giao dịch trên HOSE không thay đổi nhiều so với phiên trước, đạt khoảng 15.651 tỷ đồng. Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng lên 495 tỷ đồng trên sàn này.
Theo SSI Research, chỉ số VN30 giảm 6,73% với khối lượng giao dịch tăng lên 17% nên tín hiệu vẫn còn nhiều tiêu cực. Xu hướng ngắn hạn của chỉ số đã chuyển sang trung tính và vùng hỗ trợ tiếp theo của chỉ số nằm tại vùng 1.000 - 950 điểm.
Thị trường chứng khoán năm 2021: Tăng trưởng về chất nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro Việt Nam nhiều khả năng sẽ thu hút được thêm dòng vốn ngoại vào thị trường chứng khoán để đón đầu xu thế nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam năm 2021 vẫn giữ được đà tăng trưởng song cũng tiếp tục chịu nhiều...