Biển Đông: Lý do Trung Quốc triển khai ‘Vùng xám’

Theo dõi VGT trên

Bắc Kinh vừa muốn thay thế Washington, vừa không muốn làm thay đổi mạnh mẽ trật tự khu vực theo hớng bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế.

Sự trỗi dậy của lực lượng cảnh sát biển (hải cảnh) cũng như dân quân biển Trung Quốc (TQ), nhất là tại các vùng biển tranh chấp, cho thấy nước này đang áp dụng một cách tiếp cận mới trong vấn đề tranh chấp hàng hải.

TQ muốn đẩy Mỹ nhưng không gây chiến

Các hành vi gây hấn ngày càng gia tăng của Bắc Kinh ở biển Đông nói chung và bên trong Chuỗi đảo thứ nhất nói riêng cho thấy TQ đang chuyển đổi tư duy chiến lược với mong muốn trở thành cường quốc biển thực thụ ở khu vực. Thay thế vị trí thống trị về mặt địa chiến lược của Mỹ là mục tiêu, song có những yếu tố hạn chế mà TQ phải chú ý.

Thứ nhất, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế khiến cho TQ không thể phá vỡ hoàn toàn cấu trúc an ninh truyền thống ở khu vực. Làm như vậy sẽ khiến cho mục tiêu quan trọng của TQ – một môi trường hòa bình để phát triển – bị đe dọa. Phát triển thịnh vượng trong một môi trường thuận lợi luôn là mục tiêu đối ngoại hàng đầu.

Thứ hai, trong ngắn hạn, bản thân TQ nhận thấy sức mạnh về mặt quân sự của mình, đặc biệt là về hải quân, chưa thể so sánh với Mỹ. Đối đầu trực diện với Mỹ về mặt hải quân sẽ là một lựa chọn chiến lược sai lầm. Hải quân TQ trong ngắn hạn sẽ vẫn dựa trên học thuyết phi đối xứng và phòng thủ chủ động. Đi kèm với đó là một chương trình hiện đại hóa tương xứng nhưng tham vọng.

Nói cách khác, TQ vừa mong muốn dần dần thay thế Mỹ như một cường quốc biển ở Tây Thái Bình Dương, vừa không muốn sự trỗi dậy của mình phá vỡ hệ thống trật tự quốc tế vốn giúp TQ trở nên thịnh vượng trong suốt 40 năm qua.

Biển Đông: Lý do Trung Quốc triển khai 'Vùng xám' - Hình 1

Tàu chiến và máy bay chiến đấu Trung Quốc tập trận ở biển Đông. Ảnh: REUTERS

“Vùng xám” là một giải pháp

TQ vừa muốn thay thế Mỹ, vừa không muốn làm thay đổi mạnh mẽ trật tự khu vực theo hướng bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế. Vậy làm như thế nào để có thể kiểm soát một cách hiệu quả các khu vực biển trong Chuỗi đảo thứ nhất (biển Đông và Hoa Đông), lại vừa không gây leo thang căng thẳng tới mức xung đột có thể xảy ra? Câu trả lời khả dĩ chính là thực thi chính sách “Vùng xám”.

“Vùng xám” có nghĩa đen như là một thứ gì đó “mập mờ” và khó có thể định nghĩa. Một số tính chất của hệ thống chính sách này có thể được đề cập bao gồm: (1) sử dụng các lực lượng phi quân sự nhằm duy trì căng thẳng ở một mức độ nhất định, khống chế để căng thẳng không biến thành xung đột; (2) các chính sách được tiến hành từ từ, tiệm tiến và không vội vàng và (3) là tổng hòa của nhiều hệ thống chính sách khác nhau, từ kinh tế, chính trị, pháp lý cho tới quân sự.

Video đang HOT

Biển Đông: Lý do Trung Quốc triển khai 'Vùng xám' - Hình 2

Quan sát hành vi hung hăng của TQ từ năm 2009 cho tới nay, nhiều nhà phân tích đã nhấn mạnh thuật ngữ “Vùng xám” để ám chỉ hệ thống các chính sách mà Bắc Kinh đang sử dụng nhằm tăng cường sự kiểm soát của mình tại các khu vực tranh chấp trên biển. Việc sử dụng hải cảnh hay dân quân biển chỉ là một phần trong các chính sách đó mà thôi.

ThS NGUYỄN THẾ PHƯƠNG

Nói một cách khác, hệ thống chính sách “Vùng xám” mà TQ áp dụng hiện nay có thể được gọi với cái tên “chiến lược tiệm tiến cưỡng bức” và là một cách tiếp cận tổng thể nhằm giúp TQ kiểm soát hiệu quả lãnh thổ với mức độ tổn thất thấp nhất có thể tới vị thế, hệ thống trật tự khu vực và sự phát triển kinh tế của TQ.

Có thể thấy rõ các công cụ mà TQ sử dụng để thực hiện hóa chính sách này, kể từ năm 2009 cho tới nay. Nổi bật nhất có lẽ là việc TQ tuyên bố đường lưỡi bò nhưng lại chưa bao giờ công khai hoặc đưa ra tuyên bố chính thức nào về tính pháp lý của đường này. Điều này gây ra một sự mơ hồ rất lớn, khiến các quốc gia liên quan khó tìm ra cách đối phó phù hợp.

Cùng với đường lưỡi bò, từ năm 2009 TQ cũng đã phát động một “chiến dịch” lớn nhằm tìm mọi cách đưa ra các bằng chứng lịch sử để bảo vệ tính “chính danh” của đường lưỡi bò. Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn từ chối tham gia vào các quá trình công pháp quốc tế để làm rõ tính chất pháp lý của yêu sách phi pháp này.

Bên cạnh đưa ra cách diễn giải riêng về lịch sử và pháp lý, TQ tăng cường hiện diện trên thực địa thông qua xây dựng hạm đội hải cảnh, cùng với một lực lượng dân quân biểnđông đảo. Các lực lượng bán quân sự như trên rất phù hợp với triết lý của “Vùng xám”: gây ra đủ căng thẳng, bảo vệ được sự hiện diện của TQ nhưng lại không đẩy căng thẳng lên mức độ xung đột nóng. Sự kiện HD-981 là minh chứng rõ ràng cho điểm này.

Cuối cùng chính là việc TQ tiến hành mở rộng và cải tạo các điểm đảo, bãi đá mà nước này chiếm đóng trái phép tại Hoàng Sa. Hành động này đã được thực hiện mà không có bất cứ sự can thiệp thực chất nào trên thực địa. Bắc Kinh đã tận dụng được sự mập mờ và chậm chạp trong đối phó về mặt pháp lý lẫn chính sách của cả Mỹ và các bên tranh chấp để tạo dựng lợi thế riêng của mình tại biển Đông.

Việt Nam đã làm gì để đối phó với “Vùng xám”?

Bản chất của chiến lược “Vùng xám” có thể gói gọn trong hai thành tố: Tiệm tiến và cưỡng bức. Vậy Việt Nam có thể làm gì? Đó là ngăn chặn TQ đạt được mục tiêu gặm nhấm và kiểm soát lãnh thổ một cách tiệm tiến thông qua nhiều biện pháp khác nhau. Thứ nhất, chính là tăng cường năng lực kiểm soát các vùng biển chủ quyền thông qua tăng cường xây dựng lực lượng cảnh sát biển của riêng Việt Nam, đồng thời với đó là tăng cường hiện đại hóa hải quân.

Thứ hai, không thể đứng một mình. Việt Nam đã và đang triển khai hiệu quả chiến lược cân bằng chủ động thông qua tăng cường hợp tác an ninh hàng hải với các cường quốc khu vực (đặc biệt là Mỹ). Cùng với đó là các cố gắng của Việt Nam nhằm gia tăng đoàn kết nội khối trong ASEAN. Cuối cùng chính là tăng cường nội lực. Nếu không có đủ tiềm lực kinh tế và tài chính thì quá trình đầu tư cho các lực lượng an ninh biển và gia tăng vị thế quốc tế sẽ mất đi hiệu lực vốn có của nó.

Theo PL

Các nước tăng cường sức mạnh cảnh sát biển đối phó Trung Quốc trên Biển Đông

Nhiều quốc gia quanh khu vực Biển Đông gần đây đã đầu tư phát triển sức mạnh của lực lượng cảnh sát biển để đối phó với những động thái ngày càng cứng rắn của Trung Quốc tại vùng biển này.

Các nước tăng cường sức mạnh cảnh sát biển đối phó Trung Quốc trên Biển Đông - Hình 1

Tàu BRP Malabrigo của Lực lượng Cảnh sát biển Philippines. (Ảnh: Wikipedia)

Hải quân các nước Đông Nam Á đang tăng cường sức mạnh quân sự trên nhiều mặt để đối phó với các vụ việc căng thẳng trên Biển Đông và bảo quyền chủ quyền lãnh hải trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng các động thái bành trướng tại vùng biển này.

Nhiều nước trong khu vực đã mua sắm các tàu mới với quy mô lớn hơn. Trước đây, lực lượng hải quân của các nước phần lớn chỉ sử dụng các tàu tuần tra và tàu tấn công nhanh để triển khai cho các chiến dịch ven biển. Còn bây giờ, các lực lượng hải quân đều trang bị các tàu chiến có tầm hoạt động xa hơn, kích cỡ lớn hơn, thông thường là các tàu hộ vệ hoặc tuần dương.

Nhiều lực lượng hải quân trong khu vực cũng trang bị các tàu mới cho các hoạt động tác chiến xa bờ. Singapore đã tự thiết kế và đóng mới 4 tàu đổ bộ lớp Endurance, đồng thời đóng thêm một tàu cũng thuộc lớp này cho hải quân Thái Lan. Indonesia và Philippines cũng đều mua các tàu đổ bộ lớp Makassar do Hàn Quốc thiết kế, trong khi Thái Lan đang vận hành tàu sân bay duy nhất ở Đông Nam Á.

Ngoài các tàu nổi, nhiều nước trong khu vực cũng trang bị các tàu ngầm cho lực lượng hải quân. Nếu như cách đây 15-20 năm, một số nước chưa từng sở hữu bất kỳ tàu ngầm nào thì nay, họ đã vận hành hoặc đặt mua số lượng tàu ngầm đáng kể.

Mặc dù xu hướng tăng cường sức mạnh của lực lượng hải quân các nước tại và xung quanh khu vực Biển Đông gây chú ý trong những năm gần đây, song lực lượng cảnh sát biển cũng được đánh giá đóng vai trò quan trọng không kém và được các nước đẩy mạnh phát triển. Lực lượng "tàu trắng" này ngày càng được các nước triển khai nhiều trong hoạt động thực thi quyền hàng hải, đặc biệt tại các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Các cuộc tuần tra của các lực lượng cảnh sát biển được tiến hành thường xuyên hơn và trong một số trường hợp trở nên cứng rắn hơn.

Các lực lượng cảnh sát biển ngày càng thể hiện rõ vai trò như lực lượng "ủy nhiệm" của lực lượng hải quân các nước trong việc thực thi tuyên bố chủ quyền trên biển, đặc biệt tại Biển Đông. Lực lượng cảnh sát biển cũng được sử dụng để phục vụ cho các tính toán an ninh của các nước trong khu vực.

Các tàu cảnh sát biển Trung Quốc từng va chạm với các tàu đánh cá của Việt Nam và Philippines, thậm chí tìm cách ngăn cản và đe dọa tàu BRP Benguet của Philippines tiến hành hoạt động tiếp tế trên Biển Đông.

Hạm đội "tàu trắng"

Các nước tăng cường sức mạnh cảnh sát biển đối phó Trung Quốc trên Biển Đông - Hình 2

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc ngăn cản hoạt động của một tàu Philippines trên Biển Đông năm 2014. (Ảnh: AFP)

Theo Asia Times, Trung Quốc hiện sở hữu lực lượng cảnh sát biển hùng hậu nhất trên Biển Đông. Mãi cho tới gần đây, Trung Quốc vẫn vận hành 5 lực lượng hàng hải dân sự chính là Giám sát Hàng hải Trung Quốc (CMS), Tuần tra Biên giới, Tư lệnh Chấp pháp Ngư nghiệp, Hải quan và Cục An toàn Hàng hải (MSA). Nhiều lực lượng hoạt động chồng chéo nhau và cạnh tranh nhau cả về sứ mệnh triển khai cũng như nguồn kinh phí.

Tới năm 2013, 4 trong số 5 lực lượng trên được hợp nhất thành Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG). CCG hiện vận hành hơn 100 tàu tuần tra, trong đó có các tàu tuần tra Type-218 dài 41m, mỗi tàu được trang bị hai súng máy 14,5mm. Năm 2007, hải quân Trung Quốc đã chuyển 2 tàu hộ vệ Type 053H 1.700 tấn cho CCG và đây cũng là những tàu lớn nhất của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc vào thời điểm đó.

Năm 2016, Trung Quốc đóng tiếp hai tàu "quái thú" 12.000 tấn cho CCG, sau đó triển khai một tàu tại biển Hoa Đông và một tàu ở Biển Đông. Đây cũng là những tàu cảnh sát biển lớn nhất của Trung Quốc hiện nay.

Một số nước trong khu vực, trong đó có Malaysia và Philippines, cũng trang bị thêm các tàu mới và uy lực hơn cho lực lượng cảnh sát biển. Philippines gần đây đã tiếp nhận 10 tàu tuần tra dài 44m từ Nhật Bản.

Trong những năm gần đây, lực lượng cảnh sát biển thường được triển khai để bảo đảm quyền của các nước trong vùng đặc quyền kinh tế, đặc biệt là quyền đánh bắt cá. Trong bối cảnh các tuyên bố về vùng đặc quyền kinh tế trên Biển Đông có xu hướng gia tăng căng thẳng trong những năm vừa qua, lực lượng cảnh sát biển ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với các quốc gia ven biển.

Sau khi thành lập lực lượng cảnh sát biển thống nhất, Trung Quốc được cho là sẽ có xu hướng sử dụng các tàu thuộc lực lượng này để đẩy mạnh yêu sách trên Biển Đông. Ngoài ra, các chương trình xây dựng và quân sự hóa trái phép các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trên Biển Đông có thể cho phép Bắc Kinh triển khai thêm các tàu của lực lượng cảnh sát biển tới vùng biển này.

Một trong những lợi thế của việc triển khai lực lượng cảnh sát biển trong các hoạt động bảo vệ chủ quyền là lực lượng này được trang bị vũ khí hạng nhẹ, thông thường chỉ có pháo cỡ nhỏ hoặc súng máy. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra xung đột thảm họa trên Biển Đông.

Tuy nhiên, nếu các vụ xung đột xảy ra nhiều hơn hoặc mức độ nguy hiểm gia tăng, chúng có thể leo thang thành các vụ việc căng thẳng có sự tham gia của cả lực lượng hải quân. Những động thái có thể làm gia tăng nguy cơ xung đột như sử dụng tàu cảnh sát biển để đánh chìm tàu thương mại, gây ra thương vong lớn, hay triển khai tàu cảnh sát biển để vận chuyển lực lượng từ các căn cứ trên Biển Đông, hoặc ngăn chặn khai thác dầu khí tại các khu vực tranh chấp, từ đó vấp phải hành động phản kháng có vũ trang.

Thành Đạt

Theo Dantri/ Asia Times

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Dự đoán của nhà tiên tri mù Vanga về thế giới năm 2025 thành sự thậtDự đoán của nhà tiên tri mù Vanga về thế giới năm 2025 thành sự thật
hôm qua
23 bang kiện chính quyền Tổng thống Trump23 bang kiện chính quyền Tổng thống Trump
20 giờ trước
Ông Trump chính thức ký lệnh đánh thuế lên toàn cầuÔng Trump chính thức ký lệnh đánh thuế lên toàn cầu
20 giờ trước
Động đất tại Myanmar: Quân đội Myanmar công bố ngừng bắn tạm thờiĐộng đất tại Myanmar: Quân đội Myanmar công bố ngừng bắn tạm thời
hôm qua
Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở MyanmarNgười đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar
hôm qua
Nhà Trắng "chơi khăm" phóng viên ngày Cá tháng TưNhà Trắng "chơi khăm" phóng viên ngày Cá tháng Tư
hôm qua
Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc chỉ trích Mỹ vi phạm nghiêm trọng các quy tắc của WTOChính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc chỉ trích Mỹ vi phạm nghiêm trọng các quy tắc của WTO
5 giờ trước
Ông Trump ở đâu trong bản đồ tỉ phú Forbes?Ông Trump ở đâu trong bản đồ tỉ phú Forbes?
hôm qua

Tin đang nóng

Lần đầu tiên đi khách sạn, bạn trai U40 hỏi một câu khiến cô gái điếng ngườiLần đầu tiên đi khách sạn, bạn trai U40 hỏi một câu khiến cô gái điếng người
6 giờ trước
Nóng: Phạm Thoại xin lỗi sau khi công bố kết quả kiểm toán hơn 14 tỷ tiền từ thiệnNóng: Phạm Thoại xin lỗi sau khi công bố kết quả kiểm toán hơn 14 tỷ tiền từ thiện
1 giờ trước
Anh trai vừa dẫn bạn gái về nhà ra mắt, bố mẹ tôi đã giục cưới vội vì lý do nàyAnh trai vừa dẫn bạn gái về nhà ra mắt, bố mẹ tôi đã giục cưới vội vì lý do này
5 giờ trước
Phạm nhân trốn trại viện lý do vợ có đơn ly hôn, mẹ bị tai biến nhẹPhạm nhân trốn trại viện lý do vợ có đơn ly hôn, mẹ bị tai biến nhẹ
3 giờ trước
Kim Soo Hyun hứng gạch đá vì 1 chi tiết nghi lươn lẹo trong bản "thanh minh" cáo buộc hẹn hò Kim Sae Ron vị thành niênKim Soo Hyun hứng gạch đá vì 1 chi tiết nghi lươn lẹo trong bản "thanh minh" cáo buộc hẹn hò Kim Sae Ron vị thành niên
4 giờ trước
15 giây chứng tỏ đẳng cấp nhan sắc của đệ nhất mỹ nhân cổ trang Trung Quốc hiện tại: 10 năm trước đã đẹp nao lòng15 giây chứng tỏ đẳng cấp nhan sắc của đệ nhất mỹ nhân cổ trang Trung Quốc hiện tại: 10 năm trước đã đẹp nao lòng
4 giờ trước
Sulli - Kim Sae Ron - Goo Hara lộ điểm trùng hợp bất ngờ liên quan tới 1 nhân vật mớiSulli - Kim Sae Ron - Goo Hara lộ điểm trùng hợp bất ngờ liên quan tới 1 nhân vật mới
3 giờ trước
Nóng: Tìm thấy thi thể Hoa hậu Du lịch 2018 sau thảm họa động đất tại MyanmarNóng: Tìm thấy thi thể Hoa hậu Du lịch 2018 sau thảm họa động đất tại Myanmar
4 giờ trước

Tin mới nhất

Trước giờ công bố phán quyết luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Trước giờ công bố phán quyết luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

48 phút trước
Cảnh sát đã phong tỏa khu vực ngoại vi của Tòa án Hiến pháp bằng xe cảnh sát để ngăn chặn người biểu tình xâm nhập và điều động các đơn vị tác chiến đặc biệt gần tòa án.
Tổng thống Trump sa thải hàng loạt quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia

Tổng thống Trump sa thải hàng loạt quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia

53 phút trước
Đợt sa thải này nhắm vào những quan chức có quan điểm can thiệp quá mức, không phù hợp với đường lối của các đồng minh thân cận với Tổng thống Trump.
Hàn Quốc nâng mức cảnh báo an ninh cao nhất trong ngày phán quyết về Tổng thống Yoon Suk Yeol

Hàn Quốc nâng mức cảnh báo an ninh cao nhất trong ngày phán quyết về Tổng thống Yoon Suk Yeol

56 phút trước
Theo Hiến pháp Hàn Quốc, để tiến hành luận tội tổng thống, Tòa án Hiến pháp cần có sự chấp thuận của ít nhất 6 thẩm phán. Hiện nay, Tòa án Hiến pháp đang có 8 thẩm phán đương nhiệm.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chính thức bị bãi nhiệm sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chính thức bị bãi nhiệm sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp

1 giờ trước
Nhóm luật sư của ông Yoon trước đó thông báo vị Tổng thống mới bị bãi nhiệm sẽ không có mặt tại phiên tòa để nghe phán quyết vì những cân nhắc về vấn đề an ninh.
Gần 100.000 người đăng ký 20 ghế theo dõi phiên tòa luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol

Gần 100.000 người đăng ký 20 ghế theo dõi phiên tòa luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol

1 giờ trước
Tòa án Hiến pháp sẽ chọn ngẫu nhiên người tham dự bằng hình thức rút thăm điện tử. Người trúng tuyển sẽ nhận được tin nhắn văn bản kèm hướng dẫn chi tiết.
Israel tuyên bố bước vào 'giai đoạn mới' ở Gaza

Israel tuyên bố bước vào 'giai đoạn mới' ở Gaza

1 giờ trước
Theo số liệu của Israel, 250 người đã thiệt mạng trong hàng trăm cuộc không kích của IDF vào Gaza kể từ ngày 18/3. Tuy nhiên, giới chức y tế tại Gaza cho biết con số này lên tới hơn 1.160 người.
Thâm hụt thương mại tháng 2 của Mỹ thu hẹp

Thâm hụt thương mại tháng 2 của Mỹ thu hẹp

1 giờ trước
Nguyên nhân của điều này được lý giải là do các doanh nghiệp Mỹ đã gấp rút nhập khẩu trước khi mức thuế quan mới của ông Trump chính thức có hiệu lực.
Trung Quốc sẽ hành động như thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ?

Trung Quốc sẽ hành động như thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ?

1 giờ trước
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể tận dụng thời điểm này để gia tăng ảnh hưởng và mở rộng quan hệ đối tác trong khu vực châu Á, nơi nhiều quốc gia đang phản ứng mạnh mẽ với chính sách thuế của Mỹ.
Chính sách thuế của Mỹ: Washington để ngỏ cửa đàm phán với các nước

Chính sách thuế của Mỹ: Washington để ngỏ cửa đàm phán với các nước

2 giờ trước
Với mức thuế đối ứng 34%, Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngay lập tức hủy bỏ các biện pháp thuế quan như vậy, đồng thời tuyên bố sẽ đáp trả song cho biết vẫn duy trì kênh liên lạc với Washington để sớm giải quyết vấn đề này.
Khám phá Hàng Châu: Từ 'Thung lũng Silicon Trung Quốc' đến Trung tâm AI đột phá

Khám phá Hàng Châu: Từ 'Thung lũng Silicon Trung Quốc' đến Trung tâm AI đột phá

2 giờ trước
Đó là những hình ảnh bạn dễ dàng bắt gặp ở Hàng Châu, thành phố có gần 12 triệu người nằm bên bờ biển phía đông của Trung Quốc, được ví như một "Thung lũng Silicon" mới.
Mỹ: Thâm hụt thương mại giảm trước khi áp dụng chính sách thuế mới

Mỹ: Thâm hụt thương mại giảm trước khi áp dụng chính sách thuế mới

3 giờ trước
Những động thái này được dự báo có thể ảnh hưởng đến thương mại của Mỹ, khi các nhà bán lẻ và nhà sản xuất phải điều chỉnh chuỗi cung ứng để tránh chi phí gia tăng.
Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump

3 giờ trước
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã bổ nhiệm tỷ phú Musk làm lãnh đạo DOGE và là nhân viên chính phủ đặc biệt. Đây là vị trí không có thù lao, làm việc không quá 130 ngày.

Có thể bạn quan tâm

Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, tuyệt chủng hơn 120 năm bất ngờ tái xuất: Vẻ ngoài nhỏ bé nhưng rất khỏe và khá "nóng nảy"

Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, tuyệt chủng hơn 120 năm bất ngờ tái xuất: Vẻ ngoài nhỏ bé nhưng rất khỏe và khá "nóng nảy"

Lạ vui

12 phút trước
Xuất hiện lần cuối từ đầu những năm 1900, các nhà khoa họccũng không thể ngờ lại có thể nhìn thấy loài động vật này xuất hiện lại một lần nữa ở năm 2025.
Giám đốc bỏ phố về ngoại ô Hà Nội, dành 6 năm làm khu vườn 3.500m2 'trong mơ'

Giám đốc bỏ phố về ngoại ô Hà Nội, dành 6 năm làm khu vườn 3.500m2 'trong mơ'

Sáng tạo

19 phút trước
Những ngày cuối cùng của tháng 3, khi nắng chiều vừa lên, chị Phương Mai (34 tuổi) cùng 2 con bận rộn thu hoạch những chùm dâu tằm chín rộ trong khu vườn xanh mát ở ngoại ô Hà Nội.
5 gam màu ai cũng mặc hè này

5 gam màu ai cũng mặc hè này

Thời trang

44 phút trước
Màu sắc mới xuất hiện trên bảng màu hè này chính là xanh navy. Nếu nàng đang cần một sự đổi mới, một hình ảnh ấn tượng đặc biệt khác với thường ngày thì sắc xanh mát dịu này chính là gợi ý đáng để cân nhắc.
1 nữ diễn viên bị tịch thu 15kg vàng trong người ngay tại sân bay: Cảnh sát khám xét nhà riêng phát hiện thêm 14 tỷ đồng

1 nữ diễn viên bị tịch thu 15kg vàng trong người ngay tại sân bay: Cảnh sát khám xét nhà riêng phát hiện thêm 14 tỷ đồng

Sao châu á

1 giờ trước
Một nữ diễn viên Ấn Độ bị cảnh sát bắt và tịch thu khối lượng vàng lớn do tình nghi buôn lậu sau khi thực hiện hàng chục chuyến bay đến Dubai trong 1 năm.
Myra Trần ra sao sau những thăng trầm?

Myra Trần ra sao sau những thăng trầm?

Nhạc việt

1 giờ trước
Trở lại đường đua âm nhạc với ca khúc mới, Myra Trần bật mí trong thời gian tới, cô muốn mang đến sự đa dạng, mới mẻ cho khán giả.
NSƯT Bùi Thạc Chuyên nói gì về các tình tiết dễ gây tranh cãi ở "Địa đạo"?

NSƯT Bùi Thạc Chuyên nói gì về các tình tiết dễ gây tranh cãi ở "Địa đạo"?

Hậu trường phim

1 giờ trước
Đạo diễn, NSƯT Bùi Thạc Chuyên đã có những chia sẻ thẳng thắn về những tình tiết dễ gây tranh cãi trong bộ phim mới ra rạp đã gây sốt - Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối .
Hang Sơn Đoòng được bình chọn vào top điểm đến siêu thực

Hang Sơn Đoòng được bình chọn vào top điểm đến siêu thực

Du lịch

1 giờ trước
Hang Sơn Đoòng của Việt Nam tiếp tục khẳng định sức hút khi được tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) bình chọn vào danh sách 9 điểm đến siêu thực trên thế giới
JVevermind: "Mạng xã hội không còn vui nữa", thế ngày xưa thì vui cỡ nào?

JVevermind: "Mạng xã hội không còn vui nữa", thế ngày xưa thì vui cỡ nào?

Netizen

1 giờ trước
Mới đây, JVevermind (JV - tên thật là Trần Đức Việt, sinh năm 1992) bất ngờ comeback với video có tiêu đề: Mạng xã hội không còn vui nữa .
Lý do concert "em gái BLACKPINK" tại TP.HCM ế ẩm, chưa có hạng vé nào sold-out sau 1 tuần mở bán

Lý do concert "em gái BLACKPINK" tại TP.HCM ế ẩm, chưa có hạng vé nào sold-out sau 1 tuần mở bán

Nhạc quốc tế

1 giờ trước
Sau khi vé được mở bán sớm vào ngày 29/3 và mở bán chính thức vào ngày 30/3, tình hình bán vé concert của BABYMONSTER khiến không ít người lo lắng.
Ngọc Trinh quay lại đường cũ: Slay thì ít, sốc thì nhiều!

Ngọc Trinh quay lại đường cũ: Slay thì ít, sốc thì nhiều!

Sao việt

1 giờ trước
Ngọc Trinh vẫn chọn cách tái xuất bằng chiêu bài cũ - và hình tượng nữ hoàng nội y có thể đã trở thành một chiếc áo quá khít, không còn phù hợp với một giai đoạn mới.
Haaland lần đầu lên tiếng sau thảm họa của Man City

Haaland lần đầu lên tiếng sau thảm họa của Man City

Sao thể thao

2 giờ trước
HLV trưởng của Manchester City, Pep Guardiola tiết lộ rằng Erling Haaland có thể bỏ lỡ phần còn lại của mùa giải trong nước sau khi bị thương mắt cá chân trong trận thắng ngược Bournemouth 2-1 ở tứ kết FA Cup.