Biển Đông: ‘Lẽ phải không thuộc về kẻ mạnh’
Cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong nhấn mạnh rằng tranh chấp Biển Đông không thể được giải quyết bằng lập luận ‘ lẽ phải thuộc về kẻ mạnh’.
Nikkei Asian Review ngày 30/5 dẫn lời cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong cho biết, sự trỗi dậy của Trung Quốc đang làm nghiêng cán quân quyền lực ở châu Á, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông.
Phát biểu trong Hội nghị Quốc tế lần thứ 22 về Tương lai Châu Á diễn ra ở Tokyo, ông Goh Chok Tong bày tỏ quan điểm cho rằng các tranh chấp trên Biển Đông đang được thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc tại nhiều nước có tuyên bố, nhưng không thể nào giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ bằng lập luận “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh”.
Cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong. Ảnh Asian Nikkei
Ông Goh, người từng giữ chức Thủ tướng Singapore trong 14 năm, còn đề cập tới các hoạt động cải tạo đất đá quy mô do Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông, bao gồm xây đường băng, bến cảng, và bố trí các khí tài quân sự. Ông cảnh báo rằng, “hậu quả cuối cùng có thể là một Biển Đông bị quân sự hoá nhiều hơn”.
Nhà lãnh đạo lão thành của Singapore khuyến cáo rằng ranh giới giữa các chính sách đối nội và đối ngoại đã bị lu mờ, và cho rằng khích động chủ nghĩa dân tộc có thể tăng khả năng xung đột trên Biển Đông.
Ông khẳng định nên giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS): “Nó cũng có tầm quan trọng sống còn đối với Singapore cũng như sự toàn vẹn của luật pháp quốc tế và các thỏa thuận quốc tế, bao gồm UNCLOS”.
Về bức tranh toàn cảnh, ông Goh cho rằng Mỹ sẽ tiếp tục là một tác nhân có ảnh hưởng lớn nhất trên toàn cầu trong tương lai gần. Nhưng giữa lúc Trung Quốc đang tăng tầm ảnh hưởng và trở nên tự tin hơn, các nước “sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh có tính đến sự cân bằng chiến lược phát triển của Trung Quốc”.
“Sự cạnh tranh giữa các cường quốc là không thể tránh khỏi, nhưng không nước nào muốn lựa chọn ngả về một bên nào, giữa Mỹ và Trung Quốc”, cựu Thủ tướng Singapore nhấn mạnh.
Video đang HOT
Trong khi nói rằng sự ổn định trong khu vực châu Á sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc, ông Goh lưu ý thêm rằng “khu vực này đủ lớn cho tất cả các nước lớn, bao gồm cả Nhật Bản, để tồn tại một cách hòa bình và giải quyết các vấn đề của họ một cách xây dựng mà không tăng căng thẳng.”
Cựu nhà lãnh đạo Singapore nhấn mạnh rằng các hiệp định thương mại như TPP sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp lớn hơn nữa giữa các nền kinh tế trong khu vực và việc gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế sẽ giúp nuôi dưỡng một tầm nhìn chung và triển vọng trong khu vực.
“Đó là lý do Mỹ thông qua TPP rất quan trọng. Nếu họ có thể làm được điều đó, nó sẽ gửi một thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ rằng Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương và sẽ ở đây”, ông nói thêm.
Hướng tới tương lai, ông Goh báo hiệu rằng RCEP – một FTA giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand – là bước tiếp theo trong hội nhập kinh tế khu vực, sau sự ra mắt của Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015.
Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh Toà án trọng tài quốc tế tại La Haye đang chuẩn bị đưa ra phán quyết về vụ án chính phủ Philippines kiện những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố sẽ không tham gia phiên tòa và bác bỏ phán quyết của toà án quốc tế và tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng thêm trên các đảo và bãi đá trên tuyến hàng hải thương mại quốc tế quan trọng ở khu vực để củng cố yêu sách chủ quyền của mình.
Trong khi đó, Mỹ tiếp tục các hoạt động tuần tra ở vùng biển quốc tế cũng như xung quanh khu vực 12 lý của các thực thể nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh, khẳng định quyền tự do hàng hải.
Washington cũng như các nhà lãnh đạo G7 khác, tại hội nghị ở Nhật Bản tuần trước, đã ra tuyên bố chung ủng hộ lập trường của các nước ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đối thoại đa phương, trên cơ sở luật pháp quốc tế nhằm giải quyết bất đồng một cách hòa bình.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Cựu Thủ tướng Thái xinh đẹp 'khiêu chiến' với chính phủ?
Hai năm sau ngày bị quân đội Thái Lan lật đổ, cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra hôm qua (22/5) đã bất ngờ lên tiếng kêu gọi chính quyền quân sự hãy đẩy nhanh tốc độ đưa đất nước quay trở lại nền dân chủ. Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh một cuộc thăm dò dư luận cho kết quả người dân Thái Lan không hề hạnh phúc hơn thời điểm trước khi xảy ra cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của bà Yingluck.
Cựu Thủ tướng Yingluck
Năm 2014, quân đội Thái Lan đã thực hiện cuộc đảo chính thứ 12 kể từ khi đất nước họ trở thành một nước quân chủ lập hiến năm 1932. "Đó là ngày mà các quyền và sự tự do của người dân đã bị cướp đi", bà Yingluck gay gắt chỉ trích.
"Tôi chỉ có thể hy vọng rằng, (NCPO) chính quyền quân sự nhớ những gì họ đã cam kết với nhân dân... Tôi đang ngày càng lo ngại bởi cho đến thời điểm này người dân vẫn phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế, sự nghèo đói và các vấn đề xã hội nghiêm trọng, trong đó có việc sử dụng ma túy".
Một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp mới do chính quyền quân sự phác thảo sẽ được tiến hành vào ngày 7/8 tới và chính phủ cam kết sẽ tổ chức bầu cử vào năm 2017.
Bà Yingluck vẫn đang phải chịu sự xét xử tại Tòa án Tối cáo vì cáo buộc tham nhũng xuất phát từ một chương trình trợ cấp giá cáo mà bà thực thi khi đang cầm quyền. Nếu bị buộc tội, bà có thể phải ngồi tù đến một thập kỷ.
Một lãnh đạo thay thế cho bà Yingluck vẫn chưa nổi lên. Điều này khiến cho phe đối lập ở Thái Lan khó có thể phát động một chiến dịch kêu gọi không bỏ phiếu cho hiến pháp mới. Hiến pháp này bị cáo buộc sẽ mở đường cho quân đội cầm quyền trong nhiều năm.
Nền chính trị chia rẽ ở Thái Lan hiện tại đang khá trầm lắng sau khi chính quyền quân sự ra lệnh cấm các hoạt động chính trị, tụ tập. Quân đội đã nhanh chóng dập tắt những cuộc biểu tình chống chính quyền quân sự và chống hiến pháp ở thủ đô Baghdad trong thời gian gần đây.
Bất chấp lệnh cấm, khoảng 300 sinh viên và người dân chống chính quyền quân sự hôm qua đã diễu hành từ trường Đại học Thammasat đến Đài tưởng niệm Dân chủ ở thủ đô Bangkok để kỷ niệm ngày chính phủ của bà Yingluck bị lật đổ. Những người biểu tình đã đòi chính quyền quân sự trả lại cho nhân dân nền dân chủ.
Tiến trình hòa giải dân tộc của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha bị chỉ trích là khiến cho tình hình chia rẽ của đất nước trở nên trầm trọng hơn khi loại những người ủng hộ bà Yingluck và anh trai bà - cựu Thủ tướng Thaksin.
Ông Prayuth cam kết sẽ trả lại sự hạnh phúc cho người Thái nhưng một cuộc thăm dò dư luận được công bố hôm Chủ nhật cho thấy, hầu hết người dân không cảm thấy hạnh phúc hơn so với thời kỳ trước khi cuộc đảo chính xảy ra.
Cụ thể, khoảng 43% người dân Thái Lan cảm thấy không hạnh phúc hơn thời kỳ trước đảo chính. 18% trả lời họ cảm thấy buồn hơn bởi tình hình kinh tế khó khăn. Khoảng 38% cho biết, họ thấy hạnh phúc hơn.
Thái Lan đã chìm trong vòng xoáy của các cuộc xung đột chính trị kéo dài dai dẳng suốt từ năm 2006 khi Thủ tướng Thaksin Shinawatra lúc đó bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu. Ông Thaksin chính là anh trai của bà Yingluck. Suốt 9 năm qua, người ta liên tiếp chứng kiến các cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực giữa một bên là thành phần hoàng gia, trung lưu, thành thị chống Thaksin với bên kia là lực lượng người nghèo, nông dân ủng hộ Thaksin. Bà Yingluck lên cầm quyền năm 2011 với tư cách là nữ Thủ tướng đầu tiên của đất nước Thái Lan. Tuy nhiên, chính quyền của bà chỉ ổn định trong được hai năm đầu. Năm 2014, dưới sức chống phá mạnh mẽ của phe đối lập, chính phủ của bà Yingluck cuối cùng cũng sụp đổ.
Phe đối lập luôn cáo buộc cựu nữ Thủ tướng Yingluck là "con rối" trong tay người anh trai quyền lực đang sống lưu vong ở nước ngoài.
Không ai có thể phủ nhận quyền lực, sức ảnh hưởng và uy tín của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra trên chính trường Thái Lan. Dù đã rời ra đất nước trong 10 năm qua nhưng ông Thaksin vẫn là nhân vật có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn ở Thái Lan. Ông này chính là nhân vật trung tâm, là nguồn gốc của những cuộc khủng hoảng chính trị liên tiếp ở Thái Lan trong nhiều năm qua.
Chính trường Thái Lan là nơi chứng kiến cuộc đối đầu gay gắt không khoan nhượng giữa một bên là những người ủng hộ ông Thaksin gọi là phe "áo đỏ" và bên kia là lực lượng chống đối mạnh mẽ cựu Thủ tướng Thaksin gồm thành phần là những người thuộc tầng lớp hoàng gia, trung lưu, thành thị, chủ yếu ở Bangkok và các khu vực phía nam đất nước. Lực lượng này còn được gọi là "áo vàng".
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Chiến dịch giải cứu con trai cựu Thủ tướng Pakistan bị bắt cóc 3 năm Ali Haider Gilani, con trai của cựu Thủ tướng Pakistan Yousuf Raza Gilani, người đã được lực lượng đặc nhiệm Afghanistan và Mỹ bất ngờ giải cứu khỏi các tay súng al-Qaeda ở Afghanistan đã được chào đón nồng nhiệt khi trở về quê hương hôm 11-5, gần 3 năm sau khi bị bắt cóc. Ali Haidar Gilani, con trai cựu Thủ tướng...