Biển Đông làm ‘nóng’ G-7
Việc chủ đề Biển Đông sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) sắp tới cho thấy mối quan tâm tới Biển Đông ngày càng mang tính quốc tế rộng rãi hơn.
Ngoại trưởng các nước G-7 tại hội nghị ở Hiroshima
Bất chấp sự phản ứng của Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản đều khẳng định vấn đề Biển Đông rất quan trọng, vì vậy cần được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh G-7, sẽ diễn ra tại Nhật Bản vào tháng 5 tới. Trước mắt, trong chương trình nghị sự của Hội nghị Ngoại trưởng G-7 vừa khai mạc tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G-7 sắp tới, vấn đề Biển Đông đã được thảo luận bên cạnh những vấn đề cấp bách toàn cầu khác như tình hình Trung Đông, cuộc khủng hoảng người di cư, xung đột ở Ukraine, cuộc chiến chống khủng bố…
Tập hợp 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới gồm Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Italia, Canada và Nhật Bản, G-7 được coi là lực lượng có tiếng nói định hình thế giới, một tổ chức nền tảng của trật tự toàn cầu, định hình các chuẩn mực và nguyên tắc đối với trật tự thế giới. Chính vì thế, việc Hội nghị Ngoại trưởng G-7 lần đầu tiên đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự bên cạnh hàng loạt các vấn đề có tính toàn cầu khác cho thấy tính cấp thiết của vấn đề.
Thực tế cho thấy, một loạt hành động gây căng thẳng gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông đã khiến cho vùng biển này nóng hơn bao giờ hết. Ai cũng đã rõ là việc bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng cơ sở, bố trí tên lửa và máy bay chiến đấu tại khu vực này đều không khớp với những lời tuyên bố trước đó của Bắc Kinh rằng hoạt động của Trung Quốc là nhằm mục đích dân sự. Bà C. Willett, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Các vấn đề chiến lược và đa phương thuộc Vụ Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Mỹ, đã tuyên bố thẳng rằng, đường băng mà Trung Quốc xây dựng là kiểu dùng cho chiến đấu cơ chiến lược chứ không phải dùng cho máy bay chở hàng cứu trợ nhân đạo hoặc thiên tai.
Video đang HOT
Trước mắt, vào khoảng tháng 5, Tòa án trọng tài thường trực LHQ (PCA) sẽ đưa ra phán quyết đối với vụ việc Philippines kiện Trung Quốc vi phạm chủ quyền ở Biển Đông, mà theo các chuyên gia dự đoán kết quả cuối cùng có thể sẽ có lợi đối với Philippines. Nhiều chuyên gia lo ngại Bắc Kinh có khả năng sẽ phản ứng lại bằng việc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông như đã từng làm trên Biển Hoa Đông vào năm 2013. Khi đó, tự do hàng không trên Biển Đông sẽ bị thách thức nghiêm trọng.
Nhìn xa hơn, tự do thông thương hàng hải trên Biển Đông sẽ ra sao khi yêu sách “Đường lưỡi bò” chiếm tới 80% diện tích Biển Đông bị áp đặt trên thực tế bằng sức mạnh? Là những cường quốc kinh tế trên thế giới, Mỹ và Nhật Bản khó có thể chấp nhận điều đó xảy ra, bởi lợi ích của Washington và Tokyo sẽ bị tổn hại khi hàng hóa thông thương qua Biển Đông bị gián đoạn.
Vì thế, đưa được vấn đề Biển Đông ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh G-7 sẽ giúp Mỹ và Nhật Bản triển khai trên thực tế chiến lược ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh muốn làm thay đổi thực trạng theo kiểu “vết dầu loang” để tạo sự đã rồi trên Biển Đông. Nó sẽ là một thông điệp mạnh mẽ khẳng định: “Không một quốc gia nào có thể đơn phương biến các biển và đại dương lân cận thành lãnh thổ của mình”.
Theo_An ninh thủ đô
Thêm Nhật Bản mời gọi, Nga có dửng dưng với G8?
Nhật Bản đã tiến hành thảo luận việc mời Nga tham dự Hội nghị thượng đỉnh Các nước công nghiệp phát triển (G8) do nước này chủ trì năm 2016.
Theo nguồn tin Chính phủ Nhật Bản ngày 18/6, trước những vấn đề được đánh giá là thách thức toàn cầu, đòi hỏi sự hợp tác quốc tế như vấn đề năng lượng, việc tổ chức Hội nghị G8 bao gồm cả Nga là hết sức cần thiết.
Bên cạnh đó, Tokyo cũng muốn nhân cơ hội này thúc đẩy tiến trình đàm phán với Moscow về vấn đề lãnh thổ phương Bắc.
G8 đã biến thành G7 sau khi loại Nga ra khỏi tổ chức này
Một quan chức cấp cao giấu tên của Chính phủ Nhật Bản cho biết Thủ tướng Shinzo Abe cũng đang xem xét việc mời Tổng thống Nga Putin tới thăm Nhật Bản trong năm nay và trực tiếp mời Nga tham dự hội nghị G8 vào năm tới.
Bên cạnh đó, cùng với việc tham gia thảo luận trong khuôn khổ G8, Nhật Bản cũng sẽ để Nga tham gia hội nghị G7 với tư cách quan sát viên.
Nhật Bản hiện lo ngại việc kéo dài mâu thuẫn giữa G7 với Nga trong vấn đề Ukraine sẽ khiến Nga và Trung Quốc tăng cường liên kết, gây ảnh hưởng tới môi trường an ninh của Nhật Bản cũng như việc giải quyết vấn đề tranh chấp vùng lãnh thổ phương Bắc với Moscow.
Như vậy, Nhật Bản là quốc gia thứ hai sau Đức phát tín hiệu mời Nga quay lại G8 dù từ tháng 6 năm ngoái, Đức, Nhật Bản cùng lãnh đạo các nước Mỹ, Canada, Pháp, Anh, Italy tẩy chay hội nghị thượng đỉnh không chính thức của nhóm, được tổ chức tại Sochi-Nga và triệu tập cuộc họp G7 tại Brussels mà không có sự tham gia của Nga.
Nhiều quan chức Đức đã chỉ trích quyết định loại Nga khỏi G8. Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder cũng tuyên bố rằng, quyết định không mời Putin tham dự hội nghị G8 là "một sai lầm" nghiêm trọng của phương Tây. Nga luôn có đối trọng thay thế EU nhưng châu Âu lại không có thay thế nào khác.
Trước tín hiệu của Nhật Bản và Đức, không rõ Nga có thay đổi thái độ hay không bởi đầu tháng 6 này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thản nhiên phủ nhận: "Nga chẳng có quan hệ gì với G7".
"G7 không phải là một tổ chức. Đó là một dạng Câu lạc bộ theo sở thích" - ông Vladimir Putin tuyên bố.
"Về sự hợp tác của chúng tôi (Nga và G7) trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật, sự hợp tác không tốt lắm và nói thực là không có ý nghĩa gì đối với khả năng quốc phòng của Nga, G7 không phải là một tổ chức quốc tế, có quyền kết nạp hay khai trừ các thành viên".
Về vấn đề này, ngay từ khi sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Liên bang, Tổng thống Putin luôn giữ vững quan điểm là ông sẽ không hề tiếc nuối việc các đối tác G7 trừng phạt Nga về vấn đề Ukraine, bằng cách loại Nga ra khỏi nhóm 8 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
An Nhiên(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
G-7 ưu tiên thảo luận về Ukraine và Hy Lạp trong ngày đầu tiên Trong ngày họp đầu tiên (7/6) của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) tại lâu đài Elmau, miền Nam nước Đức, các nhà lãnh đạo G-7 đã tiến hành thảo luận một số chủ đề bao gồm kinh tế; thương mại và các tiêu chuẩn; chính sách an ninh và đối ngoại. Các nhà lãnh đạo G7...