Biển Đông khởi nguồn cho chiến tranh thế giới thứ 3?
Làm thế nào để giải thích tại sao Trung Quốc có nguy cơ khơi mào và lôi kéo Mỹ vào một cuộc chiến tranh lớn vì những hòn đảo không có người ở?
Theo trang mạng NationalInterest ngày 3.7, cuộc đụng độ gần đây ở Biển Đông giữa hải quân Indonesia và lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã “hồi sinh” lợi ích công cộng đối với khu vực. Một số hoan nghênh quyết tâm của Indonesia trong việc bảo vệ lãnh thổ hàng hải hợp pháp của mình. Tuy nhiên, một số vẫn còn tự hỏi về động cơ của Trung Quốc trong kích động xung đột như vậy, bao gồm cả khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam, Malaysia và Philippines.
Điều gì dẫn đến chiến tranh?
Làm thế nào để giải thích tại sao Trung Quốc có nguy cơ khơi mào và lôi kéo Mỹ vào một cuộc chiến tranh lớn vì những hòn đảo không có người ở?
Một số người cho rằng, những cuộc đụng độ trên Biển Đông là để kiểm soát trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn ở vùng biển này. Tuy nhiên, điều này có vẻ như không thực sự thuyết phục. Trong lịch sử hiện đại, các cường quốc hiếm khi tạo ra cuộc chiến tranh lớn nếu chỉ vì nguồn lực kinh tế.
Vậy cuộc chiến nếu có là vì “đường lưỡi bò” của Trung Quốc? Để chắc chắn chúng ta cần phân biệt các phương tiện cách thức và mục đích của tất cả các bên. Cái gọi là “đường lưỡi bò” là một phương tiện mà Trung Quốc sử dụng để biện minh cho mục đích chính sách của mình. Nhưng nó không phải là cái mà Trung Quốc muốn là đạt được để kết thúc trò chơi.
Nhìn lại lịch sử ở thế kỷ XX, Thế chiến I bắt đầu khi Áo-Hungary tuyên chiến và tấn công Serbia. Vì vậy, không có nghĩa là chiến tranh thế giới I đã được gây ra bởi cuộc xâm lược Áo-Hungary? Áo-Hungary đã bắt đầu chiến tranh, nhưng nó chắc chắn không do mình gây ra. Nguyên nhân của chiến tranh là mối quan tâm của các cường quốc về trật tự khu vực phổ biến ở châu Âu và mong muốn của họ để thay đổi nó.
Người Đức (cùng với Áo-Hungary) không thoải mái khi quyền lực chuyển dịch về phía Pháp-Nga (và có thể là người Anh) liên minh. Họ đã nhìn thấy sự xói mòn của sự thống trị của Đức về trật tự châu Âu trong khi tìm kiếm giải pháp để đảo ngược xu hướng. Người Pháp và người Nga đã bị làm nhục trong trật tự chính trị do Đức dẫn trước và cũng đã được tìm kiếm một cách để trừng phạt Đức cùng với các đồng minh.
Tương tự như chiến tranh thế giới I, Thế chiến II bắt đầu với một cuộc xâm lược, khi Hitler xâm lược Ba Lan. Tuy nhiên, Ba Lan không phải là nguyên nhân của sự leo thang đối đầu Anh-Pháp và Đức để dẫn đến một cuộc chiến tranh năm 1939. Thay vào đó, Anh và Pháp đã lo ngại về sự cân bằng chuyển dịch quyền lực hướng có lợi cho Đức và tìm cách ngăn chặn nó từ đi xa hơn theo hướng đó và cuối cùng dẫn đến chiến tranh trên sự sống còn của Ba Lan.
Nhìn một cách đơn giản, trường hợp của Serbia và Ba Lan có điểm chung với Biển Đông và biển Hoa Đông, đều được phục vụ như một địa điểm của sự cạnh tranh quyền lực rất lớn.
Nhưng Biển Đông và biển Hoa Đông cũng như Serbia và Ba Lan chắc chắn không phải là nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh đó.
Video đang HOT
Để hiểu được nguyên nhân của sự cạnh tranh giữa Mỹ-Trung Quốc, người ta cần phải xem lịch sử và hình ảnh chiến lược của khu vực châu Á. Sau thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến II, Mỹ trở thành cường quốc duy nhất thống lĩnh toàn khu vực. Kể từ ngày đó, khu vực này đã đi theo trật tự khu vực do Mỹ đứng đầu. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia trong khu vực đều chấp nhận tính ưu việt của Mỹ.
Như hiện nay, khi Trung Quốc đã thu thập đủ sức mạnh và trở nên đủ mạnh mẽ để phù hợp với vị trí của một siêu cường, (hoặc thậm chí vượt qua Mỹ trong việc triển khai sức mạnh ở châu Á). Trung Quốc muốn có một vai trò lớn hơn trong lãnh đạo khu vực.
Nhà lãnh đạo Singapore Lý Quang Diệu có lần nhận xét, “Không giống như các nước mới nổi khác, Trung Quốc muốn là Trung Quốc và được chấp nhận như vậy, không phải là một thành viên danh dự của phương Tây.” Rõ ràng là từ quan sát của ông Lý có thể thấy rằng Trung Quốc đã thiết lập tầm nhìn của mình để thay thế Mỹ quyết định trật tự khu vực trong khu vực châu Á.
Làm thế nào để Trung Quốc chiếm ghế của Mỹ?
Tuy vậy, khát vọng của Trung Quốc để thống lĩnh trận tự khu vực đã không may gặp những thách thức gay gắt từ Mỹ cũng như các cường quốc khác trong khu vực như Nhật Bản và Ấn Độ.
Sau sự nổi lên của sự quyết đoán của Trung Quốc, Mỹ đã giới thiệu mọt thuật ngữ “xoay trục” (sau này đổi tên là “tái cân bằng”) trong khi đồng minh Nhật Bản cũng đã sửa lại hiến pháp, cho phép Tokyo chủ động hơn cả về chính trị và quân sự ở nước ngoài.
Ấn Độ, về phần mình, giới thiệu một chính sách hướng Đông để tăng cường sức mạnh hải quân của mình nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của Trung Quốc vào Ấn Độ Dương.
Câu hỏi hết sức quan trọng đối với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc là: Làm thế nào Trung Quốc có thể thay thế Mỹ dẫn đầu trật tự khu vực từ châu Á?
Trung Quốc dường như tin rằng trật tự khu vực do Mỹ dẫn đầu được dựa trên trật tự an ninh chính trị của liên minh do Mỹ dẫn đầu gồm gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines và Thái Lan. Hệ thống liên minh này cấp quyền cho Mỹ truy cập tới các căn cứ quân sự để đảm bảo khả năng của Mỹ trong các trường hợp nhanh chóng triển khai sức mạnh của mình trong khu vực khi cuộc khủng hoảng nổ ra.
Nếu không có những cơ sở đó, Mỹ sẽ không thể hoạt động hiệu quả, không thể bảo vệ đồng minh mà sẽ chỉ có ảnh hưởng cận biên trong một cuộc khủng hoảng. Do đó, giảm bớt khả năng của Mỹ để đối phó với một cuộc khủng hoảng trong khu vực có nghĩa là ảnh hưởng của Mỹ trong trận tự khu vực sẽ giảm đi.
Vì vậy, như theo logic, phá vỡ hệ thống liên minh này sẽ dẫn đến một cuộc chia tay của trật tự khu vực do Mỹ dẫn đầu. Vì vậy, câu hỏi lúc này là: làm thế nào Trung Quốc có thể phá vỡ hệ thống đồng minh của Mỹ?
Mỹ đảm bảo với các đồng mình rằng, Washington sẽ giúp bảo vệ họ trong thời gian khủng hoảng. Và cũng giống như một công ty bảo hiểm thương mại, sự thành công của doanh nghiệp dựa trên sự tín nhiệm của người bảo hiểm. Miễn là đồng minh của Mỹ tin rằng Washington sẽ thực hiện lời nói của mình, hệ thống đồng minh sẽ bền chặt. Tuy nhiên, nếu các đồng minh của Mỹ không tin vào hành động của Mỹ, từ đó nghi ngờ về độ tin cậy của Washington, ắt hẳn hệ thống liên minh sẽ rạn nứt.
Vậy câu hỏi đặt ra, làm thế nào Trung Quốc có thể gây thiệt hại cho Mỹ về uy tín dẫn đến việc hệ thống liên minh khu vực bị rạn nứt?
Để chắc chắn, không có cách nào tốt hơn là Trung Quốc phải cho đồng minh của Mỹ biết rằng, Mỹ sẽ không đến bên cạnh họ khi họ cần. Điều đó có nghĩa là kích động một cuộc xung đột với các đồng minh của Mỹ, làm cho chắc chắn rằng họ sẽ kêu gọi hỗ trợ của Mỹ, đồng thời, làm cho chắc chắn rằng Mỹ sẽ không thực hiện chính sách bảo vệ đồng minh.
Đó sẽ là một cuộc chơi nguy hiểm, hay nói cách khác, Trung Quốc đang chơi trò với lửa. Để làm được điều đó, Bắc Kinh phải làm hết sức mình để đảm bảo rằng Mỹ sẽ không đến với các đồng minh của mình hoặc nếu không Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến tranh với Mỹ một với một kịch bản nghiệt ngã cho cả hai bên đó là sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tại Diễn đàn Shangri-la vừa qua ở Singapore, Phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc Tôn Kiến Quốc đã đề xuất ý tưởng xây dựng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thành “hình mẫu về các nền văn minh khác nhau chung sống hòa bình và cộng sinh hài hòa”. Luận điểm này có vẻ mềm dịu song hết sức mập mờ, có thể sẽ lôi kéo được sự đồng cảm của một số quốc gia không hài lòng với sự phê phán từ phương Tây, chưa kể là nhiều nước có nhu cầu tranh thủ vốn đầu tư đang bị hấp dẫn bởi thực lực tài chính hùng mạnh của Trung Quốc. Từ nay về sau, Trung Quốc sẽ tiếp tục cho thấy triển vọng đáng buồn, nhiều nước một mặt vẫn tìm kiếm đầu tư từ Trung Quốc nhưng mặt khác lại tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ.
Theo Danviet
Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao nếu thua vụ kiện "đường lưỡi bò"?
Tòa Trọng tài thường trực (PCA) của Liên hợp quốc sẽ đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc vào ngày 12/7 tới. Hầu hết chuyên gia cho rằng, phán quyết sẽ bất lợi với Trung Quốc, tuy nhiên Bắc Kinh sẽ phản ứng như nào vẫn là một câu hỏi.
Một tàu hải cảnh của Trung Quốc ở Biển Đông. (Ảnh: Reuters)
Tờ Asia Times dẫn nhận định của ông Harry J. Kazianis, chuyên gia về chính sách quốc phòng của Trung tâm nghiên cứu lợi ích quốc gia và kiêm biên tập cấp cao của tạp chí National Interest, đưa ra 3 khả năng về phản ứng của Trung Quốc nếu thua vụ kiện "đường lưỡi bò". Song dù là khả năng nào thì cũng đều tiêu cực không chỉ với châu Á mà còn đặc biệt là Mỹ - đồng minh của Philippines.
Ít khả năng nhất: Trung Quốc tiếp tục các hoạt động trái phép ở Biển Đông
Theo ông Kazianis, Trung Quốc có thể tiếp tục xây dựng phi pháp trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, tìm cách biến các đảo này thành những căn cứ quân sự nhỏ được trang bị những thiết bị như vũ khí chống hạm, các máy bay chiến đấu và cuối cùng là biến Biển Đông thành khu vực không thể tiếp cận. Với khả năng này, Trung Quốc có thể ngoài miệng sẽ phản đối PCA, mặt khác sẽ tiếp tục các hoạt động trái phép ở Biển Đông.
Tuy nhiên, khả năng này là rất ít, bởi vì trong nước, chính quyền Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chịu sức ép phải "cứng rắn" hơn với các tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Điều này sẽ dẫn đến 2 khả năng khác dưới đây và cuối cùng dẫn đến một cuộc đối đầu nguy hiểm giữa các cường quốc.
Nhiều khả năng nhất: Trung Quốc sẽ trắng trợn tuyên bố Vùng nhận diện phòng không (ADIZ)
Trong các bình luận công khai về việc liệu Bắc Kinh có lập ADIZ ở Biển Đông hay không, hầu hết giới chức Trung Quốc đều nói rằng không có kế hoạch lập ADIZ ở hiện tại, mà phụ thuộc vào việc Trung Quốc có đối mặt với mối đe dọa nào không. Theo ông Kazianis, Trung Quốc có thể vin vào phán quyết của tòa án PCA để lập ADIZ.
Bắc Kinh sẽ ngụy biện rằng việc lập ADIZ là do sức ép của cộng đồng quốc tế và bởi cảm thấy bị đe dọa bởi phán quyết. Khi đó, Trung Quốc sẽ trắng trợn đưa các trang thiết bị phòng không, máy bay chiến đấu đến đây mặc dù hoàn toàn không đủ khả năng lập ra một ADIZ như ở Hoa Đông. Điều này sẽ khiến leo thang đáng kể căng thẳng trong khu vực. Tùy vào phạm vi, quy mô, ADIZ này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng trong khu vực, buộc cả châu Á phải can dự vào và buộc Mỹ phải hành động để đáp trả.
Một khả năng khác: Trung Quốc sẽ "dở trò"
Nếu coi việc triển khai ADIZ là chưa đủ, Trung Quốc có thể sẽ có thêm những hành động trắng trợn khác. Theo chuyên gia Kazianis, Bắc Kinh có thể ngang nhiên tăng đáng kể hoạt động tuần tra hàng hải, hàng không ở Hoa Đông để khiêu khích Nhật Bản, hoặc thăm dò và khai thác khí đốt, dầu mỏ ở khu vực.
Hoặc Trung Quốc cũng thể tìm mọi cách để hướng sự chú ý của châu Á nói riêng và thế giới nói chung từ Biển Đông sang vấn đề căng thẳng ở hai bờ eo biển Đài Loan. Cụ thể, Trung Quốc có thể bắt đầu hạn chế lượng khách du lịch đến Đài Loan, hạn chế đầu tư và thương mại.
Một trong những kịch bản nguy hiểm và gây tranh cãi nhất đó là Trung Quốc có thể sẽ tiến tới trắng trợn công khai cải tạo bãi can Scarborough mà nước này chiếm đóng trái phép của Philippines. Mỹ từng tuyên bố sẽ hành động nếu Trung Quốc tiến hành cải tạo ở Scarborough. Tuy nhiên, Mỹ sẽ làm gì nếu tàu nạo vét bùn của Trung Quốc xuất hiện cách bờ biển Philippines 150 hải lý và quyết định biến Scarborough thành một căn cứ quân sự?
Trung Quốc đang ra sức "dỗ" Philippines bỏ qua vụ kiện "đường lưỡi bò", đổi lại Bắc Kinh sẽ đàm phán song phương về hợp tác và đầu tư.
Tờ China Daily hôm nay 4/7 dẫn nguồn thạo tin nói rằng, Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Philippines nếu chính phủ mới của Philippines đồng ý làm ngơ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA).
Tờ báo nói rằng, Bắc Kinh sẵn sàng đàm phán về các vấn đề như trở thành đối tác phát triển và hợp tác nghiên cứu khoa học trên Biển Đông.
Minh Phương
Theo Dantri/Asia Times
cảnh sát, Indonesia, hối lộ, nhặt rác, Seladi Việt Nam đã được thông báo về việc Tòa Trọng tài sẽ ra phán quyết cuối cùng vào ngày 12/7/2016. Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến vụ kiện và mong muốn Tòa Trọng tài sẽ đưa ra phán quyết công bằng, khách quan. Ngày 1/7/2016, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi...