Biển Đông: Hoa Kỳ ‘rối chân’, Trung Quốc ‘nhanh tay’
Trong khi quyết định &’cắt giảm’ Philippines ra khỏi lộ trình công du Đông Nam Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama đang khiến Manila bồn chồn thì tại vòng đàm phán quốc phòng thứ 4, hai bên vẫn bất đồng, khiến Washington chưa thể mở rộng hiện diện quân sự tại Trường Sa. Cùng lúc đó, Trung Quốc vẫn đang tích cực thắt chặt quan hệ với các thành viên ASEAN không liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông.
Tờ Philstar ngày 4/10 dẫn lời Trưởng đoàn Philippines Pio Batino tại buổi họp báo sau vòng đàm phán quốc phòng Mỹ-Philippines lần thứ 4 cho hay: “Quá trình đàm phán đang trong giai đoạn quyết định nhưng hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng do vẫn còn những bất đồng về việc xác định các căn cứ quân sự cũng như vị trí triển khai các hệ thống phòng thủ mà Philippines sẽ cho phép Mỹ sử dụng”. Cũng tại buổi họp báo, ông Pio Batino bày tỏ hy vọng mọi khúc mắc sẽ được giải quyết trong vòng đàm phán thứ 5, nhưng thông tin về thời gian và địa điểm tổ chức không được tiết lộ.
Cùng lúc đó, trong khi chính quyền Manila đang chào đón chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama thì Nhà Trắng đột ngột ra quyết định gạt Philippines, cùng với Malaysia, ra khỏi lộ trình công du 4 nước Đông Nam Á. Lý do mà Nhà Trắng đưa ra là “cạn ngân sách” nhưng Ngoại trưởng John Kerry sẽ vẫn tới thăm hai thành viên ASEAN này.
Các quan chức Mỹ và Philippines trong buổi đàm phán quốc phòng. Ảnh: Tân Hoa xã
Video đang HOT
Trước sự kiện này, tờ CSMonitor ngày 3/10 bình luận: quyết định của ông Obama đang báo hiệu cho sự phai nhạt trong chính sách chuyển trục về châu Á và mở ra cánh cửa cho Trung Quốc phủ tầm ảnh hưởng rộng khắp khu vực. “Loại Malaysia không phải là vấn đề quá lớn nhưng bỏ rơi Philippines thì sẽ như một cú sốc với nước này, quan trọng hơn đây lại là một bánh răng quan trọng trong trục châu Á của Mỹ”, tờ báo dẫn lời phó Chủ tịch cấp cao của Trung tâm tư vấn Chính trị Chiến lược ở New York – Sean King – cho hay.
Chia sẻ thêm về điều này, Giáo sư Lâm Trung Bân thuộc Đại học Tamkang (Đài Loan) nhận định: “Điều này cho thấy sự quan tâm của Washington đối với khu vực không thể kéo dài mãi mãi bởi những bất ổn về kinh tế, chính trị ngay trong nước Mỹ.” Do đó, các nước trong khối ASEAN đang ngày càng có xu hướng quay sang Trung Quốc hơn, ông Lâm lưu ý.
Cùng thời điểm này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thực hiện chuyến thăm cấp cao tới hai nước ASEAN là Indonesia và Malaysia. Kết thúc 2 ngày làm việc tại Indonesia (2 và 3/10), ông Tập đã hằn sâu vào mối quan hệ đôi bên với thỏa thuận đầu tư, thương mại trị giá gần 30 tỷ USD cùng một biên bản ghi nhớ về hợp tác nghề cá. Trong ngày hôm nay (4/10), vị Chủ tịch Trung Quốc tiếp tục hành trình tới Malaysia – nước đã có những tuyên bố ủng hộ sự hiện diện trái phép của Bắc Kinh trên Biển Đông trong thời gian qua. “Đó đang là một thành công của Trung Quốc và họ rất tự tin với những gì mình đang làm”, CSMonitor dẫn bình luận của Carl Baker – Giám đốc chương trình nghiên cứu của Diễn đàn Thái Bình Dương phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho hay.
Theo Sông mơi
Sau biển, Trung Quốc lại làm căng trên đất liền
Sau một loạt những vụ xâm nhập táo tợn vào Ladakh, quân đội Trung Quốc hiện giờ đang áp dụng một chiến thuật mới là ngăn không cho phía Ấn Độ tuần tra những địa điểm thuộc lãnh thổ của Ấn Độ ở khu vực biên giới, báo chí Ấn Độ cáo buộc.
Biên giới Trung-Ấn gần đây liên tục rơi vào tình trạng đối đầu căng thẳng.
Trong động thái được miêu tả là "cách tiếp cận hung hăng, hiếu chiến" của Trung Quốc, nước này đã chặn không cho quân đội Ấn Độ thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở khu vực biên giới của họ. Trung Quốc bắt đầu áp dụng "chiến thuật" mới này từ hồi tuần trước khi quân đội Ấn Độ đưa lực lượng tuần tra "Tiranga" từ khu vực Trade Junction ở phía bắc Ladakh đến thực hiện nhiệm vụ ở hai chốt an ninh nằm dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC).
Tuy nhiên, binh lính Ấn Độ đã bị phía Trung Quốc chặn lại. Trung Quốc đã dùng cả phương tiện hạng nhẹ và hạng nặng để chặn quân của Ấn Độ, nguồn tin chính thức từ Ấn Độ hôm qua (4/8) cho biết. Chưa hết, Trung Quốc còn giăng một tấm banner trong đó khẳng định khu vực mà binh lính hai nước đang có cuộc đối đầu là thuộc lãnh thổ Trung Quốc và vì thế, Ấn Độ không thể tiến tới chốt chặn an ninh của nước này được.
Theo các nguồn tin trên, binh lính Trung Quốc đã tỏ ra hung hăng, hiếu chiến khi ngăn không cho lực lượng Ấn Độ thực hiện nhiệm vụ ở hai chốt an ninh. Báo chí Ấn Độ khẳng định, những chốt an ninh đó nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Ấn Độ. Kể từ tháng 4 năm nay, Ấn Độ đã 21 lần thực hiện các chuyến đi tuần tra đến đây và chỉ có 2 lần nhiệm vụ này được hoàn thành.
Trung Quốc đã dựng lên một đài quan sát nhằm theo dõi nhất cử nhất động của phía binh lính Ấn Độ ở khu vực biên giới. Và mỗi khi lực lượng tuần tra Ấn Độ tiến hành nhiệm vụ là Trung Quốc sẽ nhanh chóng chặn giữa đường và buộc quân Ấn phải quay trở lại. Vấn đề này sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc họp về biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian tới ở Chushul.
Khu vực biên giới giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á hiện đang nóng bỏng bởi những cuộc xâm nhập mỗi lúc một táo tợn của phía binh lính Trung Quốc vào những vùng đang nằm trong sự kiểm soát của Ấn Độ ở LAC. Mới đây nhất, hôm 16/7, khoảng 50 binh lính Trung Quốc đã cưỡi ngựa phi thẳng vào khu vực Chuma của Ấn Độ. Trước đó nữa, binh lính Trung Quốc từng kéo vào khu vực biên giới của Ấn Độ và đập phá các chốt an ninh ở đây. Đặc biệt, hồi tháng 4, sau khi binh lính Trung Quốc xông vào Depsang - một khu vực đang nằm trong quyền kiểm soát của Ấn Độ ở khu vực phía tây biên giới, quân đội hai nước đã cuộc "chạm trán" nguy hiểm kéo dài 3 tuần ở đây.
Giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á - Trung Quốc và Ấn Độ tồn tại một cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài và đã từng leo thang thành một cuộc chiến tranh năm 1962. Bất chấp 15 vòng đàm phán cấp cao đã diễn ra, Trung Quốc và Ấn Độ đến nay vẫn chưa thể giải quyết được cuộc tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới giữa hai nước.
Theo VnMedia
Nga-Mỹ bắt tay "hiến kế" chấm dứt xung đột ở Syria Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua (2/7) cho rằng, đàm phán quốc tế là con đường tốt nhất để "cứu đất nước Syria" khỏi sự điêu tàn, đồng thời nhấn mạhh với người đồng cấp Nga - ông Sergei Lavrov về việc tổ chức một hội nghị nhằm tìm cách chấm dứt cuộc chiến ở Syria. "Chúng tôi đều đã nhất trí...