Biến động giá cả trong tầm kiểm soát
Nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra, việc kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm 2021 ở mức 4% vẫn đạt được.
Trước lo ngại về lạm phát tăng cao năm 2021, ngày 2-6, Bộ Tài chính cho biết, những diễn biến tăng giá một số hàng hóa thiết yếu trong năm 2021 đã được Bộ Tài chính và các bộ ngành dự báo trong kịch bản điều hành giá và báo cáo Thủ tướng ngay từ cuối năm 2020.
Một số mặt hàng có giá tăng do nguyên liệu đầu vào cũng như nhu cầu tăng như: thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng (đặc biệt là thép), xăng dầu. Đối với mặt hàng do Nhà nước định giá, thời gian vừa qua dịch vụ vận chuyển hàng không có sự điều chỉnh kết cấu chi phí trong giá, tuy nhiên, việc điều chỉnh này vẫn bảo đảm mức giá vé máy bay trong khung giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Video đang HOT
Dù việc này đang tạo áp lực lên mặt bằng giá trong nước nhưng đã được tính toán trong các kịch bản điều hành giá để kiểm soát lạm phát cả năm 2021 bình quân ở mức dưới 4%. Nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra, việc kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm 2021 ở mức 4% vẫn đạt được.
Bộ Tài chính cũng thừa nhận, vẫn còn tiềm ẩn rủi ro đối với công tác kiểm soát lạm phát do giá nhiên liệu, phôi thép, thép phế thế giới có thể diễn biến tăng cao đột biến; giá xăng dầu tiếp tục tăng tác động làm giá trong nước tăng theo; căng thẳng thương mại tại các quốc gia, nhất là Mỹ – Trung Quốc, căng thẳng địa – chính trị tại nhiều vùng lãnh thổ…
Chính thức hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày cho trẻ mắc Covid-19 và trẻ phải cách ly
Bộ LĐTB&XH đã có quyết định, trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19 được hỗ trợ tiền ăn trong 21 ngày.
Ngày 31/5, thông tin từ Bộ LĐTB&XH cho biết: Bộ LĐTB&XH đã có Quyết định số 623/QĐ-LĐTBXH về việc hỗ trợ cho trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19.
Cụ thể, hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19 theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tại các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.
Số lượng trẻ em được hỗ trợ theo danh sách trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống Covid-19 theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Bộ LĐTB&XH đã có quyết định, trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19 được hỗ trợ tiền ăn trong 21 ngày. Ảnh: Internet.
Định mức hỗ trợ được áp dụng theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/2/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19.
Nguồn kinh phí được lấy từ nguồn của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (vận động và tích lũy năm 2021).
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp Quỹ Bảo trợ trẻ em các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương thực hiện thủ tục hỗ trợ cho trẻ em và thanh quyết toán ngay sau khi hết thúc hoạt động hỗ trợ.
Trước đó, ngày 29/5, Bộ LĐTB&XH, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có quyết định hỗ trợ tiền ăn cho tất cả trẻ em từ 0 - 16 tuổi đang điều trị, cách ly y tế tập trung theo quyết định của cấp có thẩm quyền, mức hỗ trợ 80.000 đồng/ngày/cháu trong 21 ngày, áp dụng từ 27/4 đến 31/12/2021, nguồn hỗ trợ từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Theo Bộ LĐTB&XH, hiện có khoảng 6% trường hợp phải cách ly F1 là trẻ em (4.083 trường hợp F0 và F1), số liệu này có thể sẽ nhiều hơn khi lượng cách ly tại khu công nghiệp, khu chế xuất tăng.
Thép, xi măng tăng giá kéo cả dầu ăn, thịt cá tăng theo Song song với cơn lên đồng của giá thép và nhiều loại vật liệu xây dựng như xi măng, gạch, cát, từ tháng 4 cũng chứng kiến nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm hàng ngày: dầu ăn, đường, rau củ... thiết lập mức giá mới. Rau củ, thực phẩm, hàng thiết yếu tăng giá đang khiến bữa cơm của người lao động...