Biển Đông: Đường 9 đoạn làm thay đổi cục diện DOC

Theo dõi VGT trên

Trao đổi với báo chí sau khi thảo luận với những người đồng nhiệm ASEAN tại AMM44, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nhận định đã có yếu tố thay đổi cục diện cần xem xét khi bàn về thực thi DOC.

Tháng 11, Philippines sẽ đưa vấn đề Biển Đông ra LHQ

Chia sẻ về nội dung thảo luận, Ngoại trưởng Philippines cho biết: “Chúng tôi đã khẳng định lập trường cần thông qua các quy định thực thi DOC, nhưng cũng thống nhất rằng sẽ là thiếu thực tế nếu chỉ thông qua các quy định này mà không có những khuôn khổ đi kèm có thể phân định rõ khu vực tranh chấp và khu vực không có tranh chấp”.

Biển Đông: Đường 9 đoạn làm thay đổi cục diện DOC - Hình 1

Ngoại trưởng Philippines: ASEAN cần cùng nhau đặt câu hỏi đối với cơ sở đưa ra yêu sách đường 9 đoạn. Ảnh: Thủy Chung

“Chúng tôi đã tranh luận rất sâu, vì đã có những yếu tố khiến cục diện thay đổi. Yếu tố đó chính là yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc – yếu tố này không có tại thời điểm năm 2002 khi ASEAN và Trung Quốc ký kết DOC, mà chỉ xuất hiện từ năm 2009. Yếu tố này phải được xem xét”, ông Rosario nhận định.

Trước yếu tố mới này, ông Rosario cho rằng “ASEAN cần đoàn kết, cùng nhau đặt câu hỏi đối với định nghĩa và cơ sở đưa ra yêu sách đường 9 đoạn”. Ông dẫn chứng việc Singapore đã yêu cầu Trung Quốc định nghĩa và làm rõ về yêu sách này, hay Philippines và Indonesia đã đề nghị đưa vấn đề này lên LHQ.

Thông tin thêm về việc Philippines muốn đưa vấn đề Biển Đông ra LHQ, Ngoại trưởng Philippines cho biết sẽ có một đoàn chuyên gia luật từ các quốc gia có tuyên bố chủ quyền đến Philippines vào tháng 9 tới để đ.ánh giá các điều kiện cần thiết trước khi tiến hành đệ trình vào tháng 11.

“Philippines muốn đưa vấn đề ra Tòa án Luật biển quốc tế, và đã mời Trung Quốc tham gia, song Trung Quốc từ chối. Do vậy, chúng tôi phải tìm kiếm một cơ chế giải quyết tranh chấp khác, nơi chúng tôi có thể tự làm việc đó”, ông Rosario cho biết.

Thông báo về kết quả làm việc của AMM44, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cũng cho biết Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tiếp tục khẳng định lập trường ủng hộ việc nhanh chóng hoàn tất các quy định thực thi DOC và nhanh chóng bắt tay xây dựng COC.

Video đang HOT

Ông Natalegawa cũng nhắc lại sự lạc quan rằng so với tình hình cũng căng thẳng tương tự của năm ngoái, năm nay ASEAN có tiềm năng tìm ra một giải pháp tích cực cho vấn đề Biển Đông.

Theo VietNamNet

Vấn đề Biển Đông “nóng” trước Diễn đàn Khu vực ASEAN

Những hoạt động ngoại giao liên quan đến căng thẳng ở Biển Đông đã dồn dập trong vài ngày qua, trước khi các lãnh đạo khu vực họp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44 và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 18 tại đảo Bali, Indonesia từ ngày 19-23/7.

Vấn đề Biển Đông nóng trước Diễn đàn Khu vực ASEAN - Hình 1

Phan Anh)

ASEAN

Kể từ hội nghị tại Hà Nội một năm trước, tình hình tranh chấp biển đảo tại Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng, khiến ASEAN có hy vọng dùng diễn đàn khu vực năm nay để hoàn tất bản quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm tìm ra một giải pháp chung.

Hiện cộng đồng quốc tế cũng như ASEAN không chấp nhận việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với Biển Đông, một đòi hỏi được cho là đi ngược lại thông lệ quốc tế.

Trung Quốc và ASEAN đã ký DOC năm 2002 nhằm giải quyết một cách hòa bình những tranh chấp ở Biển Đông, với mục tiêu đề ra là hướng tới một bộ luật. Thế nhưng cho đến nay, phía Trung Quốc vẫn tránh ký kết một thỏa thuận mang tính ràng buộc. Trước mắt, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc cố gắng đạt được đồng thuận về bộ quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC làm cơ sở cho việc soạn thảo bộ luật.

Tổng Thư ký ASEAN hy vọng sẽ hoàn tất văn bản quan trọng này vào cuối năm nay và các bên liên quan sẽ thông qua vào năm tới, tại Campuchia, đúng vào dịp kỷ niệm 10 năm ngày ký kết DOC. Bản dự thảo quy tắc hướng dẫn sẽ giúp ASEAN xây dựng bộ luật về ứng xử và đây là mục tiêu cuối cùng, có tầm quan trọng sống còn đối với các nước Đông Nam Á.

Ngày 20/7, các quan chức cao cấp của ASEAN và Trung Quốc sẽ thảo luận về dự thảo bổ sung này trước khi đệ trình lên hội nghị bộ trưởng Ngoại giao của hai nhóm nước, sẽ họp vào ngày 21/7 tại Bali.

Philippines

Là một trong nhiều thành viên ASEAN kiên quyết phản đối những động thái xâm lấn và gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng Philippines cũng vẫn phải tỏ thiện chí muốn giải quyết tranh chấp bằng đường lối thương thuyết, bằng biện pháp ngoại giao hòa bình, trong khi cũng tỏ lập trường cứng rắn về quân sự.

Ngoại trưởng Philíppines Albert del Rosario tuần trước đã thăm Trung Quốc, với vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nổi bật trong nghị trình. Trước đó, ông del Rosario đã có chuyến thăm dài ngày tới Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Chuyến thăm được báo giới trong nước và phương Tây đ.ánh giá là "thành công vượt quá mong đợi" với những cam kết từ phía Mỹ và khiến Trung Quốc lo ngại.

Tổng thống Aquino tuyên bố sẽ thăm Trung Quốc trong năm nay và chuyến công du của ông nhằm giải quyết những tranh chấp về lãnh hải giữa hai nước. Ông nói cần phải đối thoại với phía bên kia để có cơ hội đạt thoả thuận. Nhưng cùng lúc, Manila tuyên bố xem nghị quyết Biển Đông được Hạ viện Mỹ thông qua hôm 15/7 - trong đó kêu gọi cách tiếp cận hòa bình, đa phương và dựa vào luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp - là bằng chứng được Mỹ hậu thuẫn trong bối cảnh bị Trung Quốc đe dọa.

Trung Quốc

Các tuyên bố chủ quyền và sự quyết đoán gần đây của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông đang làm gia tăng tình trạng căng thẳng ở vùng biển này. Báo chí khu vực hôm nay dẫn một số nguồn tin ngoại giao ASEAN cho hay ASEAN và Trung Quốc đã quyết định lần đầu tiên tổ chức cuộc họp cấp cao về vấn đề tranh chấp tại Biển Đông vào ngày mai, 20/7.

Tin này chưa được kiểm chứng, nhưng những động thái gần đây của Trung Quốc sẽ rất đáng chú ý vì liên quan đến vấn đề Biển Đông, cho tới nay, Trung Quốc luôn muốn đối thoại song phương. Nhưng cũng chính lập trường này của Bắc Kinh khiến nhiều nhà quan sát nghi ngờ về khả năng có bước đột phát về tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải nhanh chóng.

Trung Quốc luôn phản đối và rất lo ngại sự can thiệp của Mỹ trong tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt khi vấn đề này phần chắc sẽ "nằm cao" trong chương trình nghị sự của các hội nghị ở Bali lần này. Nhưng cũng có những nhận định cho rằng giới quân sự Mỹ và Trung Quốc đã trao đổi với nhau nhiều lần về chủ đề này trong năm qua, và nhờ vậy, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị để nói chuyện với ASEAN về Biển Đông.

Khi tiếp Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ tại Bắc Kinh vài ngày trước đây, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc Trần Bính Đức đã thể hiện những quan ngại, thất vọng về vấn đề Biển Đông.

Bất đồng lớn giữa Bắc Kinh và Washington là theo cách hiểu Công ước LHQ về Luật Biển của Trung Quốc thì tự do hàng hải là được phép trong khu vực kinh tế độc quyền (EEZ) của nước khác nhưng các hoạt động quân sự như giám sát là không được phép. Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh khẳng định rằng những hoạt động quân sự thông thường, bao gồm cả giám sát, là hoàn toàn được phép ở những nơi họ xem là vùng biển quốc tế, bao gồm cả EEZ.

Mỹ

Theo lịch trình, ngày 21/7 sẽ là Đối thoại ASEAN 3, nhưng đến 23/7, hội nghị cấp cao sẽ gồm 27 nước với cả Mỹ và Nga. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới ngày 22/7 mới đến Bali, nhưng giới phân tích khu vực cho rằng sự hiện diện của Mỹ luôn là yếu tố không thể thiếu, thậm chí quyết định cho việc thành bại của các sáng kiến chung mà ASEAN đưa ra.

Truyền thông Nhật Bản và Hồng Kông dẫn các nguồn ngoại giao cho biết dù Trung Quốc luôn phản đối sự can dự của các nước bên ngoài vào vùng biển Đông Nam Á, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton có thể vẫn nêu vấn đề tại cuộc họp Diễn đàn Khu vực ASEAN vào ngày 23/7 này, đưa ra kiến nghị mới về vấn đề Biển Đông nhằm tỏ rõ quyết tâm bảo vệ "lợi ích quốc gia" của Mỹ trong khu vực này.

Mỹ đã phản đối hành động quyết đoán của Trung Quốc tại nhiều diễn đàn khu vực bằng cách nhấn mạnh sự quan tâm của nước này đối với tự do hàng hải. Gần đây, Mỹ đã thông báo triển khai các tàu chiến ven biển ở Singapore với hy vọng rằng sự hiện diện của chúng sẽ làm tăng tác dụng răn đe đối với sự quyết đoán của Trung Quốc.

Hội nghị Cấp cao Đông Á sẽ tổ chức tại ASEAN vào cuối năm nay, Mỹ sẽ chính thức tham dự hội nghị. Vẫn theo giới phân tích, việc Mỹ tham dự hội nghị là nhằm "kiềm chế Trung Quốc" bằng sức mạnh của mình.

Bali n.óng b.ỏng

Hội nghị Ngoại trưởng và Diễn đàn ARF vốn là hội nghị thường niên. Hội nghị năm ngoái đặc biệt thu hút quan tâm chú ý của các bên. Trong thời gian diễn ra hội nghị năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bày tỏ tranh chấp trên Biển Đông liên quan tới lợi ích quốc gia của Mỹ.

Hội nghị tại Bali lần này nhóm họp cũng vẫn để thảo luận về các vấn đề an ninh trong khu vực, là dịp để ASEAN tỏ ra có khả năng tìm giải đáp cho một loạt câu hỏi từ tranh chấp biên giới Thái Lan-Campuchia đến tranh cãi chủ quyền trên biển của một số nước ASEAN với Trung Quốc. Vấn đề tranh chấp trên Biển Đông được Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan xác nhận sẽ là chủ đề quan trọng tại ARF.

Cho tới nay, Trung Quốc vẫn chống lại việc ARF đưa vấn đề tranh chấp lãnh hải ra bàn thảo, trong khi những nước có liên quan đến tranh chấp chủ quyền Biển Đông muốn giải quyết vấn đề này với sự hợp tác của những nước như Nhật Bản và Mỹ.

Tiến sĩ Wang Hanling, Giám đốc Trung tâm các vấn đề hải dương và luật biển tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng phái đoàn Trung Quốc dự ARF đã chuẩn bị sẵn sàng để thảo luận về "những nỗ lực hợp tác", song cũng cảnh giác trước nguy cơ phải hứng chịu "đòn hội đồng".

Dư luận đang chờ đợi các tín hiệu từ ARF. Theo báo chí Nhật Bản, bản tuyên bố của Chủ tịch ARF, dự kiến được công bố ngày 23/7, có thể sẽ nhấn mạnh rằng ARF "phải đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định khu vực", trong một nỗ lực dường như là nhằm mở rộng vai trò của cơ chế này. Bản tuyên bố của ARF cũng có thể sẽ kêu gọi thực hiện "ngoại giao ngăn ngừa", cũng như kêu gọi các nước tham gia diễn đàn đề ra các biện pháp để tránh xảy ra tranh chấp.

Theo Dân Trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống
21:57:54 02/07/2024
Cháy nhà ở kết hợp kinh doanh đồ chơi xe điện ở Hà Nội lúc rạng sáng
09:39:13 03/07/2024
Hà Nội: Phát hiện camera giấu kín trong ổ điện nhà vệ sinh
15:19:25 03/07/2024
Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau tai nạn
09:39:22 03/07/2024
Phát hiện người đàn ông t.ử v.ong tại bãi tắm Thùy Vân - Vũng Tàu
20:56:10 02/07/2024
Bắc Kạn chủ động ứng phó với đợt mưa lớn
11:41:26 04/07/2024
Hà Giang: Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lớn gây ngập úng cục bộ
13:33:54 04/07/2024
Các địa phương triển khai kịp thời công tác ứng phó với mưa lớn
13:37:57 04/07/2024

Tin đang nóng

Khi mỹ nhân Việt đeo kim cương đắt giá do chồng tặng, người cuối cùng xỏ nhẫn 22 tỷ "gây sốt" cõi mạng
10:39:22 04/07/2024
"Hot mom" Doãn Hải My gây sốt với diện mạo "gái một con trông mòn con mắt" khi cùng Đoàn Văn Hậu đưa con đi tiêm phòng
11:56:40 04/07/2024
Bỏ vợ theo bồ, 'ngày tàn' anh trở về nhà tìm vợ, cánh cửa vẫn rộng mở chào đón nhưng câu nói của cô khiến anh đau thấu xương
10:51:42 04/07/2024
Hồ Ngọc Hà đưa 3 nhóc tỳ nghỉ hè ở Pháp, bức ảnh Subeo và Kim Lý thành tâm điểm vì chi tiết này
14:22:45 04/07/2024
Midu xin netizen đừng chỉ trích vì 1 hành động sau đám cưới
14:17:49 04/07/2024
5 phim Hàn dở nhất nửa đầu 2024: Hạng 1 bị coi là "nỗi nhục" của nhà đài
11:57:56 04/07/2024
Tôi run lẩy bẩy khi biết chồng phát hiện mình ngoại tình, nhưng thái độ và câu nói của anh khiến tôi kinh hãi tột cùng
10:24:46 04/07/2024
Vợ vào nhà tắm rất lâu còn nghe tiếng khóc bên trong, tôi nhanh tay mở cửa thì kinh hoàng khi thấy cảnh tượng này bày ra trước mắt
10:59:06 04/07/2024

Tin mới nhất

Bến Tre: Xây dựng bờ bao chống ngập gây sạt lở, thiệt hại cho người dân

14:59:07 04/07/2024
Chủ đầu tư dự án cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công đã tiếp xúc với các hộ bị ảnh hưởng với tinh thần cầu thị để tìm hướng giải quyết.

Cháy 2.000 m2 nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

11:38:52 04/07/2024
Đến 23 giờ 10 phút, đám cháy đã cơ bản được khống chế. Hiện, lực lượng phòng cháy, chữa cháy đang dồn toàn lực để dập tắt hoàn toàn vụ cháy.

Miền Bắc có nơi mưa lớn gần 500mm, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

19:17:05 03/07/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng áp thấp nóng phía Tây, từ chiều qua (2/7) đến chiều nay (3/7), mưa lớn đã bao phủ nhiều khu vực ở miền Bắc.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại Hà Giang

16:40:30 03/07/2024
Tại thành phố Hà Giang, mưa lớn kéo dài khiến 4 điểm bị ngập úng cục bộ, chủ yếu ở khu vực đường Lý Tự Trọng và các phường Trần Phú, Minh Khai và Ngọc Hà.

Cùng dân phòng, chống sốt xuất huyết

08:51:10 03/07/2024
Chính nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, nên ý thức phòng, chống SXH của người dân ngày càng nâng lên.

Làm rõ vụ taxi chạy ngược chiều, lạng lách trên đường Phạm Hùng

21:51:03 02/07/2024
Tối 2/7, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, đơn vị đã phối hợp với Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) làm rõ được đối tượng có hành vi điều khiển xe taxi chạy ngược chiều và lạng lách ô tô gây náo loạn trên đường Phạm Hùng.

Thăm hỏi các nạn nhân vụ xe khách lao xuống vực ven Quốc lộ 28

13:00:14 02/07/2024
Vào thời điểm xảy ra tai nạn, trên xe có 45 hành khách và tài xế, phụ xe. Rất may, vụ tai nạn chỉ khiến một số hành khách bị thương.

Xoá tư cách Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân liên quan đến vụ cháy chung cư mini

12:58:16 02/07/2024
Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Nghiêm Quang Minh (44 t.uổi, chủ chung cư mini nơi xảy ra vụ cháy) về tội Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.

Vụ sập hang động tại Bắc Kạn: Đưa t.hi t.hể nạn nhân cuối cùng ra ngoài

12:56:02 02/07/2024
Nạn nhân được xác định là anh M.V.T (trú tại xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn). Do toàn bộ khu vực sự cố bị che lấp bởi các tảng đá lớn, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã quyết định tiếp cận nạn nhân từ phía trên cửa hang.

Phú Thọ: Xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở bờ sông Đà tại xã Dân Quyền

12:52:37 02/07/2024
Công trình dự kiến khởi công từ đầu tháng 7/2024, yêu cầu xử lý khẩn cấp, có khối lượng thi công lớn, thời gian thi công ngắn (hoàn thành xong trước ngày 30/10).

Điều tra nguyên nhân vụ cháy tại cửa hàng đồng giá ở Bình Dương

12:46:36 02/07/2024
Trước đó, vào lúc 18 giờ 32 phút ngày 1/7, Công an tỉnh Bình Dương nhận tin báo xảy ra cháy tại hộ kinh doanh cửa hàng đồng giá, địa chỉ số 164/10A, đường Lê Hồng Phong, khu phố Đông Thành, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An.

Quảng Ninh cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi

12:43:33 02/07/2024
Đối với việc thực hiện hỗ trợ thiệt hại cho các hộ chăn nuôi bị thiệt hại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo cần xác định đầy đủ chính xác về đối tượng, mức hỗ trợ, khối lượng theo đúng quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Chồng 'sôi m.áu' vì về quê nội không có điều hòa, vợ đưa con ra nhà nghỉ ngủ

Góc tâm tình

16:13:05 04/07/2024
Không chịu được c.ảnh n.óng bức, không có điều hòa, giường chiếu hôi hám ở nhà mẹ chồng, tôi quyết đưa con ra nhà nghỉ ngủ, kệ chồng ở lại một mình.

Tài xế xe tải t.ông c.hết người ở Hà Tĩnh rồi bỏ trốn ra Thanh Hoá

Pháp luật

16:11:06 04/07/2024
Tài xế Nguyễn Văn Trung khai nhận sau khi xảy ra tại nạn, do trời tối, thời điểm đó không có người và phương tiện khác qua lại nên đã điều khiển xe ô tô BKS 37H-064.31 bỏ trốn khỏi hiện trường.

Ba phần của bộ anime gây sốt "Thanh Gươm Diệt Quỷ: Kimetsu no Yaiba – Lâu Đài Vô Cực" sắp ra mắt tại các rạp chiếu

Phim châu á

16:06:08 04/07/2024
Crunchyroll mua bản quyền phát hành toàn cầu (trừ một số quốc gia Châu Á). Crunchyroll và Sony Pictures Entertainment sẽ phân phối bộ ba phim anime đến khán giả toàn cầu, đ.ánh dấu cao trào của series anime Shonen đình đám.

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh công khai dung mạo và tên thật con gái đầu lòng

Sao việt

15:49:48 04/07/2024
Sau 1 năm chỉ úp mở hình ảnh ái nữ, vợ chồng Đỗ Mỹ Linh cho nhóc tỳ ra mắt bạn bè, công chúng trong dịp đặc biệt này.

Nhan sắc biến dạng của "quốc bảo diễn xuất"

Hậu trường phim

15:40:54 04/07/2024
Người hâm mộ lo lắng việc níu kéo t.uổi xuân bằng cách can thiệp thẩm mỹ sẽ làm ảnh hưởng đến diễn xuất của đại hoa đán này.

"Vùng đất câm lặng" âm thầm phá đảo phòng vé

Phim âu mỹ

15:35:12 04/07/2024
Vùng đất câm lặng: Ngày một thu về 53 triệu USD doanh thu nội địa trong tuần đầu công chiếu. Doanh thu quốc tế (45,5 triệu USD) đã đưa tổng doanh thu ra mắt lên đến 98,5 triệu trên toàn cầu.

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 5/7/2024

Trắc nghiệm

15:33:46 04/07/2024
Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày 5/7/2024 chính là nơi chúng tôi đưa đến cho bạn những gợi ý về việc lựa chọn con số giúp bạn tăng vận khí

Những nẻo đường gần xa tập 29: "Thánh yêu" Bảo bắt bệnh si mê Đông của Dũng

Phim việt

15:23:19 04/07/2024
Trong tập 29 Những nẻo đường gần xa, Bảo chắc chắn 100% Dũng đang rơi vào lưới tình của Đông, không biết bao giờ mới dứt ra được.

Cách Hà Nội không xa, có 6 điểm trekking thú vị, thách thức tín đồ đi bộ đường dài

Du lịch

15:21:15 04/07/2024
Nếu đam mê dã ngoại và những hoạt động thể chất ngoài trời, bạn không nên bỏ qua những địa điểm trekking hấp dẫn ngay gần Hà Nội này.

Màu tóc tôn da cực đỉnh mà không cần tẩy tóc

Làm đẹp

15:21:11 04/07/2024
Để sở hữu những màu tóc nổi bật cần phải tẩy tóc, nhưng lại làm cho tóc dễ dàng hư tổn và khó hồi phục. Vì vậy, cách làm đẹp tối ưu là tìm đến với những màu tóc không cần tẩy, vừa giúp bạn thể hiện cá tính và sắc đẹp mà không lo tóc bị ...

HTV phản hồi vụ "Anh trai say hi" chiếu địa cầu thiếu Hoàng Sa, Trường Sa

Tv show

15:18:00 04/07/2024
HTV lên tiếng việc chương trình Anh trai say hi bị nghi vấn dùng quả địa cầu với bản đồ không có Hoàng Sa, Trường Sa.