Biển Đông: Đừng mơ Mỹ ‘làm căng’ với Trung Quốc vì nước khác
Philippines đã mất bãi cạn Scarborough, ngư trường của người dân Philippines đã bị thu hẹp một cách đáng kể bởi sự bành trướng của Trung Quốc nhưng Manila vẫn nuôi hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ trợ giúp họ trong việc gìn giữ chủ quyền trên biển dù đến nay, Mỹ vẫn chưa hề có một động thái nào.
“Philippines là một quốc gia độc lập và chúng ta cần phải chấm dứt ngay ảo tưởng về sự giúp đỡ của Mỹ trong vấn đề bảo vệ chủ quyền ở biển Tây Philippines (Biển Đông)”, Ateneo Benito Lim – giáo sư về chính phủ, chính sách đối ngoại và kinh tế chính trị tại Đại học Khoa học Xã hội (Đại học Ateneo de Manila) nói.
Trong suốt 13 tháng qua, kể từ khi những cuộc đụng độ căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc đối với vấn đề chủ quyền bãi cạn Scarborough bùng phát, tàu của Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều trên Biển Đông, đến nay Philippines đã mất hoàn toàn quyền kiểm soát đối với bãi cạn này và có nguy cơ mất thêm quyền kiểm soát đối với Bãi Cỏ Mây… Dẫu vậy, đến nay vẫn có không ít các quan chức Philippines tiếp tục viện dẫn Hiệp ước Quốc phòng tương hỗ mà nước này đã ký với Hoa Kỳ để mong đợi vào sự can thiệp của Mỹ. Nhưng như Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết năm ngoái: Hoa Kỳ sẽ đứng ngoài mọi tranh chấp trên Biển Đông.
“Một phần của thực tế là chúng ta sẽ không có cái &’độc lập’ khi mà chúng ta vẫn tin… Mỹ sẽ đến để cứu Philippines trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Nhưng họ (Mỹ) đã nói &’Chúng tôi đang trung lập”, giáo sư Ateneo Benito Lim bình luận đồng thời lên tiếng chỉ trích rằng trong tâm tưởng của nhiều người Philippines họ vẫn nghĩ rằng “Philippines là một quốc gia yếu và cần sự giúp đỡ của các quốc gia khác để được độc lập”.
“Nhưng chúng ta đã quá ngây thơ khi nghĩ rằng Washington sẽ dễ dàng bỏ qua các thương vụ làm ăn trị giá nhiều tỷ USD với Bắc Kinh để giúp một quốc gia châu Á nhỏ bé tuyên bố quyền sở hữu đối với một hòn đảo ở Biển Tây Philippines”, Lim nói.
“Hơn tất cả, Washington chỉ có thể bảo vệ lợi ích quốc gia riêng của mình và Manila không nên trách cứ “đồng minh” của mình nữa”, ông Lim nói thêm.
Để khẳng định sự độc lập của minh, Philippines nên “cai sữa” và thoát khỏi tình trạng “phụ thuộc quá mức” vào Hoa Kỳ như hiện nay đồng thời tìm kiếm thêm “những cách sáng tạo” để giải quyết vấn đề Biển Đông, giáo sư Lim kết luận.
Video đang HOT
Lính Mỹ và Philippines tập trận chung trên Biển Đông.
Ông Lim, một nhà tư vấn kinh tế chính trị cho Đại sứ quán Philippines tại Trung Quốc trong những năm 1970, đề xuất rằng Manila nên đàm phán với Bắc Kinh để thiết lập một khu vực “cùng khai thác”.
Nhưng điều này thực tế là sẽ rất khó bởi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông và khi mà sức mạnh quân sự và kinh tế của nước này đang phát triển, họ sẽ khẳng định tuyên bố của mình mạnh mẽ hơn.
Jose Almonte, cố vấn an ninh quốc gia dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Ramos, cho biết quyết định của Tổng thống Aquino đưa vấn đề Biển Đông ra tòa án tại Liên Hiệp Quốc là một “chiến lược tốt” để cho cả thế giới biết những gì Bắc Kinh đã và đang làm tại khu vực này.
“Nhưng tất cả những gì ông đã làm là không đủ. Bởi vì nó sẽ không thể ngăn chặn Trung Quốc làm những gì họ dự định. Không ai muốn đi đến chiến tranh với Trung Quốc và càng không phải là Mỹ. Không ai có thể ngăn cản Trung Quốc đưa ra tuyên bố của mình, ngoại trừ chính họ hoặc dư luận thế giới”, ông Almonte cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Ông cho rằng, người Philippines cần phải tự cải thiện khả năng của mình “để bảo vệ danh dự và nhân phẩm của đất nước” nhưng ông không đề cập đến hiện đại hóa quân đội. “Philippines sẽ là một mối đe dọa lớn hơn so với Trung Quốc, chúng ta phải thức dậy và phát triển bản thân”, ông nói.
Theo vietbao
Nước biển dâng, Hội An nguy cơ mất trắng bãi biển
Do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bãi biển Cửa Đại (Hội An) đang dần bị thu hẹp nghiêm trọng, có nơi sóng đã "ăn" vào cả khu du lịch biển.
Theo phản ánh của các khách sạn ven biển Cửa Đại (Hội An), tình trạng nước biển xâm thực sâu vào bên trong các khu du lịch đang ngày càng nghiêm trọng.
Bãi biển Cửa Đại (Hội An) đang dần bị thu hẹp và nước biển xâm thực.
"Từ khi bắt đầu xây dựng khu nghỉ dưỡng này (năm 2000), biển còn cách bờ kè đá của khu nghỉ dưỡng đến hơn 45m. Nhưng từ 2009 đến nay, mép biển đã vào sát chân bờ kè. Vào mùa hè chúng tôi còn có một tí bãi biển, nhưng đến mùa đông thì sóng biển đã vào sát chân bờ kè đá như muốn "nuốt" luôn các công trình bên trong. Không chỉ riêng khách sạn Victoria Hội An mà cả dọc biển Hội An, từ khách sạn Palm Garden đến cửa sông Cửa Đại", ông Claude M. Balland, Tổng Giám đốc khách sạn Victoria Hoi An Resort & Spa cho biết.
"Để hạn chế tình trạng xâm thực này, hàng năm, chúng tôi phải đổ hàng ngàn m3 đá để cản các đợt sóng đánh trực tiếp vào công trình. Nhưng đó chỉ là tạm thời, nếu không có biện pháp khắc phục sớm, về lâu dài bãi biển này sẽ không còn trong nay mai", ông Claude M. Balland cho biết thêm.
Ghi nhận dọc chiều dài bãi biển Cửa Đại (Hội An), bờ biển rộng hàng chục mét giờ đây đã không còn, có nơi bãi cát không còn mà thay vào đó là sóng biển và đá hộc kè chắn. Tại khu vực khách sạn Victoria Hội An Resort đến khách sạn Sunrise Resort, đang là mùa hè nhưng bãi biển chỉ còn tính bằng vài bước chân, sóng biển đã ăn sát chân tường kè. Nhiều khu nghỉ dưỡng phải tự thân vận động, huy động máy móc, vật lực kiên cố hóa công trình nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sóng biển.
"Du khách đến với chúng tôi không chỉ bởi phố cổ, mà biển là phần không thể thiếu. Nhưng do diện tích phần bãi biển bị thu hẹp, các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng liên quan đến biển bị hạn chế do bãi biển kém hấp dẫn hơn trước. Đây là vấn đề thách thức không chỉ riêng đối với chúng tôi. Bãi biển đã bị thu hẹp nên phải cần thêm nhiều hoạt động để kéo du khách về với biển", Tổng Giám đốc khách sạn Victoria Resort lo lắng.
Về phần du khách cũng cảm nhận rõ sự thay đổi của bãi biển Hội An. "Đây là lần thứ 2 tôi đến Hội An. Lần trước cách đây 6 năm, tôi rất thích thú bởi Hội An sở hữu bãi biển rất đẹp, cát trắng mịn và rộng dài. Còn lần này, tôi bất ngờ khi bãi biển bị thu hẹp khủng khiếp đến như vậy. Nếu bãi biển cứ mất dần thế này thì thật đáng tiếc", một du khách nước ngoài cho biết.
Các khu du lịch ven biển Cửa Đại (Hội An) đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sóng biển ăn sâu vào bờ.
Bà Đinh Thị Thu Thủy, Trưởng Phòng Thương mại - Du lịch TP Hội An, cho biết: "Vấn đề này khiến chúng tôi rất quan ngại. Nguy cơ mất dần bãi biển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch Hội An vì khu vực này chiếm hơn 25% tổng số du khách lưu trú đến Hội An. Về lâu dài, nếu không có biện pháp kè chắn kiên cố mang tính bền vững, nguy cơ ảnh hưởng nặng nề đến du lịch Hội An sẽ là tất yếu.
Thời gian qua, tình trạng xâm thực biển Cửa Đại đã làm mất gần 200m đất bờ biển, gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và bền vững của các khu nghỉ dưỡng ven biển. Các khu vực như khách sạn Sunrise Resort, Goldesand Resort, Victoria Resort... là những khu vực chịu tác động nặng nề nhất. Nó không chỉ tác động đến việc thu hút đầu tư, các dự án du lịch đang khai thác mà còn ảnh hưởng đến bộ phận dân cư sống ven biển nên cần có sự quan tâm kịp thời của tỉnh và Chính phủ".
"UBND TP Hội An đã nỗ lực khắc phục tình trạng xâm thực này. Nhiều doanh nghiệp đã cố gắng gìn giữ bãi biển, tạo cảnh quan cho du khách và đã đạt được một số kết quả nhất định", bà Thủy cho biết thêm.
H ậu qu ả c ủa bi ến đ ổi kh í h ậu v à n ư ớc bi ển d âng Ngày 21/5, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An Trần Văn Dũng, cho biết: "Đây là một trong những hậu quả của quá trình biến đổi khí hậu mà Hội An đang đối mặt. Việc này đang ảnh hưởng đến đời sống người dân ven biển cũng như các hoạt động du lịch gắn liền với biển. Thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng này. Riêng khu vực biển Cửa Đại, chúng tôi đã hoàn thành xây dựng tuyến kè chắn dài hơn 500m trên tuyến đương ven biển Cửa Đại đang bị sóng biển xâm thực. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống kè kiên cố, đê chắn sóng mềm, ngăn giảm sóng ngay từ phía ngoài. Khi hoàn thành, tuyến đê này sẽ hạn chế sự xâm thực của sóng biển đối với các công trình phía bên trong".
Theo vietbao
Trung Quốc tổ chức du lịch trái phép đến Hoàng Sa: Quan nhiều hơn dân Theo tờ Shanghai Morning Post, chỉ có 100 du khách trên tàu là dân thường. Phần còn lại là các công chức thuộc các cơ quan công quyền ở tỉnh Hải Nam. Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp Đa số những người có mặt trên chuyến tàu du lịch phi pháp từ Trung Quốc đến...