Biển Đông: điểm mặt 3 quan chức Ngoại giao TQ cay cú chỉ trích Mỹ
Ba quan chức Trung Quốc trong vòng 24 giờ, đã chỉ trích gay gắt việc Mỹ lên án quyết định của Bắc Kinh thành lập một đơn vị đồn trú quân sự tại Biển Đông.
Trong một động thái hiếm hoi, ba quan chức Trung Quốc trong vòng 24 giờ, đã chỉ trích gay gắt việc Mỹ lên án quyết định của Bắc Kinh thành lập một đơn vị đồn trú quân sự tại Biển Đông.
Trương Côn Sinh, Trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc
Trung Quốc cho rằng, Mỹ đang cố gắng tận dụng lợi thế từ việc tình hình Biển Đông đang xấu đi và điều đó có thể gây hại cho mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Hôm thứ Bảy, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trương Côn Sinh đã ngay lập tức triệu tập ông Vương Hiểu Dân (Robert Wang), Đại biện lâm thời Mỹ (Phó đại sứ, người Mỹ gốc Hoa) tại Trung Quốc lớn tiếng: “Chúng tôi kêu gọi Mỹ sửa chữa sai lầm của mình và tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc.”
Bên cạnh đó, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã mỉa mai Mỹ “mù quáng một cách có chọn lọc”. Tần Cương còn nghĩ ra và còn xuyên tạc thông tin cho rằng một số quốc gia liên quan đến tranh chấp gây leo thang bằng cách khai thác dầu và khí đốt, đe dọa các ngư dân Trung Quốc và “chiếm đoạt lãnh thổ”?!.
Video đang HOT
Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Đến hôm Chủ Nhật (5/8), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc bà Phó Doanh (Phó Oánh) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã rằng Bắc Kinh đã sẵn sàng tham gia vào các cuộc thảo luận với ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông khi điều kiện chín muồi và rằng vấn đề cần được giải quyết nhưng chỉ bởi các bên liên quan trực tiếp.
Nhưng vấn đề đặt ra là, thế nào mới được coi là “điều kiện chín muồi” thì không thấy bà Thứ trưởng đả động gì đến. Mặc dù Biển Đông đang sôi sục sau hàng loạt động thái leo thang bất chấp công luận, phá vỡ mọi nguyên tắc pháp lý và thông lệ quốc tế. Ngay cả Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông do chính Trung Quốc ký với ASEAN năm 2002 thì cũng chính Bắc Kinh là kẻ phá vỡ.
Phải chăng cái gọi là “điều kiện chín muồi” mà bà Phó Doanh đề cập là khi nào hàng vạn tàu cá Trung Quốc tràn ra Biển Đông vơ vét chán chê, khi dàn khoan khổng lồ 981 lê đi khắp biển Đông ven đường lưỡi bò phi pháp cắm xuống hút dầu rồi mới đến thời cơ đàm phán?
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, bà Phó Doanh
Biển Đông xung đột không lợi cho bất cứ ai
Bonnie Glaser, chuyên gia an ninh Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Mỹ, nói rằng tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra sau khi Washington có những quan ngại về căng thẳng leo thang trên Biển Đông trong tháng qua.
Biển Đông gần đây đã trở thành một chủ đề nổi bật trong rất nhiều cuộc thảo luận Mỹ-Trung và “chắc chắn sẽ tiếp tục nằm trong chương trình nghị sự.”
Bà Bonnie Glaser
Robert Manning, chuyên viên cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương và cựu chiến lược gia chính phủ Mỹ, đã viết trong một bài luận rằng việc Trung Quốc thiết lập đơn vị đồn trú cũng là một cách để chống lại kế hoạch tập trung quân sự gần đây của Mỹ ở châu Á.
Còn Giáo sư chính trị tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc và Mỹ, do Đại học Johns Hopkins phối hợp với Đại học Nam Kinh điều hành, ông David Arase cho biết, tranh chấp giữa Bắc Kinh và Washington là một “sự phát triển rắc rối.”
“Cả hai nước nên lùi lại và suy nghĩ về vai trò của mình, trách nhiệm trong khu vực này. Nếu kết thúc bằng một cuộc xung đột, đó sẽ không là lợi ích của riêng ai.”
Kể từ khi Mỹ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về một động thái ngang nhiên gần đây, nhiều người đã dự đoán quan hệ hai nước sẽ gia tăng căng thẳng, nhất là khi hai bên liên tục công kích đáp trả nhau.
Theo GDVN
Nga phát triển tàu ngầm hạt nhân, duy trì vị trí cường quốc hải quân
Nga muốn duy trì vị trí cường quốc hải quân bằng việc trang bị đội tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới nhất có thể mang theo tên lửa hạt nhân xuyên lục địa Bulava.
Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham dự lễ khởi công xây dựng một trong những tàu ngầm thế hệ mới nhất của Nga và tuyên bố sẽ tăng cường lực lượng hải quân hạt nhân để bảo vệ vị trí của đất nước là một cường quốc biển trên thế giới.
Tổng thống Nga Putin tại lễ khởi công xây dựng tàu ngầm hạt nhân có tên Knyaz Vladimir.
Con tàu này là tàu ngầm hạt nhân lớp Borei thứ tư, có tên Knyaz Vladimir, thuộc Dự án 955A được thiết kế để mang theo tên lửa hạt nhân xuyên lục địa Bulava, hay còn gọi là Mace. Đây là một trong những tên lửa mới nhất và mạnh nhất của Nga."Chúng ta tin rằng đất nước của chúng ta sẽ duy trì vị trí một trong các cường quốc hải quân hàng đầu thế giới" - Putin phát biểu tại một cuộc họp của các chỉ huy hải quân và các quan chức chính phủ tại xưởng đóng tàu Sevmash ở miền bắc nước Nga.
Sevmash là nhà máy đóng tàu lớn nhất của Nga và hãng sản xuất tàu ngầm hạt nhân duy nhất nằm ở thành phố cảng Severodvinsk trên biển Bạch Hải.
Ba tàu ngầm hạt nhân lớp Borei khác cũng đang được phát triển ở các giai đoạn khác nhau tại nhà máy này. Chiếc Yury Dolgoruky đang trong quá trình thử nghiệm, trong khi tàu Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh đang trong quá tình xây dựng.
Theo ông Putin, nhiều tàu chiến thế hệ mới - cả hai tàu nổi và tàu ngầm - cần được xây dựng cho hải quân Nga, phát triển hoàn chỉnh với các loại vũ khí tiên tiến, hệ thống chỉ huy, kiểm soát và hệ thống thông tin liên lạc.
Đến năm 2020, Nga sẽ có thêm 8 tàu ngầm hạt nhân lớp Borei và hải quân nước này sẽ nhận thêm 51 tàu chiến mới.
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Borei được dự kiến sẽ trở thành trụ cột của hải quân Nga, thay thế các tàu đã lão hóa thuộc Dự án 941 và Dự án 667.
Tổng thống Nga Putin đang nỗ lực thúc đẩy để các tàu ngầm, tên lửa sẽ trở thành vũ khí chiến lược của hải quân Nga và sẽ nhận được khoản chi phí bằng gần một phần tư trong ngân sách quốc phòng 20 nghìn tỉ rúp (621,31 tỷ USD) của nước này.
Sau gần hai thập kỷ thiếu kinh phí, Nga hiện đang đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng chiến đấu và thiết kế lại các vũ khí của mình.
Theo GDVN
Căng thẳng biển Hoa Đông, Đài Loan đề xuất bàn Quy tắc ứng xử Nhà lãnh đạo Đài Loan ông Mã Anh Cửu đã kêu gọi tất cả các bên tự kiềm chế, tránh tranh cãi và sử dụng các biện pháp hòa bình, đồng thời cũng bày tỏ muốn có một bộ quy tắc ứng xử ở biển Hoa Đông nhằm giải quyết cuộc tranh chấp quanh nhóm đảo Senkaku. Đài Loan đã đưa ra một...