Biển Đông dậy sóng, vũ khí Nga thâm nhập Đông Nam Á
Nga tuyên bố đã sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác quân sự-kỹ thuật và buôn bán vũ khí với các thị trường mới nổi của khu vực Đông Nam Á.
Máy bay chiến đấu Su-30 MK2 và Su-27 của không quân Indonesia
Nga đẩy mạnh hợp tác quân sự và cung cấp vũ khí cho đông nam Á
Phát biểu bên lề Diễn đàn an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ơ Singapore, còn được gọi là “Đôi thoai Shangri-la” lần thứ 14, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov tuyên bố với phóng viên TASS hôm 1-6 rằng, Nga đã sẵn sàng hướng tới thị trường đông nam Á.
Thứ trưởng Antonov cho rằng, cac yêu tô giup Nga mở cửa cac thị trường mới la kha năng ngay cang tăng xuất khẩu cac loai vũ khí mới và dịch vụ bao dương, cũng như nguyện vọng của cac nươc trong khu vực đa dạng hóa nguồn cung ky thuât quân sư, trong bối cảnh tình hình biển Đông đang gia tăng căng thẳng.
Ông Antonov lưu ý rằng, vao tháng 6, tại Moscow sẽ tổ chức “Diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế ARMY-2015″. Như thường lệ, bên lê hoat đông nay se tiên hanh cac cuôc găp lam viêc, co nhiêu kha năng ky kêt nhưng hợp đồng mới vê cung câp vũ khí va ky thuât quân sư của Nga.
Ông Antonov cung nhân manh răng, Nga đa thu lươm nhưng kinh nghiêm phong phu vê sư hơp tac trong linh vưc ky thuât quân sư vơi môt sô quôc gia khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Indonesia. Moscow hy vong răng, các nước đông nam Á se tich cưc tham gia sự kiện quan trọng này.
Hệ thống phòng không S-300 của Nga trong biên chế quân đội Việt Nam
Theo Thứ trưởng Quốc phòng Nga, sư hợp tác này có triển vọng tốt bởi trên thực tế, vũ khí va trang bi ky thuât của Nga/Liên Xô không chi nôi tiếng trong khu vực mà còn la chu đao trong tông trang thiết bị quân sự cua một số quốc gia như Việt Nam, Lào, Campuchia.
Video đang HOT
Theo Thứ trưởng Antonov, mở ra thị trường mới “sẽ góp phần bổ sung cơ hội để gia tăng xuất khẩu vũ khí mới và mở rộng phạm vi dịch vụ sau bán hàng, cũng như gia tăng phát triển kinh tế và đáp ứng nguyện vọng của khu vực về đa dạng hóa các nguồn cung cấp thiết bị quân sự”.
Hiện nay, một số quốc gia đông nam Á như Việt Nam, Indonesia, Myanmar và các quốc gia khác đang sử dụng khá nhiều máy bay quân sự của Nga như các dòng Su-30, MiG-29. Các nước này cũng đang có những kế hoạch mua thêm các máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Nga như Su-35, Su-30SM…
Trong tương lai, khu vực này có triển vọng rất tốt, cả về phát triển dịch vụ và mua sắm các máy bay mới, ví dụ như máy bay huấn luyện-chiến đấu thế hệ mới Yak-130 – một món hàng phù hợp với các nước thiếu máy bay huấn luyện và chiến đấu, mà lại có ngân sách quốc phòng ít ỏi.
Nga cũng đang đẩy mạnh chào hàng tàu ngầm Kilo ở đông nam Á
Các chuyên gia Nga cho rằng, các nước ASEAN đều nghèo, ngân sách quốc phòng ít ỏi, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển Đông với Trung Quốc đang ngày càng gia tăng căng thẳng, sự thâm nhập sâu của vũ khí Nga vào khu vực đông nam Á có thể là tín hiệu đáng mừng với các nước trong khu vực này.
Điểm danh vũ khí Nga ở đông nam Á
Hiện nay, trong biên chế trang bị của không quân Indonesia đã có một phi đội 16 chiếc máy bay chiến đấu dòng Sukhoi, bao gồm 5 chiếc máy bay chiến đấu Su-27SKM và 11 chiếc máy bay chiến đấu Su-30 MK2 hai chỗ ngồi.
Tại triển lãm vũ khí LIMA 2015 vừa diễn ra hồi cuối tháng 3 tại Langkawi (Malaysia), Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu tái khẳng định rằng nước này đang quan tâm đến máy bay chiến đấu Su-35, thủy phi cơ Be-200, tàu ngầm Kilo và một số loại máy bay trực thăng Nga.
Ngay sau đó, vào đấu tháng 4, Indonesia đã bắt đầu đàm phán với Nga để mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 Su-35S của Nga để thay thế hết các chiến đấu cơ F-5 Tiger của Mỹ. Rất có thể Indonesia sẽ là nước đầu tiên trong khu vực sở hữu loại chiến đấu cơ tối tân Su-35S.
Ngoài ra, Indonesia cũng chưa từ bỏ kế hoạch mua sắm các tàu ngầm lớp Kilo để tăng cường lực lượng tàu ngầm. Loại tàu ngầm diezen-điện của Nga hiện cũng đang được Thái Lan quan tâm trong kế hoạch tái xây dựng binh chủng tàu ngầm của nước này.
Malaysia cũng là quốc gia sở hữu các chiến đấu cơ Nga. Trước đây, Nga đã cung cấp cho Malaysia 18 chiếc máy bay chiến đấu MiG-29A trong 2 năm 1994-1995, sau đó là 18 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MKM, có tính năng tương đương Su-30MKI của Ấn Độ vào năm 2009.
Máy bay MiG-29 của không quân Myanmar
Cuối năm 2013, Nga đã ký hợp đồng bán thêm 18 máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30MKM, có khả năng trang bị các tên lửa mới, bao gồm cả tên lửa siêu âm BrahMos cho Malaysia. Trị giá của mỗi máy bay loại này (bao gồm cả công tác bảo hành) là khoảng 50 triệu USD.
Ngoài ra, Nga còn bán cho Malaysia 12 chiếc máy bay trực thăng vận tải quân sự Mi-171Sh. Đồng thời, Moscow cũng đã xây dựng một Trung tâm huấn luyện bay rất bề thế vào năm 2011 và sau đó là một Trung tâm sửa chữa kỹ thuật vào năm 2012 tại Malaysia.
Ngoài ra, ở Đông Nam Á còn có Myanmar cũng sử dụng tới 32 máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga, bao gồm các phiên bản máy bay chiến đấu MiG-29B, MiG-29SE và máy bay huấn luyện chiến đấu hai chỗ ngồi MiG-29UB.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng là một khách hàng truyền thống của vũ khí Nga với các loại máy bay chiến đấu của 2 hãng Mykoian và Sukhoi; tàu ngầm diezen-điện lớp Kilo; tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9, tàu tên lửa lớp Molniya, Tarantul, tên lửa phòng không S-300, tên lửa bờ đối hạm Bastion P…
Hai quốc gia Lào và Campuchia cũng sở hữu một số lượng nhỏ các máy bay chiến đấu thế hệ cũ thuộc các phiên bản của MiG-21, Myanmar cũng sở hữu một biến thể của MiG-21 là F-7M (biến thể xuất khẩu của J-7 do Trung Quốc thiết kế dựa theo MiG-21) và một số loại trực thăng Nga.
Theo Thiên Nam
Đất Việt
Đức kêu gọi tuân thủ luật pháp ở Biển Đông
Phát biểu bên lề Đối thoại Shangri-La ngày 31/5, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen đã bày tỏ quan ngại về tranh chấp liên quan tới chủ quyền các đảo và bãi đá ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen. (Ảnh: AP)
Tờ DW của Đức dẫn lời bà Leyen phát biểu bên lề Diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore khẳng định: "Nước Đức có lợi ích ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong vấn đề đảm bảo tuân thủ luật pháp hàng hải và thực thi tự do thương mại".
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết một nửa số lượng hàng hóa trên thế giới vận tải bằng đường biển đi qua khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bởi vậy Biển Đông cực kỳ có ý nghĩa với Đức, một trong những quốc gia xuất khẩu nhiều nhất thế giới.
Cũng trong Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Leyen cũng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) có thể tham gia vào quá trình giải quyết xung đột trên Biển Đông và mang đến một giải pháp cho vấn đề này.
Bà Leyen cũng kêu gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hợp tác chặt chẽ hơn trong chính sách an ninh. Bà cho rằng một cấu trúc an ninh bền vững có thể giúp hạ nhiệt căng thẳng, giống như Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) của châu Âu.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Biển Đông, bà Leyen cho rằng Đức có thể đảm nhận vai trò làm trung gian giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Theo tờ DW, tại Đối thoại Shangri-La, nhiều nước đã bày tỏ quan ngại trước tình trạng xây đắp đảo trái phép trên Biển Đông của Trung Quốc. BỘ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã yêu cầu Bắc Kinh cần ngừng ngay các hoạt động đó lại.
Trong khi đó, khi phát biểu tại Đối thoại Shangri-La hôm qua 31/5, Đô đốc Tôn Kiến Quốc - Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc- nói rằng nước này sẽ không ngừng cải tạo đảo trên Biển Đông, ngụy biện rằng "đó là hành động thực thi chủ quyền chính đáng, đồng thời giúp các nước còn lại".
Thoa Phạm
Theo Dantri/ DW
Bloomberg: Mỹ chưa có đối sách ngăn Trung Quốc ở Biển Đông Tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi tuần rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã lên án hoạt động xây đảo phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, nhưng chính quyền Tổng thống Barack Obama thực chất vẫn chưa có chiến lược nào để ngăn chặn hoạt động này, Bloomberg dẫn lời các quan chức Mỹ tiết lộ....