Biển Đông có thể tránh khỏi chiến tranh bằng cách nào?
Bằng việc tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, thay vì đưa Trung Quốc phát triển theo con đường hòa thuận, chính sách của Bắc Kinh chỉ đang hướng thế giới tới bờ vực cuộc chiến.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như có cùng quan điểm với các nhà chiến thuật Athen cách đây hơn 2000 năm, những người đã cảnh báo người dân Melos rằng kẻ mạnh làm những gì họ muốn và kẻ yếu làm những điều họ bị bắt buộc. Trung Quốc trắng trợn khẳng định rằng hầu như toàn bộ Biển Đông thuộc về Trung Quốc, ngay cả các đảo và rạn san hô gần Philippines và 5 quốc gia ven biển khác, dù các nước này cách Trung Quốc đại lục hàng trăm dặm. Thay vì đưa Trung Quốc phát triển theo con đường hòa thuận, chính sách của Bắc Kinh chỉ đang hướng thế giới tới bờ vực cuộc chiến. Bất chấp tất cả, Bắc Kinh bác bỏ thẩm quyền của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) cũng như phán quyết của tòa rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử đối với vùng Biển Đông rộng lớn, ngăn chặn các tàu cá Philippines, phá hoại những rạn san hô dưới nước.
Những người hoài nghi về luật pháp quốc tế nói rằng, Trung Quốc cư xử không khác các cường quốc khác. Rất ít trường hợp nước lớn cúi đầu tuân thủ các phán quyết của tòa quốc tế. Khi Nicaragua đệ đơn kiện Mỹ vì khai thác vùng biển của họ, chính quyền tổng thống Reagan đã không chấp nhận thẩm quyền của tòa quốc tế và bác bỏ phán quyết chống lại Mỹ của tòa vào năm 1986.
The Diplomat cho rằng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như có cùng quan điểm với các nhà chiến thuật Athen. Ảnh: Reuters
Trong một trường hợp khác, chính quyền George W. Bush đã không ký vào quy chế thiết lập Tòa Hình sự quốc tế và bài trừ cơ quan này. Tương tự, với việc không có sự bào chữa hợp pháp, chính quyền Nixon đã ký với Moscow hiệp ước hạn chế phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Trong khi Hiến chương Liên Hợp Quốc cấm các hành vi gây hấn, việc Trung Quốc chiếm đóng, quân sự hóa các đảo và rạn san hô ở Biển Đông không trực tiếp vi phạm quy tắc này. Mặc dù vậy, các hành động của Trung Quốc đã vi phạm các nguyên tắc mà Ngoại trưởng Mỹ Henry Stimson đề ra vào năm 1932. Đối phó với cuộc xâm lược Mãn Châu của Nhật Bản, Stimson tuyên bố Mỹ sẽ không công nhận bất cứ sự thay đổi chính trị hay lãnh thổ nào bằng sử dụng vũ lực. Dù không phải là thành viên của Hội Quốc Liên, một đại diện của Mỹ đã tham gia cuộc điều tra nhà nước bù nhìn của Nhật Bản ở Mãn Châu (Manchukuo) do tổ chức này tiến hành. Tổ chức này nói rằng sẽ không công nhận nhà nước mới Manchukuo với lý do sự thành lập ra nó đã vi phạm toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc, và do đó, Hiệp ước 9 cường quốc đã được nhiều quốc gia thành viên hưởng ứng.
Một số nhà phân tích cảnh báo rằng, Mỹ và Trung Quốc đã chuẩn bị cho một cuộc đụng độ. Thật vậy, nhà phân tích Michael Pillsbury lập luận rằng, giới tinh hoa Trung Quốc đang tham gia vào một cuộc chạy đua trăm năm để thay thế vị trí lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và những khu vực khác dường như để xác nhận sự kỳ vọng rằng những cường quốc đang lên sẽ thách thức trật tự và quyền lực thống trị hiện có của họ.
Tranh chấp Biển Đông đang tạo ra nguy cơ an ninh trong khu vực. Ảnh: Internet
Video đang HOT
Dự báo “không thể tránh khỏi” này chính là sai lầm và nguy hiểm. Như những diễn biến lịch sử gần đây, những cuộc cạnh tranh kiểu này không nhất thiết phải dẫn đến chiến tranh. Cuối thế kỷ 19, Vương quốc Anh đã không chiến đấu chống lại Mỹ. Điện Kremlin thách thức phương Tây trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh nhưng kể cả khi Liên Xô tan rã cũng không có một tiếng súng nào. Có rất ít vấn đề trên thế giới mà không còn lựa chọn nào khác ngoài chiến tranh. Tuy nhiên, nỗ lực của Trung Quốc nhằm thôn tính Biển Đông chỉ có thể kích thích tham vọng của Bắc Kinh và khuyến khích những người Trung Quốc nghĩ rằng Mỹ đang trở thành một con hổ giấy.
Điều cần thiết là cần phải tái khẳng định rằng, Biển Đông là vùng biển trù phú, mang lại giá trị thương mại cao và cần được chia sẻ bởi tất cả các quốc gia ven biển. Việc phân chia, đàm phán này sẽ rất phức tạp, nhưng rõ ràng giải pháp này tốt hơn rất nhiều so với việc đụng độ vũ trang hoặc bất kỳ hình thức xung đột nào. Khẳng định tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế sẽ bảo vệ lợi ích thiết yếu của tất cả các bên.
Việc giải quyết các xung đột bằng giải pháp hòa bình sẽ càng thuận lợi hơn nữa nếu Thượng viện Mỹ cho phép Washington tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Trong khi đó, chính quyền Obama nên nói rõ với Bắc Kinh về vai trò của học thuyết Stimson và yêu cầu tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc xác nhận lập trường này.Yêu cầu Trung Quốc tháo dỡ các cơ sở quân sự ở Biển Đông, Mỹ cũng nên đưa ra các đề xuất để ngăn chặn việc thu thập thông tin tình báo trong vùng biển này.
Theo Tin Mới
Liên hợp quốc công nhận Falkland/Malvinas thuộc Argentina: Cuộc chiến mới
Liên quan đến cuộc chiến Falkland/Malvinas, Argantina đã chuẩn bị mọi phương án để đối phó với Anh nhằm giành lại chủ quyền
Công nhận Falkland/Mavinas thuộc Argentina
Ngày 29/3, Bộ Ngoại giao Argentina cho biết, nước này đã chính thức mở rộng ranh giới ngoài thềm lực địa bao trùm khu vực biển quanh quần đảo Falklands mà Anh cũng tuyên bố chủ quyền, sau khi một Ủy ban của Liên hợp quốc (LHQ) ra phán quyết hồi tháng 3 cho phép Argentina mở rộng 35% lãnh hải, bao gồm cả khu vùng biển quanh khu vực tranh chấp này.
Theo phán quyết này, vùng lãnh hải của Argentina đã được mở rộng thêm 1,7 triệu km2, bao trùm khu vực biển quanh quần đảo Falklands (theo cách gọi của Anh) hay còn có tên khác là Malvinas (theo cách gọi của Argentina). Cụ thể, Ủy ban này đã phê chuẩn Báo cáo đề nghị của Argentina về mở rộng vùng lãnh hải trong giới 200-300 hải lý tính từ bờ biển.
"Chúng tôi tái khẳng định quyền chủ quyền đối với các nguồn lợi từ thềm lục địa - khoáng chất, nguồn hydrocarbon và các loài sinh vật. Tôi thành thực tin rằng đây là một thành quả ngoại giao quan trọng của Argentina. Đây là cơ hội lịch sử với Argentina bởi chúng ta đã có được bước tiến lớn trong việc phân định giới hạn mở rộng vùng thềm lục địa", Ngoại trưởng Susana Malcorra tuyên bố.
Bộ Ngoại giao Argentina được LHQ công nhận chủ quyền tại đảo tranh chấp
Theo ông Carlos Foradori, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước này, ông xem đây không phải là tranh chấp, mà là cách thức tạo dựng chủ quyền quốc gia trong hòa bình, với sự nỗ lực của các cơ quan, trong nhiều năm, qua nhiều chính phủ, với mục tiêu chung.
"Thành quả này không phải là sự tình cờ, mà là nhờ bước lập, triển khai kế hoạch"- ông Carlos Foradori nhấn mạnh.
Trước động thái mới này của Argentina, ông Mike Hookem , Phát ngôn viên đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP) đã chỉ trích quyết định của CLCS.
"Chính phủ Anh phải sát cánh với những người dân Falklands, và nói với LHQ rằng không chấp nhận phán quyết về vùng đặc quyền kinh tế của Argentina. Quần đảo Falklands không thuộc vùng biển của Argentina và LHQ không nên thay đổi luật pháp quốc tế truyền thống chỉ vì lợi ích của một bên nào đó, nhất là khi nước đó đã có hành động làm hơn 1.000 thiệt mạng hồi năm 1982", tuyên bố của UKIP phản đối.
Argentina chuẩn bị mọi phương án đối phó Anh
Thực tế quần đảo Falkland/Malvinas là lãnh thổ tranh chấp lâu đời giữa quốc gia Argentina và Anh. Quốc gia Nam Mỹ chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Malvinas (theo tiếng Tây Ban Nha), bị Anh kiểm soát thực tế từ năm 1833, dưới cái tên Falkland.
Trong khi London luôn tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại khu vực này thì Buenos Aires luôn chuẩn bị mọi phương án để đối phó và đấu tranh giành chủ quyền.
Giữa tháng 3/2012, Argentina đã cảnh báo Anh sẽ có hành động pháp lý chống lại các công ty tham gia khai thác dầu tại khu vực quần đảo bởi đây là "hành động cướp bóc tài nguyên thiên nhiên của Argentina".
Thậm chí, Buenos Aires còn phát động một chiến dịch kêu gọi các nước Nam Mỹ không chấp nhận các tàu mang cờ Falkland/Malvinas cập cảng.
Argentina đã chuẩn bị mọi thứ để đối đầu Anh trong việc tranh chấp Falkland/Malvinas
Tiếp đến cuối năm 2013, tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Malvinas/Falklands lại leo thang sau khi chính phủ Argentina quyết định phạt nặng, tịch thu thiết bị và xét xử các quan chức điều hành những công ty dầu mỏ hoạt động ở ngoài khơi quần đảo này.
Phía Argentina cho rằng, những hành động khai thác dầu khí ở ngoài khơi quần đảo này là vi phạm các quyết định của Liên hợp quốc.
Mới đây, trong Hiến pháp sửa đổi, Buenos Aires coi quần đảo Malvinas là một phần của tỉnh Tiera del Fuego cùng với quần đảo Nam Georgia, Nam Sandwich. Argentina đã đưa ra 4 cơ sở pháp lý để khẳng định cho lập trường cứng rắn của mình.
Thứ nhất là: Chủ quyền được chuyển từ Tây Ban Nha sang Argentina sau khi giành độc lập với nguyên tắc "uti possidetis juris" (sở hữu cái hiện có). Trong khi, bản thân Tây Ban Nha chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền, ngay cả khi có sự thuộc địa hóa của người Anh.
Thứ hai là: Anh đã chính thức từ bỏ thuộc địa này năm 1776, trong Công ước Nootka Sound, trong khi Argentina thì không. Việc Anh quay trở lại năm 1833 là bất hợp pháp theo luật quốc tế, nên Argentina luôn phản đối hành động này từ 17/6/1833 đến nay.
Thứ 3 là: Nguyên tắc tự định đoạt mà Anh đưa ra không thích hợp, khi mà những người dân hiện tại không phải là dân bản xứ. Thực chất, Anh đã đưa công dân của mình tới thay thế người Argentina sau năm 1883.
Thứ 4 là: Quần đảo nằm trong thềm lục địa của Argentia tuân theo Hiệp ước Liên hiệp quốc về thềm lục địa năm 1958.
Theo_Báo Đất Việt
cảnh sát, Indonesia, hối lộ, nhặt rác, Seladi Việt Nam đã được thông báo về việc Tòa Trọng tài sẽ ra phán quyết cuối cùng vào ngày 12/7/2016. Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến vụ kiện và mong muốn Tòa Trọng tài sẽ đưa ra phán quyết công bằng, khách quan. Ngày 1/7/2016, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi...