Biển Đông: Cần tiếng nói ngoại giao chung, mạnh mẽ hơn
Các nước có lợi ích tại Biển Đông cần đưa ra những phản ứng ngoại giao chung và mạnh mẽ hơn với Trung Quốc, nếu không muốn mất khả năng hoạt động trong khu vực này.
Trung Quốc xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng tại đảo Phú Lâm. (Nguồn: Stratfor.com)
Peter Jennings, Giám đốc điều hành của Viện Chính sách Chiến lược Australia đã nhận định như trên trong bài viết đăng trên The Australian Financial Review ngày 21/2.
Động thái bất chấp
Việc Trung Quốc bất ngờ triển khai tên lửa tới đảo Phú Lâm ở Biển Đông đã hâm nóng bầu không khí trong khu vực và khiến cộng đồng quốc tế lo ngai.
Trước hết, động thái trên cho thấy ưu tiên của Bắc Kinh hiện tại là củng cố quyền kiểm soát tại khu vực bất chấp những phản ứng chính trị và ngoại giao của các nước khác. Rõ ràng, các cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Washington vào tháng 9/2015 với nội dung không quân sự hóa khu vực chỉ một chiến thuật trì hoãn chứ không phải là một lời hứa nghiêm túc.
Phương pháp tiếp cận của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông là dù vẫn quan tâm tới các vùng biển tranh chấp nhưng luôn hy vọng điều này không làm tổn hại tới quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh. Đây có lẽ là một sai lầm bởi Trung Quốc đang lợi dụng sự dè dặt của Mỹ để có cơ hội khẳng định quyền kiểm soát ở khu vực. Tuy nhiên, gần đây, Chính quyền cua Tổng thống Obama có xu hướng cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề này.
Video đang HOT
Lo ngai tiếp theo chính là tác động quân sự. Tên lửa đất đối không HQ-9 mà Trung Quốc mang tới đảo Phú Lâm là một một vũ khí tinh vi với phạm vi hoạt động 200km. Chúng ta đã từng chứng kiến Nga triển khai tên lửa Buk vào Ukraine và tên lửa này đã bắn rơi máy bay dân sự MH-17 của Malaysia. Những loại tên lửa này đều là loại công nghệ có thể làm thay đổi tính toán của các nước muốn khẳng định quyền bay qua khu vực.
Việc Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull và Thủ tướng New Zealand John Key ngày 19/2 kêu gọi các bên kiềm chế và làm dịu căng thẳng là hợp lý. Nhưng trên thực tế, vấn đề Biển Đông đã chuyên từ tranh chấp thành khủng hoảng, do vậy, cần phải có những biện pháp giải quyết mạnh mẽ hơn nữa.
Cần các biện pháp ngoại giao cứng rắn
Một số nhà bình luận Australia đưa ra phương án giải quyết đơn giản là cộng đồng quốc tế chấp nhận sự kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, đây là kịch bản hết sức nguy hiểm, đánh dấu sự đảo chiều trong chính sách tái cân bằng của Mỹ sang châu Á và khiên cho các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc co cảm giác bị cô lập khi phải đối mặt với sức mạnh quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc.
Cách tiếp cận tốt hơn để giải quyết tranh chấp Biển Đông có lẽ là Mỹ và các nước trong khu vực tăng cường phối hợp để đối phó với Trung Quốc. Các nước cũng cần đưa ra những phản ứng ngoại giao chung và mạnh mẽ hơn với Bắc Kinh. Không chỉ có Mỹ, một số nước khác trong khu vực cũng nên thực hiện bay tuần tra và các hoạt động tự do hàng hải tại Biển Đông.
Các nước cũng nên yêu cầu Trung Quốc rút các tên lửa khỏi đảo Phú Lâm và đề nghị tất cả các bên kiềm chế việc triển khai hệ thống tên lửa trên các vùng lãnh thổ đang tranh chấp trong khu vực. Nếu Bắc Kinh từ chối yêu cầu thì chính nước này đi ngược lại với những tuyên bố của họ về việc không quân sự hóa các đảo.
Bên cạnh đó, các nước nên cảnh báo và chống lại bât ky y đinh nao cua Trung Quôc nhăm tuyên bố Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) ơ một phần hoặc toàn bộ Biển Đông. Tuyên bố ADIZ có thể là bước tiếp theo của Bắc Kinh trong việc khẳng định quyền kiểm soát chủ quyền của mình ở khu vực.
Cuối cùng, các nước tuyên bố có lợi ích chiến lược trong việc tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, nổi bật nhất là Australia và Nhật Bản, cần phải chứng minh sự quan tâm thực sự của mình bằng cách tăng cường thực hiện các hoạt động thể hiện quyền tự do hàng hải trong khu vực này.
Như vậy, chúng ta đang đứng trước hai lựa chọn: có thể thực hiện quyền hợp pháp theo luật quốc tế, hoặc có thể mất khả năng hoạt động trong khu vực Biển Đông bằng cách mặc nhận sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Theo Hằng Phạm /Financial Review
Thế giới và Việt Nam
Đô đốc Mỹ: TQ quân sự hoá Biển Đông, muốn thống trị Đông Á
Phát biểu trước Uỷ ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định 'Trung Quốc rõ ràng đang quân sự hoá Biển Đông'.
Tại buổi điều trần, Đô đốc Harris khẳng định những hành động liên tiếp gần đây của Trung Quốc như đưa tên lửa đất đối không ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, xây các loạt radar và đường băng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, "đang làm thay đổi môi trường hoạt động ở Biển Đông".
Khi được hỏi về mục tiêu của những hành động của Trung Quốc, Đô đốc Harris khẳng định: "Tôi tin rằng Trung Quốc đang theo đuổi bá quyền ở Đông Á".
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, vị đô đốc Mỹ nói, ông ủng hộ những cuộc tuần tra hàng hải và hàng không của Mỹ diễn ra thường xuyên hơn trên Biển Đông.
Trả lời một câu hỏi khác, ông Harris nhận định các tên lửa chống hạm DF-21 và DF-26 của Trung Quốc sẽ gây ra mối đe doạ đối với các tàu sân bay của Mỹ. Tuy nhiên, "Mỹ có khả năng thực hiện những điều mà chúng ta cần phải làm, nếu hoàn cảnh bắt buộc".
Harris kêu gọi Hải quân Mỹ cần đầu tư phát triển thế hệ tên lửa mới để đối phó với Trung Quốc. "Khi tôi bắt đầu bay trên những chiếc P-3 hồi thập niên 1970, chúng ta đã có tên lửa Harpoon. Ngày nay chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng loại tên lửa này",Navy Times trích lời ông Harris.
Trước đó, trong buổi họp báo chung ngày 23/2 giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, ông Vương cho rằng "quân sự hoá" không phải là hành động từ một phía, đổ lỗi cho những cuộc tuần tra do Mỹ tiến hành. "Chúng tôi hy vọng sẽ không tiếp tục bắt gặp những vụ do thám quân sự rất gần, hay việc điều tàu, khu trục hạm hay máy bay ném bom đến Biển Đông", Ngoại trưởng Trung Quốc nói.
Ngoại trưởng Kerry đã phản hồi rằng, những hoạt động của Trung Quốc đã tạo nên "chu kỳ leo thang", nhấn mạnh Mỹ "chỉ muốn phá vỡ chu kỳ này". "Điều đáng tiếc là tên lửa, máy bay chiến đấu và các khẩu pháo đã xuất hiện ở Biển Đông, gây lo ngại lớn đối với việc lưu thông qua khu vực này, cũng như với những bên phụ thuộc vào Biển Đông để phát triển thương mại một cách hoà bình", ông Kerry nói.
Chỉ trong một tuần, Trung Quốc đã liên tiếp có những hành vi gây lo ngại nghiêm trọng ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngày 16/2, ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã triển khai các tên lửa đất đối không HQ-9 đến đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa. Đến ngày 22/2, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) cho biết Trung Quốc đã xây dựng các tháp radar trên 4 đảo nhân tạo ở Trường Sa. Ngày 23/2, một số nguồn tin quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc đã điều chiến đấu cơ J-11 và JH-7 đến đảo Phú Lâm.
Trong những tuyên bố phản đối hành vi phi pháp của Trung Quốc, Việt Nam luôn khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 19/2, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm phản đối đến phía Trung Quốc, trước việc nước này xây căn cứ trực thăng trên đảo Quang Hòa và đưa tên lửa tới đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cũng đã có công hàm gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đề nghị cho lưu hành chính thức công hàm Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Đại sứ quán Trung Quốc nói trên.
Minh Anh
Theo Zing News
Trung Quốc tố ngược Mỹ quân sự hóa Biển Đông Kinh cáo buộc Mỹ thực hiện những hành động quân sự hóa Biển Đông sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận việc họ đưa tên lửa tới đảo Phú Lâm. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh: Tân Hoa Xã Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 19/2, Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

EU công bố gói ưu đãi 500 triệu euro thu hút giới nghiên cứu toàn cầu

Sự phát triển bất ngờ của ngành dầu khí Nga giữa hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây

UAV Ukraine làm lộ lỗ hổng của hệ thống phòng không S-300V ở Crimea

Tại sao cocaine lại tràn ngập nước Đức?

Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh

Nhân viên tiệm bánh và cảnh sát - Những công việc mơ ước với trẻ em Nhật Bản

Mỹ không kích các mục tiêu của Houthi

Nga hủy cuộc duyệt binh kỉ niệm Ngày Chiến thắng tại thành phố lớn nhất ở Crimea

Nội các Israel thông qua kế hoạch quân sự mới tại Dải Gaza

Cảnh báo gia tăng tình trạng 'hạn hán tuyết'

Quân đội Campuchia vinh dự và tự hào tham gia diễu binh ở Việt Nam

Lào cảnh giác trước nguy cơ bùng phát bệnh than
Có thể bạn quan tâm

Những thói quen ăn canh gây hại cho sức khỏe
Sức khỏe
06:01:18 06/05/2025
Bộ phận nhăn nheo của cá ngừ đại bổ với phụ nữ, nấu đủ loại món ngon giúp bổ máu, giảm cân, chống lão hóa
Ẩm thực
06:01:16 06/05/2025
"Ác nữ quốc dân" khiến cả châu Á ghét cay: Đóng phim 18+ tranh cãi nảy lửa, U50 vẫn gây ngỡ ngàng vì vóc dáng "xịn đét"
Hậu trường phim
05:55:37 06/05/2025
Hình ảnh lạ của những chú ngựa trong dàn kỵ binh sau khi hoàn thành nhiệm vụ đại lễ 30/4
Netizen
05:50:15 06/05/2025
Nhân viên vệ sinh sốc nặng khi nhặt được số vàng trị giá hơn 350 triệu đồng trong túi rác
Lạ vui
05:36:24 06/05/2025
"Người miền núi chất" mới làm răng sứ, còn diện vest đen như "tổng tài" - màn lột xác ngoạn mục chưa từng thấy của Quán quân Rap Việt
Nhạc việt
23:23:56 05/05/2025
Nghệ sĩ sở hữu biệt phủ 100 tỷ ở Đồng Nai, resort 10.000 m2 ở Di Linh: "Bị soi quá thì tôi trốn"
Sao việt
23:20:44 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025
Sỹ Luân thay đổi ra sao sau vụ tai nạn kinh hoàng?
Tv show
22:24:57 05/05/2025