Biển Đông ‘ba không’ của Quốc phòng Việt Nam?
&’Ba không’ Quốc phòng VN gồm: Không tham gia liên minh, đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở VN và không dựa vào nước này để chống nước kia.
Tạp chí phố Wall (The Wall Stress Journal – WSJ) vừa có bài viết về vấn đề biển Đông với sự đánh giá của các chuyên gia quốc tế đến từ các tổ chức, viện nghiên cứu khác nhau.
Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam đã gây nên căng thẳng trong thời gian qua.
Hải quân VN luyện tập trên biển
“NATO châu Á không tồn tại”
Trong cuộc trả lời phỏng vấn WSJ liên quan đến vai trò của ASEAN trong vấn đề tranh chấp biển Đông, ông Ian Storey, chuyên gia vấn đề an ninh châu Á tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho rằng kể từ khi thành lập năm 1967, ASEAN đã không “mặn mà” với vai trò thiết lập một liên minh quân sự. Điều này xuất phát từ việc các thành viên của ASEAN rất đa dạng và các thành viên của trong Hiệp hội không nhận thức được một mối đe dọa chung nào đó.
“Viễn cảnh về một NATO châu Á là rất khó xảy ra. Tại sao lại có thể hình thành một liên minh quân sự để chống lại chính đối tác thương mại của chính mình chứ?!”, chuyên gia Ian Storey nói.
Ông Ian Storey còn khẳng định rằng ASEAN khó có thể tự giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông mà chỉ cách gửi ra Tòa án Quốc tế. Vai trò của ASEAN trong vấn đề “ nóng” này là thúc đẩy quá việc xây dựng lòng tin lẫn nhau nhằm giảm bớt căng thẳng giữa các bên.
Hải quân VN
Việt Nam không muốn dùng vũ lực
Video đang HOT
Trong khi đó, trao đổi với Giáo sư Carl Thayer – chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, Đại học New South Wales trước vấn đề căng thẳng trên biển Đông hiện nay, ông cho biết Việt Nam luôn hướng tới việc giải quyết bằng phương pháp hòa bình, tránh xung đột. Đặc biệt, ông cũng đã nhấn mạnh tới vai trò của chính phủ Việt Nam trong việc xoa dịu sự phẫn nộ trong lòng người dân về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trên biển Đông.
Trả lời câu hỏi của WSJ về việc liệu Việt Nam có liên minh với Mỹ để đối phó lại Trung Quốc hay không thì Giáo sư Carl Thayer nhận định “Việt Nam sẽ không liên minh Mỹ trong bất cứ trường hợp nào”. Khẳng định của Giáo sư Carl Thayer dựa trên Chính sách “ba không” của Quốc phòng Việt Nam gồm: Không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.
Cũng trên SWJ, ông Murray Hiebert, thành viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế tại Washington DC cho hay, đối với các nước trong khu vực Đông nam Á, Trung Quốc là nhà tài trợ, là đối tác thương mại quan trọng và Việt Nam cũng là một trong số đó.
“Trong lúc này, rõ ràng Việt Nam muốn các nhà lãnh đạo ASEAN có cá tuyên bố cứng rắn hơn nữa về giàn khoan HD-981 của Trung Quốc đặt trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm chủ quyền”, ông Murray Hiebert cho hay.
Theo Tấm Gương
Cận cảnh tàu Kiểm ngư Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm gây hư hỏng
Những vết đâm, vết nứt, gương vỡ...của hai tàu Kiểm ngư Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm trong quá trình làm nhiệm vụ đẩy đuổi giàn khoan 981 đã nói lên tất cả.
Sáng 22/5, tại cầu cảng Sông Thu (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), hai tàu của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam KN 766 và KN 767 bị tàu Trung Quốc đâm gây hư hỏng trong quá trình làm nhiệm vụ đẩy đuổi giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam, đang được nhanh chóng sửa chữa.
Trong đó tàu KN 766 bị hư hỏng nặng nhất. Nhiều "vết thương" trên tàu còn mới. Đây là những bằng chứng "tố" sự hung hăng của các tàu Trung Quốc trên biển Đông.
Các công nhân sửa chữa tàu làm việc trong điều kiện thời tiết nắng nóng nhưng họ vẫn vui vẻ bởi đây là nhiệm vụ thiêng liêng, ai cũng tự hào.
Một công nhân đang hàn lại thành tàu bị tàu Trung Quốc đâm gây hư hỏng cho biết: "Ngoài kia anh em làm nhiệm vụ còn vất vả, gian khổ hơn nhiều. Anh em chúng tôi ở đất liền khổ mấy cũng chịu được, mong sao nhanh chóng sửa chữa lại những con tàu để tiếp tục ra Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền".
Nhiều vết đâm của tàu Trung Quốc đâm vào khu vực buồng lái của tàu Kiểm ngư Việt Nam còn mới. Các công nhân đang nhanh chóng khắc phục...
Kính và thân tàu bị vỡ, móp. Điều này minh chứng rằng lực đâm rất mạnh.
Nhiều thiết bị bên trong buồng lái cũng bị hư hỏng, đang được sửa chữa lại.
Lan can và mạn tàu phía bên trái của tàu KN 766 bị tàu Trung Quốc đâm gây hư hỏng nặng.
Bồn nước trên tàu KN 766 cũng bị tàu Trung Quốc đâm móp méo, biến dạng.
Ba thanh đệm va của tàu Trung Quốc lúc đâm vào tàu Kiểm ngư Việt Nam văng sang tàu KN 767.
Một số đèn trên tàu KN 766 cũng bị hư hỏng.
Máy điều hòa lắp ở ngoài tàu, trên cao ở tàu KN 766 cũng bị tàu Trung Quốc đâm nát bét.
Được biết, sau khi được sửa chữa, khắc phục, hai tàu của lực lượng Kiểm ngư này sẽ lại tiếp tục nhanh chóng ra Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền.
Theo Giáo Dục
Ngư dân vùng biển Tây Nam đồng lòng hướng về Biển Đông Là những người trực tiếp vươn khơi bám biển, những ngư dân ở vùng biển Tây Nam luôn dõi theo tình hình ở Biển Đông và rất bức xúc trước hành động sai trái của Trung Quốc. Những ngư dân chất phác vẫn ngày ngày đương đầu với sóng gió và những hiểm họa khôn lường giữa đại dương mênh mông, không chỉ...