Biển Đông: Ấn Độ ủng hộ Việt Nam, sẵn sàng đương đầu thách thức từ Trung Quốc
Cả Ấn Độ và Việt Nam đều đề cao độc lập dân tộc và chống lại quyền bá chủ đã tạo thành động lực mạnh mẽ để 2 nước trở nên gần gũi hơn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Narendra Modi.
Tờ The Asian Age ngày 1/11 đăng bài bình luận của học giả Rajiv Bhatia, giám đốc Hội đồng Sự vụ quốc tế Ấn Độ (ICWA) nhận định, Ấn Độ đã nghiêng hẳn về phía Việt Nam và chuẩn bị sẵn sàng đương đầu với những thách thức của Trung Quốc trên Biển Đông.
4 chuyến thăm cấp cao giữa lãnh đạo Việt Nam và Ấn Độ đã diễn ra trong năm qua. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Ấn Độ, Ngoại trưởng và Tổng thống Ấn Độ thăm Việt Nam, gần đây nhất là chuyến công du New Delhi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thủ tướng Narendra Modi cũng dự kiến sẽ sang thăm Việt Nam năm tới trong khi Việt Nam trở thành điều phối viên cho quan hệ hợp tác Ấn Độ – ASEAN.
Điều này rõ ràng cho thấy quan hệ hợp tác chiến lược Việt Nam – Ấn Độ là một câu chuyện lớn hơn hẳn bình luận của một số hãng truyền thông về vai trò Trung Quốc thúc đẩy Việt – Ấn xích lại gần nhau. Trung Quốc có liên quan, nhưng không phải yếu tố quan trọng duy nhất đằng sau sự tăng trưởng đáng kể của quan hệ Việt – Ấn.
Tuyên bố chung giữa 2 nước trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh cam kết hai chính phủ phát triển quan hệ đối tác chiến lược, nghĩa là bao gồm tất cả các lĩnh vực quan trọng của các hoạt động song phương trong việc theo đuổi lợi ích quốc gia của mỗi nước.
Trong bối cảnh rộng lớn hơn, cả Việt Nam và Ấn Độ đã có một bề dày quan hệ hợp tác, kết nối phong phú và trao đổi trong các lĩnh vực thương mại, văn hóa,ảnh hưởng tôn giáo và ý tưởng tồn tại. Chính những điều này cung cấp một nền tảng vững chắc cho quan hệ hữu nghị Việt – Ấn. Sự đồng cảm hậu thuộc địa và đoàn kết giữa 2 nước là rất mạnh mẽ.
Cả Ấn Độ và Việt Nam đều đề cao độc lập dân tộc và chống lại quyền bá chủ đã tạo thành động lực mạnh mẽ để 2 nước trở nên gần gũi hơn. Trong số các hoạt động hợp tác chiến lược Việt – Ấn hiện nay, có 5 trụ cột đáng chú ý.
Thứ nhất là hợp tác chính trị Việt – Ấn, nó phản ánh sự chia sẻ thế giới quan, đặc biệt là ở Đông Á và được củng cố mạnh mẽ thông qua các chuyến thăm gần đây. Chính sách hướng Đông của Ấn Độ bổ sung khuynh hướng tự nhiên của Việt Nam nhìn về phía Tây, phương Đông cũng như các nơi khác để đảm bảo mục tiêu quốc gia về an ninh và phát triển.
Video đang HOT
Hành động khiêu khích của Trung Quốc chỉ là một nhân tố trong nhiều yếu tố thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt – Ấn phát triển. Ảnh: Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam the dõi, kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan 981 khỏi vùng biển Việt Nam hồi tháng 5 vừa qua. Nguồn: Tuoitrenews.
Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với ASEAN vẫn là ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ. Trong khi Việt Nam là một trong những thành viên tích cực và quan trọng trong ASEAN xét từ quan điểm chính trị. Cựu Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae cho rằng những thay đổi trong kịch bản địa chính trị và kinh tế toàn cầu đã tác động tích cực vào quan hệ đối tác Việt – Ấn.
Trụ cột thứ hai là hợp tác kinh tế, bao gồm các lĩnh vực khác nhau mà nói theo một quan chức cấp cao Ấn Độ, thì hợp tác kinh tế là xương sống của tất cả các hợp tác. Thương mại song phương đang phát triển nhanh chóng, đã vượt qua mục tiêu trước đó là 7 tỉ USD.
Mục tiêu mới của tổng kim ngạch thương mại song phương đã được nâng lên 20 tỉ USD trong 5 năm dường như là một thực tế. Đầu tư của các doanh nghiệp Ấn Độ vào Việt Nam đang tăng lên. Cả hai đang tham gia đàm phán hiệp định thương mại TPP, Việt Nam có sức hấp dẫn đặc biệt với các doanh nghiệp Ấn Độ.
Hợp tác năng lượng là trụ cột thứ 3. Sáng kiến của tập đoàn dầu khí Ấn Độ OVL với Việt Nam đã thu hút sự chú ý rộng rãi. Mối quan hệ hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực năng lượng Việt Nam và Ấn Độ bắt đầu từ năm 1988, OVL đã tham gia một số dự án thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam và gần đây OVL quyết định tham gia 2 lô dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông, bất chấp những phản ứng (vô lý – PV) của Trung Quốc.
Quốc phòng và an ninh là trụ cột thứ 4 đã được phát triển với tốc độ “lành mạnh” như một quan chức Ấn Độ mô tả. Trong khi đó trụ cột này có nhiều khía cạnh như đối thoại chiến lược, trao đổi các đoàn cấp cao, đào tạo cán bộ quốc phòng, thăm viếng hải quân.
Ấn Độ đã quyết định cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng 100 triệu USD để mua sắm tầu tuần tra biển. Điều này đánh dấu một bước phát triển mới của hợp tác quốc phòng Việt – Ấn. Việt Nam cũng đang yêu cầu Ấn Độ bán tên lửa hành trình BrahMos.
Cuối cùng, một sự kết hợp của các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực khác bao gồm phát triển văn hóa, du lịch và các mối liên kết xã hội dân sự đại diện cho một trụ cột thứ 5. Trụ cột này khá ổn định mặc dù quy mô còn khiêm tốn.
Học giả Rajib Bratia kết luận rằng, quan hệ Việt – Ấn đã và đang nở hoa do nhiều yếu tố. Ở một mức độ nào đó, sự hung hăng khiêu khích của Trung Quốc có thể làm tăng quá trình này. Hợp tác song phương là vì lợi ích chung, hợp tác quốc phòng Việt – Ấn là phòng thủ một cách tự nhiên.
Hợp tác năng lượng Việt – Ấn ở Biển Đông được dẫn đường bởi những tính toán lâu dài về thương mại và an ninh năng lượng chứ không hẳn liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Các xu hướng tích cực trong quan hệ song phương xuất phát mong muốn của cả Ấn Độ và Việt Nam về một môi trường Đông Á hòa bình và ổn định.
Theo Giáo Dục
Ấn Độ cung cấp tàu tuần tra và vũ khí cho Việt Nam
Trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (từ 27 - 29.10), hai bên sẽ ký kết nhiều hiệp định về kinh tế, thương mại và quốc phòng. Báo Ấn Độ cho biết hai bên sẽ bàn việc Ấn Độ cung cấp tàu tuần tra, cùng một số loại vũ khí cho Việt Nam.
Mô hình tàu tuần tra biển (dài 75 m) được hãng đóng tàu Goa Shipyard giới thiệu nhằm tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu tại triển lãm Defexpo 2014 (tháng 2.2014) ở New Delhi, Ấn Độ. Dự kiến Ấn Độ sẽ cung cấp 4 tàu loại này cho Việt Nam trong khuôn khổ khoản tín dụng ưu đãi 100 triệu USD - Ảnh: Navyrecognition
Báo The Hindu ngày 27.10 cho hay hai nước Việt Nam và Ấn Độ sẻ ký kết ít nhất 3 hiệp định liên quan đến việc hợp tác thăm dò khai thác dầu khí cả ở Việt Nam và Ấn Độ, hiệp định về dệt may, văn hoá.
Hai bên cũng sẽ bàn việc sử dụng khoản tín dụng ưu đãi 100 triệu USD của Ấn Độ để Việt Nam đặt đóng các tàu tuần tra trên biển. Dự kiến tập đoàn đóng tàu hàng đầu Ấn Độ là Goa Shipyard sẽ là nơi nhận được đơn hàng đóng ít nhất 4 tàu tuần tra biển này.
Trước đó, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đã có chuyến thăm Việt Nam vào tháng 9.2014. Tháng 11.2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân rời Việt Nam sang thăm chính thức Ấn Độ (từ 27 - 29.10.2014) theo lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - Ảnh: chinhphu.vn
Theo lịch trình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Bodh Gaya ngày 27.10, và bay đến thủ đô New Delhi chiều cùng ngày. Ngày 28.10 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Pranab Mukherjee...
Báo chí Ấn Độ cho biết tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một phái đoàn doanh nhân hùng hậu với các lĩnh vực dệt may, dầu khí, máy móc, công nghệ thông tin.
Dự kiến ngày 5.11 tới, hãng hàng không Jet Airways (Ấn Độ) sẽ bắt đầu các chuyến bay thẳng nối Delhi và Mumbai với TP.HCM. Hãng hàng không Vietnam Airlines cũng sẽ bắt đầu các chuyến bay liên danh với Jet Airways đầu năm 2015.
Ấn Độ dự kiến cung cấp tên lửa hành trình siêu âm diệt hạm BrahMos cho Việt Nam, sau khi đã nhận được sự đồng ý từ phía Nga. Tên lửa hành trình siêu âm diệt hạm BrahMos (Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất) có thể mang đầu đạn nặng 300 kg, tốc độ bay 3.500 km/giờ; có thể phóng đi từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và trên đất liền - Ảnh: Reuters
Trong chuyến thăm này, phía Ấn Độ sẽ bàn bạc đến khả năng cung cấp một số vũ khí và khí tài cho Việt Nam, nước bạn và là đối tác quan trọng của Ấn Độ trong chính sách hướng Đông.
Theo trang tin Livemint (Ấn Độ) dẫn lời ông P.K. Chakravorty, cố vấn tập đoàn liên doanh BrahMos Aerospace (Nga - Ấn Độ) cho biết, việc Ấn Độ muốn bán tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm BrahMos cho Việt Nam đã được phía Nga đồng ý.
Ấn Độ còn muốn chào hàng với Việt Nam một số khí tài quan trọng như máy bay thám thính Dornier, máy bay trinh sát không người lái (UAV), xe tăng T-72 nâng cấp, pháo tự hành, tàu tuần tra biển... Ấn Độ đã từng nâng cấp các máy bay Mig của Việt Nam, nhận huấn luyện đào tạo phi công lái tiêm kích Su-30, thuỷ thủ tàu ngầm của Việt Nam.
Máy bay trinh thám không người lái nhỏ gọn Nishant do Cơ quan nghiên cứu quốc phòng DRDO của Ấn Độ chế tạo - Ảnh: DRDO
Pháo tự hành do Ấn Độ chế tạo từ pháo mặt đất 130mm (Nga) gắn trên khung xe tăng Arjun Mk-I của Ấn Độ, tại triển lãm Defexpo 2014 ở New Delhi, Ấn Độ - Ảnh: Armyrecognition
Theo Thanh Niên
Xe tăng T-72 nâng cấp cùng giáp chống nổ của Ấn Độ - Ảnh: wikipedia
(Theo Thanh Niên)
Học giả Ấn Độ: Chính phủ nên bắt tay Việt Nam để đối phó Trung Quốc Ân Đô nên chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quôc bằng cách thắt chặt quan hệ chiến lược với Viêt Nam, Nhât Ban, Philippines và Indonesia, một chuyên gia Ân Đô nhận định. Tàu chiến Ân Đô tập trận ở Vịnh Bengal - Anh: Reuters The Hindu, một trong những tờ báo lâu đời nhất Ân Đô, hôm 11.9 dẫn lời...