Biến đổi khí hậu và những nỗi lo tiềm ẩn
Biến đổi khí hậu đang ngày càng báo động. Trái đất liên tục phải chứng kiến nhiều hình thái thời tiết cực đoan bắt nguồn từ biến đổi khí hậu, gần đây nhất là việc rừng Amazon bị cháy.
Nếu không có những hành động ngay từ bây giờ, Trái Đất sẽ sớm bị tàn lụi và diệt vong.
Theo Tuổi Trẻ, ở những ngôi làng nhỏ dọc bờ biển phía đông Bangladesh – một trong các nước bị biến đổi khí hậu ảnh hưởng nặng nề nhất, các nhà nghiên cứu mới đây đã lưu ý tỉ lệ sẩy thai đặc biệt cao. Nghiên cứu xa hơn, giới khoa học đi tới kết luận thủ phạm là… biến đổi khí hậu.
Trong khi các ca sẩy thai không phải là điều gì quá khác thường, những nhà khoa học đã theo dõi một cộng đồng ở làng Failla Para trong nhiều năm và nhận thấy sự thay đổi rõ rệt về địa hình địa mạo ở đây.
Nước biển ngày càng dâng cao
Tới những năm 1990, các vùng đất trũng trong làng vẫn có thể trồng lúa, dù là năng suất thấp. Ngày nay thì điều đó không khả thi nữa. Nước biển dâng đã khiến nước mặn hơn nhiều và khiến người dân buộc phải chuyển dần sang nuôi tôm hoặc làm muối.
“Biến đổi khí hậu đang gây ra sự thay đổi rõ rệt – tiến sĩ Manzoor Hanifi, chuyên gia của Trung tâm quốc tế về nghiên cứu bệnh tả ở Bangladesh (ICDDRB), nói với BBC – Ảnh hưởng lên đất đai là rõ ràng, nhưng tác động lên con người là điều chúng ta không nhìn thấy”.
Gần 79.000 vụ cháy rừng đã được ghi nhận ở Brazil trong năm nay, cao nhất kể từ năm 2013, và một nửa trong đó xảy ra tại rừng mưa Amazon, nơi được coi là “lá phổi xanh” của hành tinh. Theo Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil, riêng hai ngày 23 và 24/8 đã có hơn 1.600 đám cháy mới tiếp tục bùng phát tại Amazon.
Lá phổi xanh Amazon bị thiêu cháy
Video đang HOT
Rừng Amazon, vốn được xem là ‘lá phổi của nhân loại’, bị cháy dữ dội trong mùa hè năm nay là ‘do sự tàn phá của con người’ trong nỗ lực lấy đất phát triển nông nghiệp được Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, thúc đẩy với chính sách mở cửa rừng Amazon để phát triển kinh tế, một nhà nghiên cứu môi trường ở Mỹ nói với VOA.
Rừng Amazon đang trải qua vụ cháy dữ dội nhất trong nhiều năm qua khiến cộng đồng quốc tế quan ngại vì nơi đây có hệ sinh thái đa dạng nhất Trái đất và sản xuất ra một lượng lớn khí oxy cho bầu khí quyển.
Băng tan tại Bắc Cực
Năm 2019 có thể là một năm cực xấu của Bắc Cực khi khi nhiệt độ tại đảo Greenland (Đạn Mạch) đã tăng lên mức kỷ lục, đẩy nhanh tốc độ tan băng khiến giới khoa học dự báo khối lượng băng tan năm nay có thể vượt mức kỷ lục ghi nhận năm 2012.
Theo Hà Nội Mới, tính toán của các nhà khoa học, lượng băng tan chảy ở Greenland mỗi năm khiến nước biển dâng cao khoảng 0,7mm, song với tốc độ tan chảy như hiện nay, con số này có thể còn tăng.
Băng tan khiến cho mực nước biển tăng nhanh
Kể từ năm 1972 đến nay, lượng băng tan chảy của Greenland đã góp phần làm mực nước biển dâng cao tổng cộng 13,7mm. Theo nhà nghiên cứu khí hậu Xavier Fettweis thuộc Đại học Liege, từ đầu tháng 6 đến nay, 37 tỷ tấn băng ở Greenland tan chảy.
Hiện tốc độ băng tan chảy tại Greenland nhanh gấp 6 lần so với những năm 80 của thế kỷ trước. Đây là những thông tin đáng báo động về tình trạng ấm lên của Trái đất.
Cần sự vào cuộc của cả thế giới
Nếu không có sự chung tay góp sức của toàn thế giới, thì tình trạng biến đổi khí hậu sẽ ngày một xấu đi.
Các nhà lãnh đạo có chức trách cần phải có những biện pháp cụ thể để chống biến đổi khí hậu. Theo các nhà khoa học, một trong những cách thức để ngăn chặn biến đổi khí hậu là nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh tế toàn cầu theo hướng cắt giảm lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Chi phí cho việc khắc phục biến đổi môi trường còn lớn hơn rất nhiều so với chi phí chuyển dịch kinh tế. Rõ ràng, thay vì đối phó với biến đổi khí hậu, ta có thể lựa chọn phương án tối ưu là thay đổi để tình trạng ô nhiễm môi trường không diễn ra. Tuy nhiên, điều này là một thách thức, phần lớn do chính sách của nhiều nước vẫn chưa sẵn sàng cho sự dịch chuyển cần thiết.
Đối với mỗi cá nhân, cần hạn chế sử dụng các đồ, vật liệu không thể tái sử dụng. Bảo vệ môi trường từ trong chính mỗi gia đình chính là cách hiệu quả nhất.
Theo anninhthudo
Vén màn bí ẩn về loài "quái vật" khổng lồ đáng sợ nhất rừng Amazon
Sở hữu cân nặng cực "khủng" tới 250 kg và chiều dài bằng một chiếc xe buýt, trăn anaconda xanh, động vật bản xứ ở Nam Mỹ, nằm trong số những loài rắn lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, trước đám cháy rừng Amazon, liệu loài "quái vật" khổng lồ đáng sợ nhất rừng rậm Amazon này có khả năng sống sót thần kỳ ngay cả khi không thể thoát ra khỏi một cánh rừng đang cháy hay không hiện vẫn còn đang là một ẩn số.
Trăn Anaconda có lối sống lưỡng cư, chúng hiếm khi leo lên cây vì khối lượng cơ thể lớn. Loài trăn này sống chủ yếu trong môi trường nước và sinh sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới. Anaconda có thể bơi với vận tốc đạt 20 km/h và có thể ở dưới nước trong tối đa 20 phút.
Giống như các loài rắn khác, chúng thường xuyên lột xác. Anaconda cái đẻ con, chúng có thể đẻ từ 10 đến 50 con non mỗi lứa (kỉ lục là 100 con non). Anaconda sơ sinh dài khoảng 75 cm và nặng khoảng 250 gram. Anaconda có thể sống tự lập ngay lập tức và rời mẹ chỉ vài giờ sau khi được sinh ra.
Trăn Anaconda di chuyển khá chậm nên chúng thường dựa vào khả năng "tàng hình" và các đòn tấn công bất ngờ để bắt được con mồi. Không có quá nhiều kẻ thù, một con Anaconda có thể dễ dàng vượt qua cột mốc 10 - 12 năm tuổi thọ trong tự nhiên. Trong môi trường nuôi nhốt, con số ấy sẽ lên tới 30 năm. Tuy vậy, chúng khá yếu ớt và thường trở thành con mồi dễ dàng cho nhiều kẻ săn mồi. Chỉ có một vài phần trăm sống sót đến tuổi trưởng thành, do đó chúng đẻ rất nhiều để bù trừ.
Loài trăn Anaconda là một chi rắn khổng lồ sống trong lưu vực sông Amazon thích sống dưới nước, hoặc ẩn náu trong các đầm lầy, sông và rừng rậm của khu vực Nam Mỹ. Con trăn Anaconda trưởng thành có thể dài tới 9m và nặng 550kg. Kích thước ngoại cỡ của chúng có lẽ chỉ thua kém một chút so với giống trăn hoa châu Á.
Về tập quán sinh sống, Anaconda sống dưới nước nhưng không ăn thủy sản như cá.
Con mồi ưa thích của chúng là cá sấu Nam Mỹ, các loài rắn khác, dê và thậm chí cả báo Nam Mỹ. Trong ảnh là cuộc chiến giữa trăn Anaconda và cá sấu để "tranh chức" thủ lĩnh đầm lầy. Và đương nhiên, phần thắng thuộc về loài "quái vật" khổng lồ đáng sợ nhất rừng Amazon này.
Rừng Amazon, nơi loài "quái vật" trăn Anaconda sinh sống là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới vào thời điểm hiện tại. Đồng thời, nơi đây cũng là hệ sinh thái lớn bậc nhất, với hệ thống sinh vật phong phú và đa dạng, cùng các bộ tộc thiểu số "độc nhất vô nhị".
Xét trên nhiều góc độ, Amazon là một biểu tượng đặc trưng của cái gọi là "vẻ đẹp thiên nhiên". Nhưng cũng chính ở Amazon này, "không có thứ gì thích nghi được với hỏa hoạn", đồng nghĩa với việc phục hồi sự đa dạng sinh học sẽ vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả khi. Thảm họa đám cháy rừng Amazon không chỉ tác động mạnh vào đời sống của con người mà có thể hủy diệt sự đa dạng sinh học, vì đây là ngôi nhà của 10% loài động vật trên toàn thế giới.
Phó giáo sư Mazeika Sullivan từ ĐH bang Ohio (Mỹ) - người từng đến rừng Amazon để nghiên cứu thực địa - e rằng hậu họa sau cháy rừng Amazon sẽ là "cái chết hàng loạt của động vật hoang dã chỉ trong thời gian ngắn".
Nhìn chung giữa một trận cháy, động vật không có nhiều sự lựa chọn. Chúng có thể chạy trốn bằng cách chui vào hang hoặc nhảy xuống nước. Điều đó khiến chúng mất đi mái nhà của mình, nhưng còn hơn là chết cháy. Dù vậy, trong lúc chạy trốn, nhiều con vật vẫn sẽ bỏ mạng vì bị bén lửa, sốc nhiệt do sức nóng đột ngột hoặc ngạt khói.
Còn với những loài động vật sống dưới nước như trăn Anaconda chắc cũng không thoát khỏi bị liên lụy. Lửa ở đám cháy rừng Amazon có khả năng "bức tử" những loài vật ở dưới nước hay dưới đầm lầy như trăn Anaconda vì chúng cũng cần lên bờ trong nhiều hoạt động sống.
Đến lúc này, câu hỏi về loài "quái vật" khổng lồ đáng sợ nhất rừng rậm Amazon này có khả năng sống sót thần kỳ ngay cả khi không thể thoát ra khỏi một cánh rừng đang cháy hay không vẫn còn đang là một ẩn số.
Theo Danviet
Brazil sẵn sàng tiếp nhận trợ giúp nước ngoài cứu rừng Amazon Brazil để ngỏ việc tiếp nhận tài chính từ các tổ chức và quốc gia, nhưng số tiền này khi được chuyển đến Brazil, sẽ do người dân Brazil kiểm soát. Khói lửa bốc lên ngùn ngụt từ đám cháy rừng Amazon tại Nova Santa Helena, bang Mato Grosso, Brazil. (Ảnh: AFP/TTXVN) Chính phủ Brazil ngày 27/8 khẳng định nước này sẽ chấp...